Bạn có thực sự cần phải uống 8 ly nước mỗi ngày?
Từ lâu, chúng ta vẫn được khuyên nên uống 8 ly hoặc 2 lít nước mỗi ngày, nhưng liệu có bất kỳ cơ sở khoa học nào cho điều đó?
Đầu năm nay, các nhà khoa học thể thao ở Úc đã làm một thử nghiệm mà trước đây chưa bao giờ được thực hiện. Họ muốn tìm hiểu hiệu suất hoạt động của con người sau khi bị mất nước. Các nhà nghiên cứu tập hợp một nhóm vận động viên xe đạp và yêu cầu nhóm này tập luyện cho đến khi mất 3% tổng trọng lượng cơ thể do toát mồ hôi. Sau đó, các vận động viên xe đạp được chia làm 3 nhóm nhỏ hơn để theo dõi hiệu suất thể dục với 3 mức bù nước khác nhau: không có gì, lượng hydrate hóa đủ để lấy lại 2% lượng nước mất đi và hydrate hóa bù lại đầy đủ lượng nước mất đi.
Liệu có cơ sở khoa học nào chứng minh cần uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.
Kết quả không cho thấy điều gì khác biệt giữa 3 nhóm, nhưng sự khác biệt giữa nghiên cứu này và hầu hết các nghiên cứu khác đã từng được thực hiện trên việc hydrat hóa là những vận động viên xe đạp không biết họ đã nạp vào bao nhiêu nước. Chất lỏng được tiêm vào trong tĩnh mạch và họ hoàn toàn không biết đến dung tích được truyền vào trong cơ thể.
Như vậy, không có sự khác biệt hiệu suất giữa những người được hydrat hóa đầy đủ và những người còn lại. Từ nghiên cứu này, các vận động viên đã được khuyến cáo không nên uống quá nhiều nước so với lượng nước cơ thể cần thiết để tránh hậu quả có khả năng gây tử vong do lượng natri bị pha loãng hoặc gây ra hiện tượng hạ natri trong máu.
Chúng ta có thể chịu đựng sự mất nước t ương đối tốt, trong khi đó, việc nạp quá nhiều nước vào cơ thể thậm chí còn nguy hiểm hơn nhiều. Nói một cách đơn giản, việc cơ thể chứa quá nhiều nước cũng có hại không kém khi cơ thể bị thiếu nước.
Trong một bài báo được viết bởi nhóm bác sĩ có uy tín từ các bệnh viện Mỹ và Pháp, uống nước sẽ giúp cải thiện làn da của bạn, giúp bạn suy nghĩ thông thoáng, làm giảm nguy cơ sỏi thận, hành động xả nước có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (đặc biệt là ở phụ nữ sau khi quan hệ tình dục). Nhưng quan trọng hơn cả, họ đã trích dẫn kết luận từ một nghiên cứu cho thấy nghịch lý rằng việc bạn đưa một lượng nước quá lớn vào cơ thể (đặc biệt là khi uống nước lã hay nước máy chứa nhiều clo) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Đưa ra quan điểm về vấn đề này, BS.ThS Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, con người có thể bổ sung nước từ đồ uống hoặc đồ ăn như rau tươi, trái cây, trà, cà phê, …. Lượng nước vào cơ thể quá nhiều có thể làm tăng tổng lượng máu toàn cơ thể, gây gánh nặng cho tim và mạch máu, dẫn tới tình trạng ngộ độc nước vì thận không kịp bài tiết. Nước xâm nhập tế bào sẽ làm mất thăng bằng muối khoáng, dẫn đến rối loạn điện giải, các chức năng tế bào bị đình trệ, đưa đến hôn mê, thậm chí có thể chết người.
Video đang HOT
Rau tươi, trái cây, trà, cà phê cũng được tính vào lượng nước uống hàng ngày.
Theo bác sĩ Hải, tốt nhất sáng ngủ dậy bạn nên uống 1- 2 ly nước đun sôi để nguội, vừa tỉnh ngủ lại tốt cho cơ thể. Uống nước vào sáng sớm còn có tác dụng làm sạch đường tiêu hoá. Nên uống nước 10 phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn chứ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn. Vì uống trong khi ăn sẽ hòa loãng và đưa dịch vị dạ dày xuống ruột nhanh chóng, khiến cho việc tiêu hóa khó khăn. Hơn nữa, vừa uống, vừa ăn có thể khiến bạn nuốt thức ăn khi chưa nhai kỹ, điều này không có lợi cho dạ dày.
Cơ thể chúng ta có thể tự bài tiết rất tốt. Nếu bạn uống nhiều nước, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều, và ngược lại. Do đó, chúng ta không cần quá lo lắng về con số chính xác lượng nước cần uống mỗi ngày.
Theo VNE
Thời điểm thích hợp để uống các loại đồ uống
Ăn gì, uống gì và khi nào? Chuyện tưởng như đơn giản, nhưng thực tế, chúng ta thường thu nạp đồ uống chứa nhiều calo hơn nhu cầu cơ thể, uống theo sở thích.
Uống nước như thế nào để phát huy hiệu quả của thức uống đối với sức khoẻ là điều chúng ta nên chú ý.
Khi nào nên uống nước lọc?
Nhức mỏi, đau đầu, hay đơn giản bạn đang bực bội. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡng (The Journal of Nutrition) cho thấy, những người ít uống nước dễ cáu gắt, thiếu sự tập trung và hay đau đầu. Thông thường, trung bình phụ nữ cần 2,5 lít nước và đàn ông cần 3,5 lít nước mỗi ngày.
Giảm cân. Trong hội nghị của Hội Hoá học Mỹ, các nhà nghiên cứu chỉ ra: trong hơn 12 tuần, những người ăn kiêng uống nước trước bữa ăn hai lần mỗi ngày giảm được hơn 2kg so với những người ăn kiêng không uống nước. Do đó, nếu bạn muốn giảm cân, hãy uống hai ly nước trước mỗi bữa ăn.
Tập thể dục dưới 90 phút. Việc luyện tập thể dục sẽ làm cơ thể bạn tiết nhiều mồ hôi, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn dùng đến đồ uống tăng lực. Khi bị mất nhiều nước, cơ thể cần nước lọc để bôi trơn các khớp xương và nước còn có vai trò là "tấm đệm" cho các cơ bắp và các bộ phận trong cơ thể đồng thời là tác nhân cho nhiều quá trình chuyển hoá cần thiết khác cho cơ thể.
Khi nào nên uống trà?
Giảm lượng caffeine vào trong cơ thể. Trà đen là một trong những thức uống hữu hiệu đối với những người muốn giảm lượng caffeine vào trong cơ thể. Như vậy, thay vì uống một tách cà phê bạn có thể uống trà và vẫn tỉnh táo cho một ngày mới.
Bị các bệnh liên quan đến bao tử. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, trà được cho là hỗ trợ tiêu hoá bằng cách giúp bao tử tiết ra những loại axit có lợi. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trà Ô Long hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hoá nhờ vào tính năng giải độc. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm một ít gừng để làm dịu các cơn đau bao tử.
Ảnh minh họa
Khi nào nên uống nước ép trái cây?
Bị táo bón. Những loại nước ép trái cây đậm màu có hàm lượng vitamin C và khoáng chất rất cao, và là loại thức uống nhiều chất xơ. Bạn nên uống nước ép trái cây mỗi sáng để có thể cân bằng lượng chất dinh dưỡng của bữa ăn sáng. Nước ép trái cây có khả năng đẩy nhanh tiến trình chuyển hoá chất dinh dưỡng.
Bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Nước ép nam việt quất chứa nhiều hợp chất có thể ngăn ngừa vi khuẩn trong bàng quang, giúp hạn chế nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đây là kết quả nghiên cứu được công bố trong tạp chí khoa học thực phẩm và công nghệ sinh học.
Ăn nhiều thức ăn chứa chất mỡ. Uống một ly nước cam sẽ giúp trung hòa bữa ăn giàu mỡ màng của bạn. Nước cam có vai trò là chất chống ôxy hoá, chống viêm và ngăn chặn nguy cơ vỡ mạch máu.
Khi nào nên uống cà phê?
Lo lắng về bệnh tiểu đường. Trong cà phê có chứa crom và magiê, hai khoáng chất kích thích cơ thể sử dụng chất insulin-một loại hormone kiểm soát lượng đường trong máu, giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường típ 2.
Buồn. Cà phê chứa caffeine, có lợi cho sức khoẻ phụ nữ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ uống cà phê mỗi ngày sẽ tránh được nguy cơ ung thư tử cungvà hạn chế bị trầm cảm.
Ảnh minh họa
Khi nào nên uống sữa?
Giảm cân. Sữa rất tốt cho xương, đồng thời có thể đốt cháy lượng mỡ trong cơ thể. Các nhà khoa học khuyên bạn nên uống sữa mỗi ngày để giữ dáng và sức khoẻ.
Khi nào nên uống bia?
Tăng sức dẻo dai. Bia đen có chứa hàm lượng sắt cao và sắt là khoáng chất cần thiết cho việc chuyển hoá ôxy từ phổi đến các bộ phận còn lại của cơ thể. Nếu càng có nhiều ô xy, các cơ bắp chuyển hoá nhiều ôxy trong máu. Tuy nhiên, bia chỉ phát huy tác dụng khi được nạp vào cơ thể một lượng vừa phải.
Khi nào nên uống nước chanh?
Khi bạn cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Chanh chứa hàm lượng vitamin C cao, do đó nước chanh là loại thức uống lý tưởng đối với việc tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Theo VNE
9 loại thực phẩm giúp bạn ngủ ngon mỗi ngày Mất ngủ được xem là căn bệnh mang đến nhiều phiền toái, nó ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của bạn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ tuy nhiên để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị một cách triệt để là vấn đề không dễ. Đối với những người trẻ tuổi thì mất ngủ có thể do...