Bạn có nhớ PS/2, cổng cắm chuột và bàn phím nay gần như tuyệt chủng
Nhưng không phải PlayStation 2 đâu!
Ngày xưa, khi cổng USB còn chưa phổ biến thì cổng PS/2 là loại cổng chính giúp chúng ta kết nối bàn phím và chuột vào máy tính các bạn ạ. Loại cổng này lần đầu tiên xuất hiện trên dòng máy tính Personal System/2 của IBM vào năm 1987. Cổng PS/2 có dạng tròn, 6 chân kết nối cùng với hai màu tím và xanh lục. Cổng màu tím sẽ dùng để cắm bàn phím và cổng xanh lục dùng để cắm chuột.
Hiện nay, gần như toàn bộ các dòng mainboard mới đều đã không còn cổng PS/2 và được thay thế bằng cổng USB thông dụng hơn. Dù vậy, cổng kết nối có hơn 30 năm tuổi đời này vẫn có những ưu điểm riêng mà các cổng USB hiện nay vẫn không làm được nhé.
Ưu điểm của cổng PS/2
Về cơ bản, các loại chuột, bàn phím dùng cổng PS/2 có cách tương tác với máy tính trái ngược so với cổng USB. Thay vì đợi máy “hỏi” đang làm gì rồi mới truyền tín hiệu về báo cáo, các thiết bị dùng cổng PS/2 sẽ chủ động truyền tín hiệu về máy luôn. Kiều truyền tín hiệu này sẽ giúp cổng PS/2 có độ trễ thấp hơn cổng USB một chút. Dù người dùng bình thường không thể phân biệt nhưng các game thủ “hard core” vẫn cảm nhận được và thích dùng cổng PS/2.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cổng PS/2 cũng sử dụng trong các trường hợp cần dùng một bộ chuột, bàn phím để điều khiển nhiều máy tính cùng một lúc. Có thể các bạn sẽ khó thấy trường hợp này vì chỉ thường xuất hiện trong các trung tâm dữ liệu đời cũ. Cổng PS/2 cũng không đa dụng và có thể cắm nhiều loại thiết bị như cổng USB nên sẽ an toàn hơn rất nhiều. Nếu bạn ưu tiên tính bảo mật thì có thể tắt hết các cổng USB, chỉ dùng cổng PS/2 để tránh lây lan virus.
Ngoài ra, một số dòng mainboard sẽ không cho phép dùng bàn phím USB khi bạn mở BIOS vì bị lỗi driver. Tuy nhiên, hầu hết các loại bàn phím PS/2 sẽ không gặp tình trạng này và sử dụng bình thường.
Hạn chế của cổng PS/2
Dù có khá nhiều ưu điểm nhưng cổng PS/2 cũng dần bị bỏ lại khi công nghệ ngày càng phát triển các bạn ạ. Hạn chế đầu tiên và dễ thấy nhất là khó cắm đúng chiều. So với cổng USB-A chỉ có hai chiều cắm (nhưng vẫn phải cắm 3 lần) và cổng USB-C không cần nhìn cũng cắm trúng thì cổng PS/2 yếu thế hơn rất nhiều. Gần như tất cả người dùng phải rất chú ý và “canh góc” thật chuẩn xác để cắm cổng PS/2 vào máy. Và bởi vì thiết kế tròn và có 6 chân kim loại nên các đầu cắm PS/2 khá dễ như hỏng. Cắm không cẩn thận có thể làm móp méo cạnh ngoài hoặc gãy chân kết nối luôn.
Bên cạnh đó, nhược điểm lớn nhất của cổng PS/2 là không thể “hot swap”, dễ hiểu hơn là không thể rút ra rồi cắm lại và dùng ngay lập tức được. Nếu chuột hoặc bàn phím PS/2 bị lỏng dây thì bạn phải khởi động lại thì máy mới nhận được chuột, bàn phím rồi bạn mới tiếp tục sử dụng.
Theo gearvn
Đừng mua đồ công nghệ có cổng microUSB nữa
Nếu đang sắm sửa đồ công nghệ đón Tết, hãy chọn thiết bị sử dụng cổng kết nối USB-C thay vì microUSB.
Bài viết là quan điểm của biên tập viên Sam Rutherford, trang tin Gizmodo.
Suy nghĩ ấy hiện lên trong tôi khi tìm mua chiếc Kindle tặng vợ để đọc sách. Tôi nhớ ra toàn bộ dòng Kindle, ngay cả mẫu Kindle Oasis cao cấp giá 250 USD vẫn sử dụng cổng microUSB để sạc và chép dữ liệu. Sẽ không là vấn đề nếu vợ tôi vẫn giữ sợi cáp microUSB trong 5 hay nhiều năm tới. Nhưng với người đam mê công nghệ như tôi, đó là điều khó chấp nhận.
Sau vài năm chuyển đổi, đã đến lúc chúng ta chỉ cần một sợi cáp/cổng kết nối duy nhất cho mọi thiết bị. Smartphone tầm trung trở lên, laptop, iPad, tai nghe, bàn phím, chuột máy tính... hầu hết đã chuyển sang USB-C thay cho microUSB hay các loại cổng khác.
Với những chiếc laptop trang bị cổng USB-C, tôi chỉ cần một sợi cáp duy nhất để sạc chúng mà thôi.
Nếu thường xuyên di chuyển, bạn sẽ cảm nhận rõ lợi ích của USB-C khi chỉ cần mang một hoặc 2 sợi cáp để làm việc với mọi thiết bị. Đợt công tác gần đây, tôi chỉ đem theo một sợi cáp USB-A sang USB-C, một sợi cáp 2 đầu USB-C và vài cục sạc. Thực ra cũng không cần mang nhiều sạc bởi nhiều khách sạn đã có sẵn cổng USB-A để cắm dây rồi.
Đương nhiên mang theo một sợi microUSB không phải vấn đề to tát, nhưng sẽ rất khó chịu nếu chỉ cần dùng nó cho một thiết bị cũ rích. Người dùng Apple còn khó chịu hơn bởi ngoài cáp Lightning (sạc cho iPhone, iPad cũ) và cáp USB-C (sạc cho MacBook, iPad Pro), họ còn phải mang theo cáp microUSB để sạc những món phụ kiện khác (phổ biến nhất là sac dự phòng).
Vậy thì tại sao nhiều công ty vẫn trang bị cổng microUSB? Khi tôi hỏi các nhà sản xuất, câu trả lời phổ biến là lượng thiết bị microUSB trên thị trường vẫn còn rất nhiều, họ không muốn chuyển vì sợ rắc rối. Nếu hãng nào cũng giữ quan điểm trên, sẽ không thể có sự cải tiến hay đổi mới.
Thật ngu xuẩn nếu vẫn có sản phẩm mới trang bị cổng microUSB.
Tôi nghĩ lý do quan trọng nhất là tiền. Trang bị cổng microUSB có thể giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi phí gấp 4-10 lần so với USB-C. Thử lấy chi phí sản xuất cũ, cộng thêm 25 xu trang bị cổng USB-C rồi nhân cho hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu sản phẩm, bạn sẽ hiểu tại sao các công ty không muốn bỏ microUSB.
Những thiết bị microUSB vô tình ngăn cản quá trình chuyển đổi sang loại cổng "tất cả trong một" mà chúng ta mơ ước hàng chục năm qua.
Rất may khi một số nhà sản xuất đã nhìn thấy lợi ích của USB-C. Amazon đã trang bị cổng mới cho dòng tablet Fire HD 10, tay cầm Xbox Elite 2 của Microsoft cũng chuyển sang USB-C, và có lẽ tay cầm Sony PS5 cũng sắp từ bỏ microUSB. Thật khó hiểu khi 2 ông lớn trên thị trường console lại đi sau Nintendo vốn đã trang bị USB-C trên máy game Switch ra mắt từ 2017.
Đến năm 2020, sẽ có nhiều thiết bị chuyển sang USB-C, tôi dám cá Amazon là một trong số đó với dòng Kindle bên cạnh các hãng phụ kiện điện thoại, máy tính.
Nếu có thể, hãy đợi đến năm sau để bớt phải đau đầu vì không có cáp microUSB. Vì đơn giản, microUSB đã hết thời rồi.
Theo Zing
Xerox huy động thêm 24 tỷ đô, quyết "thâu tóm" HP bằng mọi giá Xerox đang cố gắng thâu tóm công ty hàng đầu về máy tính là HP bằng cách mua lại tất cả cổ phần công khai (public shareholding) với giá 24USD/cổ phiếu. HP cũng đã liên tục từ chối lời đề nghị này, và vì thế Xerox đang đề xuất thay thế toàn bộ hội đồng quản trị của HP bằng một hội đồng...