Ban công ít nắng vẫn thơm hương hoa hồng trong ngôi nhà phố của mẹ hai con ở Quận 11, TP HCM
Vì yêu cây, yêu hoa nên khoảng mặt tiền dài đến 6m nhà chị Diệu Hiền (35 tuổi) được phủ kín hương sắc của thiên nhiên.
Ngôi nhà của chị Diệu Hiền ở quận 11, TP HCM luôn khiến những ai có dịp đi ngang qua phải ngước nhìn thật lâu. Chị là người yêu hoa, dù bận rộn với công việc, chăm hai con và gia đình nhưng khoảng diện tích ban công của mỗi tầng vẫn được chị chăm chút cẩn thận, phủ kín bởi hương sắc của các loại hoa, trong đó nhiều nhất là hoa hồng.
Chị Hiền chia sẻ rằng: “Chắc hẳn ai ngắm hoa hồng cũng bị mê hoặc ngay lập tức bởi vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm của loài hoa này. Mình cũng vậy, luôn có tình yêu đặc biệt với hồng. Lúc nào cũng bị mê hoặc bởi những ban công hoa hồng quyến rũ khi đọc các bài báo. Vì lý do ấy, mình quyết định tìm hiểu, đặt những giống hồng ưa thích”.
Ngôi nhà có mặt tiền dài đủ để chị Hiền trồng khá nhiều hồng trên các ban công.
Vì ban công ít nắng nên chị lựa chọn các giống hồng phù hợp.
Không gian luôn ngát hương hoa.
Một góc rực rỡ với hoa hồng.
Vì chưa có kinh nghiệm trồng hồng nên khi mua các cây về, chị Hiền gặp khá nhiều khó khăn. Cây mua ở nhà vườn chị Hiền chăm theo cách mà mình biết. Cây thường đẹp một thời gian đầu do còn phân thuốc của nhà vườn. Tuy nhiên, sau thời gian trồng và chăm, chế độ chăm không phù hợp thường khiến cây còi không ra hoa và chậm phát triển. Trước khó khăn ấy, chị Hiền dành thời gian, kiên trì vừa học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và áp dụng cho việc chăm hoa của mình.
Vì là nhà phố, một phần diện tích chị Hiền để trồng cây hoa leo, 4 ban công rộng 4×1,2m được chị đặt khoảng 50 gốc hồng. Ban công nhà chị Hiền ở hướng Đông, nắng buổi sáng chỉ có 3 giờ nên hơi thiếu nắng cho hồng. Chính vì thế, chị Hiền không cố trồng nhiều hồng mà thường ưu tiên chọn lựa cây to khỏe, đặt khoảng cách đủ thoáng để cây phát triển tốt nhất.
Mặt tiền với các ban công hoa của chị Diệu Hiền.
Bà mẹ hai con Diệu Hiền, chủ nhân xinh đẹp của những ban công hoa hồng.
Chị Hiền cho biết: “Vì ban công nhà mình thiếu nắng nên mình ưu tiên chọn những giống hồng có thể thích nghi được như Red Eden, Soeur Emmanuelle, Carey, Mac Spice, Tranquility, Eckart Witzigmann, Purple Ice Cream, Ramukan… Còn lại sẽ có một số điều cơ bản mà mình học hỏi được.
Video đang HOT
Về đất trồng:Mình học được công thức trộn giá thể như sau: lót 5 phân đất nung dưới đáy chậu (viên size to hơn viên bi), sau đó giá thể trộn chung với nhau theo tỉ lệ 40 – 40 – 20 (đất thịt hoặc đất đỏ 30 – 40% – 30 – 40% phân trùn quế hiệu SFARM – 20% đất nung và 10% vỏ thông, trấu hun… Nếu không có nhiều thời gian thì mình có thể mua giá thể trộn sẵn của các nhà vườn uy tín.
Về chế độ dinh dưỡng cho hồng mình ưu tiên sử dụng phân hữu cơ. Trong tuần mình sẽ dành ngày cuối tuần để bón phân cho hồng. Mình chọn phân mầm, phân dê, phân cá, phân gà, phân đậu tương ủ, bánh dầu, neem cake để bón xen kẽ nhau cách 7 – 10 ngày. Và tùy vào mỗi giai đoạn mình sẽ bón 1 loại phân phù hợp để cây phát triển tốt nhất. Tưới nước: Với thời tiết như Sài Gòn, hồng cần tưới ít nhất 2 lần 1 ngày. Thông thường tầm 6 – 8h sáng tưới 1 lần và 4 – 5h chiều tưới một lần và phun xịt mạnh lên lá để rửa trôi bớt những côn trùng nấm bệnh trên cây”.
Chị Hiền lưu ý, trong khi tưới, chị luôn chịu khó quan sát. Sáng tưới, nếu trưa có thời gian, chị lại quan sát giá thể trồng có khô quá không, cào xuống vài cm nếu thấy còn ẩm, hoa không bị rũ, ngọn không bị héo là đủ nước. Nếu không phải tưới đẫm vào gốc, nếu chậu nhiều lỗ thoát nước thì không lo úng. Chiều tránh tưới lên lá, tránh tưới đêm vì cây dễ bệnh.
Trong quá trình trồng hồng, chị Hiền cho biết hoa hồng thường gặp một số bệnh phổ biến như bọ trĩ, nhện đỏ, nấm lá, rệp, phấn trắng… Để phòng bệnh cho cây, ngoài việc phun xịt lá kỹ vào buổi sáng thì hàng tuần chị phun phòng các bệnh. Chị ưu tiên dùng các loại không độc hại và thân thiện với môi trường. Ví dụ như ngừa trĩ bằng dầu neem, nhện đỏ tinh dầu cam, nấm lá dùng nano bạc…
Ngoài ra, chăm hồng cũng cần chú ý đến việc cắt tỉa cành. Chị Hiền quan sát cây mỗi ngày, vặt hết lá vàng lá đốm đen để tránh lây lan. Để có hoa đẹp một đợt hoa thì bỏ một đợt hoa tiếp theo, ngắt hết nụ hoa để cây dưỡng sức phát triển, đợt sau hoa sẽ đẹp hơn.
Hàng ngày, cuộc sống của chị Diệu Hiền tuy bận rộn nhưng mỗi sáng mai thức dậy, mở cửa ban công, được ngắm nhìn hoa hồng nở, chị cảm thấy có động lực hơn trong việc chăm hoa, làm đẹp tổ ấm.
Lam Thanh (Ảnh NVCC)
Theo thoidai
Góc vườn 20m thơm ngát hoa hồng đủ loại của nữ giám đốc Việt ở Nhật Bản
Khoảng vườn có diện tích khiêm tốn, chỉ 20m nhưng đủ để chị Cao Thu thỏa niềm mơ ước, chăm sóc và nâng niu từng đóa hồng do chính tay mình vun trồng.
Vốn là người yêu thích hoa, đặc biệt là hoa hồng, khi có cơ hội định cư tại Nhật, chị Thu đã dành ra khoảng 20m2 để làm vườn. Khu vườn có diện tích khiêm tốn ấy là nơi để chị nuôi dưỡng, ấp ủ tình yêu với hoa. Mỗi ngày, chị đều dành thời gian cho việc chăm chút khu vườn nhỏ của gia đình mình.
Đối với chị, trồng hoa là cách để chị cảm nhận được cái đẹp tự nhiên, tinh khiết giữa cuộc đời. Trồng hoa cũng là cách để chị thư giãn, tìm được nhiều cảm hứng cho cuộc sống và công việc.
Vườn hồng rực rỡ.
Không gian sân vườn chỉ 20m2.
Chị Thu vô cùng yêu thích hoa hồng.
Sang Nhật từ năm 2010 theo chương trình học bổng Mext, đến thời điểm hiện tại, chị đã trở thành giám đốc công ty ICC Japan, chuyên về giới thiệu nhân sự Việt sang làm việc tại Nhật.
Chị Thu cho biết, vào năm 2017, khi chị có dịp ghé thăm công viên hoa hồng, chị tình cờ ngắm nhìn mãi không biết chán một loại hoa hồng. Chị không biết tên hoa nhưng vẻ đẹp tự nhiên, hương thơm dịu dàng, form hoa cũng vô cùng cuốn hút khiến chị mê mẩn. Cũng từ lúc ấy, chị ấp ủ hy vọng sẽ có dịp được trồng, được chăm những cây hồng để hoa nở rực rỡ, tươi tắn và tràn đầy sức sống như thế.
Và mơ ước của chị đã trở thành hiện thực khi cuối năm 2017, chị mua nhà riêng. Chị sưu tầm các giống hồng mà mình yêu thích, kể cả hồng cắt cành trên thị trường Nhật không bán nhưng chị vẫn cố gắng tìm để mua và trồng.
Những đóa hồng thu hoạch được trong vườn.
Thành quả của chị khiến ai ngắm nhìn cũng mơ ước.
Nhờ tình yêu với hoa, hiện tại, khu vườn nhỏ của chị đã có khoảng 70 gốc hồng. Trước đó, chị trồng khoảng 100 gốc hồng trong vườn nhưng trong quá trình trồng, một số loại cây không phù hợp nên chị đã thanh lý hoặc tặng cho bạn bè.
Trong khu vườn với đủ loại hồng, từ hồng tree đứng, hồng leo đến hồng Anh... chị Thu ấn tượng nhất là cây Kinda Blue. Dù mới trồng được 2 năm nhưng cây đã cao ngang đầu người và chuẩn bị nở hàng trăm bông.
Chị Thu chia sẻ bí quyết chăm sóc vườn hồng: "Thông thường, để hoa nở đẹp vào dịp hè, tháng 1 mình cắt cành, tháng 2 bón phân, tháng 4 khi cây lên mầm thì mình phun thuốc chống bệnh phấn trắng. Tháng nào mình cũng bón thêm một chút phân. Với những cây lớn nhanh, mình thường bổ sung thêm phân bón. Đất trồng hoa mình thường trộn đất đỏ dạng hạt, phân bò, phân gà, phân xương nghiền, hạt thoát nước, xơ dừa".
Nhờ tình yêu, niềm đam mê và sự tỉ mẩn của mình, chị Thu cảm thấy rất vui khi vườn hồng nhỏ xinh của gia đình mình ngày càng rực rỡ, khoe đủ sắc màu, hương thơm. Mỗi ngày, chị Thu đều dành thời gian ngắm hoa, ngắm cây và tưới nước để vườn hồng ngày càng tươi tốt, rực rỡ giúp cuộc sống của chị nhân lên thật nhiều niềm vui.
Nguồn ảnh: NVCC
Theo afamily
Cách trồng hoa hồng leo Pháp đơn giản tô điểm cho căn nhà thêm rực rỡ Hoa hồng leo Pháp là một giống cây rất phù hợp để trồng trong sân vườn, khuôn viên cây xanh. Để hoa luôn to, màu sắc đẹp đòi hỏi người trồng phải biết cách trồng, kỹ thuật chăm sóc và cắt tỉa tốt. Hoa hồng leo Pháp hay còn gọi là cây hồng dây, đây là loại cây thường được dùng để trang...