Bạn có phải là người quan tâm đến bạn bè?
Bạn kết thân với một người vì thành tích hay vì hoàn cảnh gia đình? Trả lời câu hỏi dưới đây sẽ có kết quả ngay nhé!
Trắc nghiệm: Khi bạn quen biết một người và bạn muốn kết bạn với người ấy. Vậy bạn muốn hiểu về phương diện nào của bạn mình nhất?
A. Công việc, thành tích.
B. Chòm sao, tư liệu cá nhân.
C. Hoàn cảnh gia đình.
D. Sở thích, đam mê.
Hãy chọn phương án rùi xem đáp án nhé!!!!!!!!
Video đang HOT
Đáp án:
A. Chỉ số quan tâm bạn bè của bạn
Bạn là một người thực tế, bạn vốn dĩ không quan tâm đến bạn bè của mình. Khi bạn của bạn nói thành tích của bạn không tốt, bạn nhất định sẽ lạnh nhạt, không để ý đến họ. Bạn hãy thử hiểu bạn của mình và quan tâm đến họ xem sao nhé!
B. Chỉ số quan tâm bạn bè của bạn
Bạn có thể xem là người biết cách chăm sóc bạn bè; khi bạn bè gặp khó khăn, bạn sẽ giúp họ. Nhưng khuyết điểm của bạn là khi thấy lợi ích trước mắt thì bạn sẽ hoàn toàn không chú ý đến bạn của mình.
C. Chỉ số quan tâm bạn bè của bạn
Bạn cũng rất quan tâm đến bạn bè của bạn, đặc biệt là những người bạn cùng lớn lên với bạn. Bạn không muốn để bạn của mình chịu bất cứ sự uy hiếp nào. Vì vậy, có thể nói bạn là một người rất quan tâm đến bạn bè.
D. Chỉ số quan tâm bạn bè của bạn
Ồ, bạn là một người bạn chân thành, đáng tin tưởng khó tìm đấy nhé! Trong mắt bạn, “có nạn cùng chịu” là điều không thể thiếu, cũng chính vì vậy mà những người bạn của bạn sẽ ngày càng nhiều hơn đấy!
Theo VNE
Phân biệt giữa ngành Việt Nam học và Nhân học
Cả Nhân học và Việt Nam học đều tập trung nghiên cứu về con người và xã hội con người của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đem so sánh những nội dung cụ thể thì Việt Nam học có nội dung nghiên cứu rộng hơn Nhân học.
Khác nhau:
* Phương diện học thuật:
- Nhân học: là khoa học nghiên cứu về xã hội và hành vi. Bao gồm: nguồn gốc, sự phát triển, các tổ chức chính trị xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật và các tạo vật của con người.
- Việt Nam học: là khoa học nghiên cứu về khu vực hay đất nước. Bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến Việt Nam: vị trí địa lý, kinh tế, tự nhiên, du lịch, lịch sử, văn hóa, xã hội...
* Mục tiêu đào tạo:
- Nhân học: Mục tiêu đào tạo của ngành Nhân học là trang bị cho sinh viên có hệ thống các kiến thức về lý luận, phương pháp nghiên cứu các chuyên ngành, đặc biệt là nắm vững kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên môn của ngành nhân học như vấn đề dân tộc, tôn giáo, đô thị, văn hóa dân tộc người...
- Việt Nam học: Về mục đích đào tạo, Việt Nam học hướng tới người nước ngoài có nhu cầu tiếp cận để tạo cơ hội làm ăn. Với đối tượng trong nước, Việt Nam học nhằm giúp sinh viên tìm hiểu các kiến thức xã hội về Việt Nam.
Đó là những vấn đề về lịch sử văn minh và phát triển văn hoá, những vấn đề xã hội, dân tộc, những vấn đề đổi mới kinh tế, về ngôn ngữ...
* Cơ hội việc làm
- Nhân học: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan trung ương và địa phương hoạt động về kinh tế, văn hóa - xã hội đặc biệt là hai ngành dân tộc và tôn giáo; các viện nghiên cứu, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình; các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, các công ty doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước; giảng dạy tại các trường trung học, cao đẳng, đại học...
- Việt Nam học: Với kiến thức và các kĩ năng được trang bị, sau khi tốt nghiệp, các em có thể đảm nhiệm công việc ở các lĩnh vực như: Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và quản lí văn hóa, các tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội giáo dục, khoa học, các tổ chức nước ngoài...;
Trở thành hướng dẫn viên du lịch hay quản trị lữ hành tại các công ty du lịch trong cả nước; Giảng dạy tại các trường CĐ, ĐH có ngành Việt Nam học hoặc dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài;
Làm việc trong các cơ quan báo chí, truyền hình hoặc truyền thông, tổ chức sự kiện...
Theo GDTĐ
Đánh giá phần Tiếng Việt trong môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận năng lực Một trong những vấn đề thu hút sự chú ý của xã hội hiện nay về giáo dục là việc xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận năng lực. Theo Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện GD - ĐT, chúng ta cần "chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến...