Bạn đã ăn bánh mì Nha Trang chưa?
Ổ bánh mì vốn đã đi vào đời sống thị dân khắp mọi miền đất nước, và dẫu mỗi nơi hình thức có khác nhưng nó là loại thực phẩm được ưa chuộng nhanh gọn để ăn sáng, trưa, chiều.
Nó có mặt ở mọi góc phố và lên cả bàn tiệc của các nhà hàng sang trọng. Mỗi người trong chúng ta chắc đã ăn bánh mì ở nhiều nơi trong cuộc dịch chuyển của mình, để khen bánh mì Sài Gòn thơm bơ, bánh mì Phượng Hội An ngon miệng.
Những hàng bánh mì ở Nha Trang cũng tạo nên một nét ẩm thực riêng. Thường thì lẫn lộn giữa các xe bánh mì, đã có một số thương hiệu bánh mì được người Nha Trang ưa chuộng, riết rồi muốn ăn phải mua bánh mì ở chỗ đó. Hơn 60 năm nay, bánh mì Nha Trang vẫn thế. Vẫn là ổ bánh mì bé bé, xốp vàng rụm, có thể bẻ ăn không, chấm sữa hoặc ăn với chuối. Bánh mì còn là lương thực cấp thiết để cứu trợ thiên tai, nhất là khi dịch Covid-19 đang hoành hành, có nhiều tin nhắn trên mạng của các bạn trong vùng bị phong tỏa: “Trời ơi, sao thèm một ổ bánh mì đến vậy”.
Video đang HOT
Vào những năm 60, bánh mì đã bắt đầu được bán nhiều nhưng không phải bằng xe. Người bán bày trên một chiếc bàn, bánh mì xếp lên. Khách mua có 2 dạng: Bánh mì chan nước và bánh mì thịt. Bánh mì nước là mua ổ bánh mì không, người bán xẻ giữa ổ bánh mì ra, cho thêm nước sốt (hiện vẫn đang dùng) hoặc rưới xì dầu và rải vào trong đó ít đường. Bánh mì thịt chủ yếu là dưa leo thái mỏng và thịt ba chỉ luộc nhuộm màu đỏ thái dài bỏ vào. Bánh mì lúc đó chủ yếu chỉ để ăn sáng hoặc bán bánh mì không cho các đám tiệc.
Ổ bánh mì Nha Trang sau bao nhiêu năm đến nay vẫn không thay đổi hình dạng, có khác chăng là có thêm ổ bánh mì mini (nhỏ bằng nửa ổ thông thường). Nếu bạn đi nhiều vùng miền sẽ thấy bánh mì Nha Trang khác bánh mì Sài Gòn, Hà Nội, Đà Lạt hoặc các tỉnh miền Nam, nhưng lại giống với bánh mì ở Quảng Nam, Đà Nẵng. Còn cách làm bánh mì thì các tiệm danh tiếng vẫn chọn bánh mì nướng bằng lò than, dẫu bây giờ bánh mì nướng bằng lò điện đã bắt đầu nhân rộng và thêm bánh mì đặc ruột. Giá bán một ổ bánh mì thịt từ 15 – 20 ngàn đồng, hợp với túi tiền, có nơi cho thêm cây tăm, trái ớt và khăn giấy.
Một số thương hiệu bánh mì Nha Trang đã tạo nên danh tiếng nhất định, khiến người ăn không ngại xa xôi, đợi mua cho bằng được. Đó là bánh mì Ba Lẹ, Lucky, Ngàn Hương, Nguyên Hương, A Hòa, Anh… Bánh mì chay có một nơi khá đông khách nằm trên đường Trần Bình Trọng, giáp đường Huỳnh Thúc Kháng.
Ổ bánh mì chế biến đơn giản vậy đó, nhưng để khách tìm tới mua thì người bán phải có tay nghề như một đầu bếp giỏi để khách còn trở lại. Khi đặt chân đến Nha Trang, bạn đã ăn bánh mì theo cách chế biến ở đây chưa? Nếu chưa thì hãy thử một lần, để có thể nhấm nháp và cảm nhận chút dư vị rất riêng của bánh mì phố biển.
Đến Nha Trang, ăn tô bún cá
Nói đến ẩm thực Nha Trang, người ta nghĩ ngay đến bún cá. Đây là món ăn mà hầu hết du khách trong nước hay nước ngoài đặt chân đến xứ biển này đều thưởng thức qua để biết nó ngon, đậm đà, nổi tiếng là như thế nào.
Ảnh: Internet
Nói đến ẩm thực Nha Trang, người ta nghĩ ngay đến bún cá. Đây là món ăn mà hầu hết du khách trong nước hay nước ngoài đặt chân đến xứ biển này đều thưởng thức qua để biết nó ngon, đậm đà, nổi tiếng là như thế nào.
Bún cá Nha Trang cầu kỳ trong khâu sơ chế, chế biến nên đòi hỏi người nấu phải chịu khó, khéo tay và trên hết là phải biết kiên nhẫn bởi để làm món ăn này mất khá nhiều thời gian.
Bún cá tất nhiên nguyên liệu chính phải là cá. Tuy nhiên, không phải bất kỳ loại cá biển nào cũng làm được. Cá thu, cá mối, cá rựa là ba loại cá chủ đạo để làm nên món bún cá hương vị đậm đà, ngây ngất. Ngoài ra, cá chuồn, cá thửng, cá bò cũng có thể làm được nhưng về vị thì không ngon bằng. Cá thu được người nội trợ chọn lựa nhiều nhất vì cá này có nạc mịn, trắng, hồng, ngọt và dai.
Ra chợ cá mua một hoặc hai con cá thu còn tươi đem về làm bỏ đầu, lột da, gỡ xương và sụn để sang một bên. Thịt cắt khúc, cho vào máy xay thịt xay hoặc có thể cho vào cối quết sao cho nhuyễn, mịn. Khi cá đã mịn thì để ra thau, để hành lá xắt nhuyễn, tiêu sọ xay, cùng nước mắm, muối, đường vào cá và trộn đều. Cứ mỗi ký cá là nửa muỗng muối, nửa muỗng nước mắm và một muỗng đường. Nếu muốn cá có độ béo nhiều hơn thì cho thêm một muỗng dầu ăn. Cần lưu ý là không nên cho hành lá vào xay một lượt với thịt cá vì khi xay nhuyễn, hành dễ tác động đến thịt làm chảy.
Chả cá thu có hai cách làm. Thứ nhất có thể hấp cách thủy. Đặt cá vào đĩa sứ, thoa một lớp dầu mỏng ở đáy đĩa và mặt thịt cá. Nếu muốn béo thơm hơn thì dùng lòng đỏ trứng gà thoa lên bề mặt thịt. Hấp chừng 20 phút thì chả chín. Thứ hai, có thể chiên chả bằng dầu ăn. Cắt chả từng miếng vuông đặt vào chảo dầu đang sôi. Sau khi chiên xong nên cho giấy thấm dầu hút chả để bớt ngán. Dùng dao cắt chả thành từng miếng nhỏ cho đẹp mắt.
Giờ đến công đoạn nấu nước lèo. Đem đầu, xương, tủy cá thu nấu với nước lọc cho đến khi nhừ. Lược xác bỏ. Nêm nếm cho vừa ăn. Nước lèo cá thu đặc biệt ở chỗ màu vàng tự nhiên, không cần bất cứ phẩm màu gì. Giờ có thể để bún vào tô cùng với chả và hành lá xắt nhuyễn. Múc nước lèo nghi ngút khói vào tô bún và dùng nóng ngay. Các gia vị ăn kèm có chanh, tiêu xay, ớt xay cùng với rau sống. Thịt cá thu không tanh nên hương vị vô cùng đậm đà. Dùng một muỗng bún, cắn một miếng chả cá thu dai, giòn, ngọt khiến người ăn không muốn dừng lại dù bụng đã no căng./.
Món súp ngô kiểu Nhật đơn giản ngay tại nhà Món súp ngô kiểu Nhật với hương vị thơm ngon khi kết hợp ngô cùng sữa tươi, bơ, hành tây và ăn kèm với bánh mì nóng giòn giúp món ăn không hề bị ngán. Món súp ngô kiểu Nhật Nguyên liệu làm món súp ngô kiểu Nhật ngon hấp dẫn: Bơ 2 muỗng canh. Bắp mỹ 2 trái. Sữa tươi 1 lít....