Bạn có thể ‘ly dị’ với gia đình của mình không?
Chúng ta thường nghe đến hai từ “ly dị” khi nói đến mối quan hệ vợ chồng. Nhưng giữa cha mẹ và con cái hay anh chị em ruột thịt – mối quan hệ mà ta thường nghĩ là không thể và không bao giờ nên cắt đứt – liệu có một phương án “ly dị” tương tự hay không?
Bạn có phải là một người có “mối quan hệ độc hại” với gia đình mình không?
Dường như cuộc sống càng hiện đại và đầy đủ về vật chất, con người ta càng cảm nhận rõ ràng hơn sự cô đơn.
Nhưng điều đáng buồn là, không chỉ giữa những mối quan hệ xã hội bên ngoài, mà rất nhiều người cảm thấy xa cách và không thể hòa hợp ngay với chính gia đình của mình, thậm chí cảm thấy như mình bị cô lập và “cho ra rìa”.
Trong một khảo sát nhỏ được thực hiện bởi Fitness với 70 sinh viên đại học Úc, 80% cho biết có ít nhất một thành viên trong gia đình bị cô lập (anh chị em, cô chú, anh em họ…).
Một bảng khảo sát khác được thực hiện bởi các thạc sĩ đến từ các trường đại học Úc (Jennifer Harman, Zeynep Biringen, Sadie Leder) vào năm 2016, có 13,4% các bậc phụ huynh cảm thấy bị cô lập bởi chính con cái họ.
Những con số này có thể không nói lên tất cả, nhưng cho thấy phần nào thực tế rằng dù có muốn thừa nhận hay không, sự cô lập và xa cách vẫn đang hiện diện trong nhiều gia đình hiện đại.
Trong một nghiên cứu gần đây, Kristina Scharp – một giáo sư Khoa học Giao tiếp đến từ trường ĐH Utah State đã chỉ ra 3 hình thức của việc một thành viên nào đó tự đẩy mình tách khỏi người thân trong gia đình.
Mặc dù “ly dị” ở đây chỉ là một lối nói thậm xưng, nhưng đây đều là những lối rẽ đau lòng mà cha mẹ và con cái đã chọn để khiến mình ngày càng xa cách nhau hơn.
Và 3 hình thức ấy, đáng buồn thay, lại phổ biến hơn ta nghĩ.
Bị đối xử khác biệt
Có khi nào bạn cảm thấy “lạc loài” ngay giữa chính gia đình mình?
Bị cô lập bởi các thành viên trong gia đình, hay nói cách khác là bị cho “ra rìa”, là một trải nghiệm đầy bức bối khi cảm thấy mình bị đối xử khác biệt, bị đặt ngoài lề hay không được chấp nhận bởi những thành viên còn lại trong gia đình.
Người bị đối xử khác biệt thường cảm nhận điều này thông qua giao tiếp. Họ là những người thường phải nghe những lời nhận xét từ tưởng chừng vô thưởng vô phạt như “Con chẳng giống ai trong nhà nhỉ?” hay cảm giác bị cô lập mơ hồ khi mà những việc mình làm luôn bị khiển trách chứ không được chấp nhận như các anh chị em họ hàng khác (“Mày nhìn thằng A, con B nhà bác C xem, bằng ấy tuổi đã đi làm phụ giúp bố mẹ chứ có lông bông như mày đâu”).
Dù là vô tình hay cố ý, những biểu hiện ấy khiến cho người bị nhắm đến cảm thấy mình không thuộc về chính ngôi nhà mình và bị phủ nhận bởi người thân – những người ta luôn kỳ vọng sẽ yêu thương và ủng hộ mình hơn ai hết.
Chia rẽ cha mẹ với con cái
Những buổi đi chơi, dã ngoại sẽ giúp gắn kết các thành viên trong gia đình, giúp mọi người hiểu nhau hơn.
Video đang HOT
Hiện tượng này xảy ra khi chính một bên trong bố mẹ khiến cho con cái mình chối bỏ người còn lại, và thường gặp nhất là sau ly hôn.
Bản thân người thực hiện việc thuyết phục con cái ấy có thể không cố ý, nhưng những câu chuyện họ nói về người bạn đời kia lại vô hình chung khiến con cái và người ấy trở nên xa cách.
Đó là khi người mẹ than phiền về việc chồng “la cà đàn đúm” cùng hội bạn với con cái, hoặc khi người cha “vô tình” cho con thấy mẹ chỉ quan tâm đến công việc mà bỏ bê chúng.
Chúng ta đều đồng ý rằng việc chia rẽ như thế sẽ có thể hủy hoại một gia đình như thế nào, nhưng nó có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có khi là do cố tình “tẩy não” đứa con chống đối lại một bên bố mẹ để bên còn lại được hưởng một lợi ích nào đó, nhưng trong nhiều trường hợp khác có thể chỉ là hệ lụy vô tình khi họ cảm thấy quá thất vọng về người bạn đời của mình.
Tương tự như với hình thức cô lập, giao tiếp giữa cha mẹ và con cái chính là con đường dẫn đến sự chia rẽ này. Một điều chắc chắn là nó sẽ luôn để lại cho đứa con những tổn thương.
Bởi không người con nào lại muốn nghĩ xấu hay chối bỏ cha mẹ mình, và việc phải đứng giữa lựa chọn xem nên đứng về phía ai khi mối quan hệ giữa cha mẹ mình rạn nứt sẽ để lại nỗi buồn và thậm chí là ám ảnh tâm lý cho đứa con ngay cả khi lớn lên.
Tiến sĩ Cummings và Patrick T. Davies đến từ ĐH Rochester, New York đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của bất hòa giữa cha mẹ lên con cái, với 226 trẻ em thanh thiếu niên (từ 9 đến 18 tuổi) và 232 trẻ em độ tuổi mầm non.
Kết quả cho thấy trẻ em bắt đầu có phản ứng với bất hòa của cha mẹ từ khi mới 1 tuổi. Nếu đứa trẻ cứ thường xuyên phải nghe những tranh cãi mà không được giải quyết, chúng sẽ gặp khó khăn trong việc gắn bó với mọi người xung quanh, thích nghi với môi trường mới và khó đặt lòng tin vào người khác.
Do đó, nếu không có một nguyên nhân chính đáng, việc cố gắng chia tách con cái với cha mẹ cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của đứa con.
Con cái và cha mẹ nên thường xuyên tâm sự, chia sẻ với nhau để mối quan hệ được khăng khít.
Đó là trường hợp xảy ra khi một trong hai bên – cha mẹ và con cái – muốn hạn chế tối đa sự tiếp xúc hay thậm chí là hoàn toàn chấm dứt mối quan hệ với bên còn lại.
Theo Kristina Scharp, hiện tượng này cũng phổ biến trong gia đình không kém gì so với những vụ ly hôn. Nó nghiêm trọng hơn cả sự cô lập và thường là kết quả của việc cha mẹ thờ ơ thiếu quan tâm hay bạo hành về thể chất hoặc tinh thần với con cái, dù là vô tình hay cố ý.
Việc cha mẹ và con cái xa cách nhau có xu hướng lặp đi lặp lại, khi mà các thành viên trong gia đình hết lần này đến lần khác cố gắng hàn gắn nhưng rồi đâu lại vào đấy.
Cũng như với hai trường hợp trên, giao tiếp là chìa khóa trong việc quyết định khoảng cách giữa cha mẹ và con cái đến đâu khi họ xa cách nhau.
Khoảng cách khiến các thành viên trong gia đình cảm thấy cô đơn trong chính mối quan hệ với từng người thân.
Việc các thành viên trong gia đình tạo khoảng cách với nhau đang là hiện tượng phổ biến hơn ta nghĩ.
Chúng ta lớn lên với một niềm tin ăn sâu vào văn hóa rằng người thân trong gia đình là một phần không thể thiếu của cuộc đời, gia đình phải là những người yêu thương ta vô điều kiện.
Tuy nhiên trong thực tế, không phải bất cứ khi nào người trong gia đình cũng có thể là những mảnh ghép phù hợp với nhau, thậm chí còn có thể gây tổn thương sâu sắc cho nhau hơn ai hết.
Trong nhiều trường hợp, đôi khi việc tạo khoảng cách lại chính là phương án tốt nhất để giải quyết những mối quan hệ độc hại, không lành mạnh giữa người thân trong gia đình.
Cách nhận biết bạn có “mối quan hệ độc hại” với gia đình
Dù rằng mâu thuẫn trong gia đình có thể xảy ra khi này khi khác, nhưng nếu những “triệu chứng” dưới đây lặp đi lặp lại kéo dài thì rất có thể mối quan hệ giữa bạn và người thân là không hề lành mạnh và cần được “chữa trị” ngay lập tức
1. Bạn cảm thấy có lỗi vì đã không làm theo ý họ: Ví dụ như khi thi đại học, bạn nộp đơn vào Sân khấu điện ảnh trong khi cha mẹ lại muốn bạn theo học Kinh tế, và cha mẹ trách móc bạn vì không hy sinh sở thích của mình dù họ đã hy sinh tất cả cho bạn. Đoán xem? Bạn cảm thấy như thể mình là đứa con bất hiếu nhất trần đời dù vẫn biết việc theo đuổi mơ ước của mình không có gì là sai trái.
2. Bạn không muốn gặp họ: Chúng ta vẫn thường thích gặp những người khiến mình vui vẻ. Có ai đó trong gia đình khiến bạn nghĩ đến việc gặp họ là cảm thấy mệt mỏi, lo âu hay thậm chí là một cơn đau dạ dày bất chợt?
3. Bạn phải để ý từng câu từng chữ khi nói chuyện với họ: Bởi vì họ đặc biệt, đặc biệt nhạy cảm. Chỉ cần lỡ lời một từ thôi, hoặc bạn sẽ bị “ca vọng cổ” từ năm này qua tháng khác, hoặc họ sẽ tổn thương đến nỗi bạn phải thấy tội lỗi không nguôi.
Chú ý đến tâm trạng của người khác là tốt, nhưng việc luôn phải dè chừng từng lời sẽ khiến bạn kiệt sức lúc nào không biết.
4. Khi ở bên họ bạn thấy mình sao mà tệ hại: Đúng vậy, có những người luôn có khả năng khiến bạn thấy tệ hại về bản thân bất cứ khi nào gặp họ.
Nếu mỗi lần tiếp xúc với họ bạn lại bất ngờ phát hiện thêm một điểm yếu kém của mình (dù bình thường bạn chẳng mảy may biết đến chúng) – “béo quá”, “gầy quá”, “cười to quá”, “ít nói quá”… – thì rất có thể đây là người không thích hợp để giao tiếp quá nhiều.
5. Bạn cảm thấy bị điều khiển: Bằng cách này hay cách khác, họ luôn ở “chiếu trên” trong mọi việc – từ việc quyết định xem hôm nay nên gặp lúc mấy giờ, đi ăn ở đâu hay quyết định xem bạn nên giao thiệp với ai và “cạch mặt” người nào.
6. Bạn cảm thấy thế giới chỉ toàn màu đen khi nói chuyện với họ: “Học ngành này thì mai sau chỉ có thất nghiệp thôi”, “Đồng nghiệp thì làm sao mà bạn bè thân thiết được”, “Giờ kiếm được đàn ông không ăn vụng khó lắm”… Đó là các triết lí sống thường được họ tặng miễn phí cho bạn trong mỗi lần trò chuyện.
7. Mâu thuẫn được “giải quyết” bằng im lặng: Khi có bất hòa, trong lúc bạn cố gắng nói chuyện để hiểu nhau hơn thì đối phương lại quyết định im lặng nhưng vẫn ngầm tỏ ra không vui với bạn.
8. Bạn cảm thấy phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của họ: Nếu họ buồn, họ sẽ để bạn biết (bằng một status vu vơ trên facebook chẳng hạn) và bằng cách này hay cách khác, khiến cho bạn cảm thấy lỗi do bạn đã không ở bên họ để động viên đúng lúc.
9. Khi bạn bị bạo hành, về thể xác hay tinh thần, bằng ngôn từ hay hành động: Chúng ta thường chú ý đến bạo hành về thể chất hơn, nhưng những vết sẹo trong lòng cũng nhức nhối không khác gì vết thương trên da thịt. Hãy chú ý đến những lời nói khiến bạn cảm thấy bị tổn thương, đừng cố tỏ ra chúng không tồn tại chỉ vì nó đến từ người bạn yêu quý.
3 bước để khiến một mối quan hệ lành mạnh hơn:
Thực hiện 3 bước này để giúp cải thiện các mối quan hệ trong gia đình nhé!
Bước 1: Xác định ai mới là người có lỗi
Bởi vì trong rất nhiều trường hợp, có thể chính bạn mới là người “đầu độc” mối quan hệ của mình. Nếu đọc 9 dấu hiệu trên mà cảm thấy rất có thể nó là những gì người khác cảm thấy khi ở bên bạn, thì bạn càng cần phải hỗ trợ người kia để khiến mối quan hệ tích cực hơn.
Bước 2: Đặt ra “ranh giới lành mạnh”
Quan niệm cho rằng thành viên trong gia đình phải càng thân thiết bao nhiêu càng tốt đang dần được nhìn nhận lại.
Một ví dụ đơn giản cho “ranh giới lành mạnh”, giả sử như bạn đến nhà người yêu chơi lần đầu, và món nào cũng có hành trong khi hành là “kẻ thù truyền kiếp” của bạn. Nhưng sợ bị đánh giá là kén ăn, bạn phải nhắm mắt nhắm mũi nuốt. Và bữa cơm tiếp theo thì sao, mẹ người yêu lại tiếp tục đãi bạn các món toàn hành là hành!
Ví dụ đơn giản đó cho thấy rằng, đôi khi bạn cần học cách nói “không”. Nếu bạn không thể lắng nghe câu chuyện của cô bạn lúc 2 giờ sáng khi chính bạn cũng đang vô cùng stress và mệt mỏi, hãy biết cách dừng cuộc nói chuyện đúng lúc. Nếu bạn thấy cách bố mẹ dạy cháu là không hợp lý, hãy lên tiếng.
Hãy biết cách để tiếng nói của mình được lắng nghe mà không cần cáu giận. Nói “không” với những yêu cầu ngoài khả năng của mình không phải là sự ích kỉ, mà chính là sự chân thành.
Bước 3: Tôn trọng “ranh giới” của người khác
Dù chúng ta có quan tâm đến người thân đến đâu đi nữa, ta cũng không bao giờ có thể sống thay cuộc đời họ. Chỉ có họ mới hiểu rõ bản thân mình nhất, ước mơ của họ là gì, họ muốn giao du với ai, giữ cân nặng bao nhiêu là hợp lý… Hãy chỉ dành những lời khuyên của mình cho họ, khi họ thực sự cần.
Dù chúng ta có mong muốn được quan tâm đến đâu đi nữa, ta cũng không thể đòi hỏi người thân phải ở bên 24/7 và có mặt bất cứ khi nào mình cần.
Vì mỗi người đều có cuộc sống riêng và những mối lo riêng, nên hãy thông cảm cho những người thân thiết khi họ chẳng thể lắng nghe câu chuyện của bạn, vì biết đâu khi ấy họ cũng đang chìm đắm trong nỗi đau của riêng mình.
Dù chúng ta có muốn thân thiết với người thân trong gia đình đến đâu đi nữa, thì cũng phải học cách chấp nhận rằng có thể đơn giản là chúng ta quá khác nhau. Chỉ khi thừa nhận thực tế ấy, ta mới có thể bắt đầu hiểu nhau hơn.
Ta có thể có nhiều điểm khác biệt đấy, nhưng điều đó đâu có nghĩa là ta không thể tiếp tục yêu thương?
Theo Giadinh.net
Mỗi lần vợ chồng mâu thuẫn, cô ấy lại mách mẹ
Một lần nóng tính, tôi có bảo vợ ngu thế. Vợ liền mách mẹ, rằng tôi bảo cả nhà cô ấy ngu.
Ảnh minh họa
Tôi đã có vợ, bản thân ở Thái Bình, còn vợ ở Thanh Trì (Hà Nội) trong thời gian làm việc ở Hà Nội, vợ chồng ở nhờ nhà bố mẹ vợ. Tôi sai lầm khi cưới vợ mà không thuê nhà ở để tiện dạy bảo cô ấy. Khi hai vợ chồng xảy ra chuyện gì là cô ấy liền mách mẹ đẻ rằng tôi thế nọ thế kia. Tôi biết được chuyện đó nên có định đưa vợ ra ngoài ở, nhưng vợ đang trong thời kỳ mang thai nên tôi nghĩ cứ ở lại, nhỡ có chuyện gì còn có ông bà ngoại chứ nhà nội xa. Sau khi sinh nở được gần một tháng, bố mẹ tôi lên xin đón cháu về. Trước khi lên xe về quê, tôi có nóng tính một chuyện và bảo vợ ngu thế. Vợ liền mách mẹ, rằng tôi bảo cả nhà cô ấy ngu.
Mẹ vợ nghe thế đã cầm quần áo của con tôi vứt ra nhà, không cho vợ con tôi về quê nữa. Lúc đó tôi chỉ thương con sắp đầy tháng mà không về được nhà nội làm đầy tháng. Tôi nhìn mẹ chảy nước mắt vì lên đón con cháu mà gia đình nhà ngoại không cho về. Nhà ngoại bảo con gái đẻ là con cháu của nhà ngoại. Sau đó nhà vợ đã lấy giấy chứng sinh của con tôi để đi làm giấy khai sinh tại nhà cô ấy. Tôi làm toáng lên tại nhà vợ, bảo nhà nội chưa chết hết, sao lại phải nhờ đến ông bà ngoại đi khai sinh cho cháu? Tôi cũng như cảm nhận dần mất con thật rồi.
Được sự an ủi của mọi người rằng giấy khai sinh không quan trọng lắm, điều cần quan tâm là có đưa con về được nội không. Thời gian ngắn sau, vợ mới đồng ý cho con về quê nội nhưng lại ra điều kiện chỉ ở nhà nội một tháng. Đúng như đã nói, vợ vịn cớ này cớ kia và bắt gia đình tôi phải đưa cô ấy về nhà mẹ đẻ. Gia đình tôi đành phải đưa mẹ con cô ấy về nhà ngoại và đến nay gần một năm nhưng vợ không về nhà tôi lần nào nữa, Tết cũng chẳng cho con về. Vợ nói giờ nếu về ở với gia đình tôi thì phải xin được cho cô ấy một công việc kế toán tại cơ quan nào đó ở Thái Bình, không thì chia tay. Nhà tôi không có khả năng làm được việc đó. Tôi đang băn khoăn có nên ly dị không?
Theo VNE
Vợ sẽ ly dị tôi nếu bồ của cô ấy chịu bỏ gia đình Giờ mỗi lần về nhà tôi thấy không còn là gia đình nữa, tôi ngủ một giường, vợ với các con ngủ một giường. Ảnh minh hoạ Tôi tình cờ phát hiện ra vợ đã phản bội mình để đi quan hệ với người đàn ông khác, người này bề ngoài hơn tôi rất nhiều. Họ đã nhiều lần quan hệ với nhau....