Bạn đã biết cách vệ sinh khăn lau bếp đúng cách?
Khăn lau bếp tưởng chừng như không quan trọng nhưng lại ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho con người nếu không biết vệ sinh đúng cách.
Dù có là bà nội trợ đảm đang thế nào thì đôi khi cũng mắc phải một số sai lầm khi vệ sinh nhà bếp. Ví dụ như thi thoảng bạn có thể quên cọ rửa bên trong lò vi sóng hay làm sạch lò nướng. Tuy nhiên, có một thứ mà khá nhiều bà nội trợ không biết vệ sinh đúng cách, đó là những chiếc khăn lau bếp. Những chiếc khăn lau ẩm mốc là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tích tụ và có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người.
(Ảnh minh họa)
1. Để khăn lau bếp khô thoáng
Lời khuyên đầu tiên trong việc vệ sinh khăn lau bếp là hãy giữ chúng khô thoáng. Sau khi lau rượu bị đổ, lau nước trên bồn rửa bát… thì bạn hãy lập tức phơi khô. Giữ khăn khô là cách quan trọng để giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của nấm mốc, vi khuẩn.
Hãy làm những móc treo khăn hoặc phơi trên dây cho khô trước khi cho chúng vào trong máy giặt để làm sạch.
2. Giặt riêng khăn lau bếp với đồ giặt khác
Rất nhiều khi, bạn tái sử dụng những chiếc khăn lau bếp đến cả tuần dù cho chúng chưa được giặt giũ hay phơi phóng. Vì vậy, giặt khăn bếp của bạn tách biệt với những đồ giặt thông thường sẽ đảm bảo không có vi khuẩn hay các mảnh thức ăn còn thừa bám vào chiếc áo bạn yêu thích nhất.
Nhiều bà nội trợ sẽ cảm thấy tiếc tiền điện, nước khi phải giặt khăn lau bếp riêng nhưng việc này là rất cần thiết để tránh lây lan vi khuẩn vào quần áo hay đồ vải dùng hàng ngày.
Trong trường hợp bạn chỉ dùng khăn lau qua bề mặt bát đĩa, chưa bị bẩn cũng như chưa bị ẩm ướt, bạn cũng có thể giặt nó chung với quần áo thông thường để tiết kiệm thời gian và nước.
3. Giặt khăn lau bếp bằng chế độ nhiệt
Video đang HOT
Khi giặt khăn lau chung với những đồ giặt thông thường khác, bạn nên để chế độ giặt nhiệt bằng nước nóng hoặc giặt kỹ để có thể khử vi khuẩn triệt để trên khăn. Lưu ý là khi giặt bằng những chế độ này, hãy phân loại quần áo cẩn thận để không làm hỏng chúng.
4. Tránh giặt khăn lau bếp bằng nước xả vải
Nước xả vải sẽ khiến quần áo của bạn thơm tho và mềm mại hơn. Tuy nhiên nên tránh dùng nước xả vải khi giặt khăn lau bếp bởi chúng có thể để lại mảng bám hoặc cặn xà phòng trên bề mặt thô ráp của khăn, khiến chúng mất vệ sinh.
5. Sử dụng thuốc tẩy khi giặt khăn lau bếp
Không phải tất cả các loại khăn lau bát đĩa đều an toàn khi giặt bằng thuốc tẩy. Nhiều khăn chỉ cần sử dụng nước nóng là đã sạch. Song, nếu có điều kiện, bạn nên chọn mua một vài loại thuốc tẩy phù hợp để giặt bằng máy giặt và có khả năng loại bỏ vi khuẩn, vi trùng triệt để./.
Nằm lòng 10 mẹo nhỏ này thì căn bếp nhà bạn lúc nào cũng sáng đẹp như trên tạp chí
Có những cách làm sạch căn bếp cực kì hiệu quả khiến nó lúc nào cũng sạch sẽ, sáng bóng.
Chẳng ai có thể yêu thương được gian bếp đầy dầu mỡ, xoong chảo bám bẩn, lò vi sóng thì bốc mùi cả. Nếu bạn đang là một trong số nhiều người đau đầu không biết nên vệ sinh gian bếp thế nào mới chuẩn thì hãy thử xem qua 10 mẹo vặt dưới đây:
1. Bồn rửa
Bột baking soda là nguyên liệu không thể thiếu của những chị em mê làm bánh, nhưng nó còn có một công dụng tuyệt vời khác đó là giúp tẩy rửa hiệu quả vết ố bám trên bồn rửa bát. Đầu tiên bạn làm ướt bồn rửa, sau đó rắc một ít baking soda lên trên, để một lúc rồi rửa sạch. Cách làm này sẽ giúp bồn rửa bát không những sạch bong mà còn sáng bóng đến bất ngờ.
Với khay chặn rác giữa bồn, bạn dùng bàn chải đánh răng cũ có thấm ít bột baking soda đánh thật kỹ xung quanh rồi rửa sạch với nước. Nếu ống nước thải có mùi khó chịu, bạn đổ cốc baking soda xuống kèm 1 ít giấm trắng, cuối cùng đổ thêm nước ấm, ống thoát nước sẽ sạch và không còn mùi hôi.
2. Mảng bám dầu mỡ dính trên thành bếp
Để tống khứ mảng bám và dầu mỡ dính trên thành bếp, bạn hãy thử trộn 1/2 cốc giấm, 1/2 ly rượu Vodka, 1 ly nước đầy cùng 2 giọt tinh dầu lá khuynh diệp. Đừng quên khuấy đều hỗn hợp rồi đổ ra bình xịt để tiện sử dụng nhé.
3. Tủ lạnh
Lấy một chiếc bát tô, đổ một ít tinh dầu vani vào trong bát và ngâm cùng khăn giấy. Sau đó, sử dụng khăn giấy để lau sạch mọi ngóc ngách bên trong tủ lạnh. Bất kỳ mùi thực phẩm khó chịu nào cũng sẽ biến mất và tủ lạnh của bạn sẽ thơm mát trở lại.
4. Gạch ốp bếp
- Rắc baking soda lên gạch.
- Sử dụng một bình xịt chứa đầy giấm (hoặc 1/4 chén thuốc tẩy) và xịt nó lên baking soda.
- Để nguyên trong vài phút rồi dùng cọ chà đi sau đó lau lại.
5. Mặt bếp
Trong quá trình nấu, thức ăn, dầu mỡ bắn ra làm bẩn mặt bếp, nếu không lau kịp thời nó sẽ rất khó làm sạch lúc sau này. Bạn có thể lau sạch bằng nước xà phòng hoặc nước soda sau khi nấu.
6. Ấm siêu tốc
- Hòa 30ml nước chanh vào 500ml nước và đổ vào ấm siêu tốc.
- Ngâm hỗn hợp trong vòng 1 giờ và đun sôi.
- Đổ hỗn hợp ra, rửa sạch ấm và cho nước sạch vào ấm đun thêm một lần nữa để khử được mùi chanh trong ấm.
7. Đồ inox
Pha một chút giấm hay nước chanh hoặc muối vào nước, dùng khăn sạch thấm vào hỗn hợp và bắt đầu vệ sinh đồ inox. Chú ý, với những chỗ cháy hay vết bẩn bạn nên lau chùi theo vòng tròn, nồi sẽ sáng bóng như mới.
8. Ly, chén, đĩa
Bạn có thể loại bỏ các vết bẩn cứng đầu khỏi ly, cốc với hỗn hợp giấm và dung dịch muối baking soda. Với mẹo nhỏ trên sẽ làm sạch những chiếc ly và làm nó sáng bóng hơn nữa đấy.
9. Khử mùi ly tach
Bạn hãy lấy bàn chải cũ, bôi một ít kem đánh răng lên rồi cọ xát vào lòng ly để rửa. Trong chốc lát, mùi hôi của ly sẽ biến mất và cách làm này cũng an toàn hơn rất nhiều so với việc dùng hóa chất tẩy rửa cốc.
10. Loại bỏ vết bẩn trong máy rửa bát
Thật đơn giản! Trước tiên, lấy tất cả đồ vật trong máy ra, sau đó chạy một chu kỳ rửa bình thường với sự hỗ trợ của 200ml giấm ăn. Mọi vết bẩn dù có ẩn nấp ở vị trí sâu nhất cũng sẽ biến mất hoàn toàn.
Máy tiệt trùng bằng tia UV có giúp giải phóng sức lao động, tiết kiệm thời gian cho mẹ bỉm sữa? Thay thế bằng việc luộc tráng bình sữa, ngâm bình sữa vào nước sôi các chị em bỉm sữa thời hiện đại đang tin dùng đến máy tiệt trùng để cắt giảm thời gian chết. Vậy cùng tìm hiểu xem nó có đúng như vậy hay không? 1. Tìm hiểu thị trường máy tiệt trùng sữa Đối với nhiều bà mẹ bỉm sữa,...