Bạn có nhận ra bàn phím số của điện thoại và máy tính ngược nhau? Hóa ra là có lý do
Chúng ta sử dụng điện thoại và máy tính gần như mỗi ngày nhưng hiếm ai nhận thấy một sự thật lồ lộ: bàn phím số của chúng ngược nhau!
Dù cũng là 10 con số, 3 cột, 4 hàng nhưng thứ tự sắp xếp những con số này ở hai loại vật dụng cực phổ biến mà chúng ta đang dùng hàng ngày chỉ giống mỗi ở hàng có số 5 mà thôi – dù là loại điện thoại “cổ xưa” hay dòng điện thoại mới nhất, máy tính số hay máy tính để bàn.
Vì sao người ta lại không dùng chỉ một thứ tự cho đơn giản? Khi điện thoại được nâng cấp từ dạng quay số sang dạng “bấm bấm” thì những chiếc máy tính đã tồn tại cơ mà?
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Thật ra, các nhà nghiên cứu tại Bell Laboratories đã đau đầu về chuyện nên sắp xếp số theo thứ tự thế nào là tiện nhất. Họ không nghĩ về những thứ đã tồn tại mà nghĩ về cách mà con người sẽ sử dụng điện thoại trong tương lai.
Theo báo cáo nghiên cứu về thiết kế và cách sử dụng đăng trê tạp chí hệ thống kỹ thuật của Bell tháng 7, 1960 các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm rất nhiều cách sắp xếp bàn phím khác nhau và thấy rằng vẫn áp dụng cách chia hàng và cột như máy tính, nhưng để dãy 1-2-3 ở trên cùng là dễ sử dụng nhất cho hầu hết mọi người.
(Ảnh: Internet)
Không chỉ thế, so với máy tính thì điện thoại còn cần thêm những tính năng mới, đòi hỏi trên mỗi phím đều có chữ kèm theo số. Và theo thói quen và tâm lý, dãy chữ cái phải bắt đầu từ trên xuống dưới, trái sang phải.
Video đang HOT
Vậy là mọi người đều đã hiểu về lý do đằng sau cách sắp xếp bàn phím điện thoại, nhưng từ đây lại nảy ra một thắc mắc khác. Thế còn máy tính thì sao?
Có người nói rằng khi Bell Labs bắt đầu nghiên cứu sản phẩm của mình, họ cũng đã liên hệ với những nhà sản xuất máy tính hàng đầu để hỏi lý do đằng sau sự sắp xếp các số lớn ở trên, số nhỏ ở dưới thay vì ngược lại. Và câu trả lời họ nhận được chỉ là một cái nhún vai. Hóa ra quyết định này chỉ dựa trên… sự tùy tiện, chứ không có một nghiên cứu nào được thực hiện về độ thân thiên với người dùng. Dẫu vậy, có lẽ do chúng ta không để ý và thắc mắc nên cũng dễ dàng chấp nhận thành quen, không biết rằng mình có thể có được sản phẩm còn thân thiện hơn nhiều so với hiện tại.
Theo Luna / Trí Thức Trẻ
Bạn sẽ dễ gặp tai nạn giao thông hơn nếu...không biết vì sao có vạch kẻ đường màu vàng
Chúng ta thường biết ý nghĩa của các vạch kẻ trắng, nhưng vạch kẻ vàng vô cùng quan trọng lại ít biết nó có công dụng gì?
Theo thống kê về an toàn giao thông thế giới, Ấn Độ là nước có con tai nạn giao thông "ấn tượng" hơn cả với hơn 97% tài xế gây ra tai nạn do "thiếu hiểu biết" về luật giao thông. Hiểu rõ về luật giao thông, hiểu ý nghĩa các biển báo, các vạch kẻ đường... là một trong những nền tảng cơ bản giúp người lái xe hạn chế gây ra tai nạn đáng tiếc.
Vì thế, mọi người chớ có chủ quan mà xem thường luật giao thông, hiểu được cái quy tắc ấy chính là cách cơ bản nhất để bảo vệ chính mình khi tham gia chạy xe trên các tuyến đường.
Thông thường, chúng ta sẽ quen mặt đặt tên với một số biển báo như cấm chạy ngược chiều, đường dốc, đường có quy định về tốc độ...Tuy nhiên, ít ai chú ý đến các vạch kẻ trên đường, đặc biệt là các vạch kẻ màu vàng - tín hiệu mà vạch kẻ này đem lại cũng vô cùng quan trọng, cùng tìm hiểu thêm về đường kẻ quyền lực này nhé.
Nếu như các vạch kẻ trắng cho ta biết giới hạn lưu thông của phương tiện thì vạch kẻ vàng là sự cảnh báo, hạn chế một số hành động trong khi đang chạy xe. Đối với vạch vàng, thường được chia ra thành 2 trường hợp: dành cho đường có tốc độ chạy dưới 60 km và đường có tốc độ trên 60km.
Đối với đoạn đường dưới 60 km
Đường kẻ vàng đơn nối liền - thường thấy ở mép đường hay trên vỉa hè
Vạch này là một tín hiệu cảnh báo cho việc cấm dừng và đỗ xe, vạch này thường thấy trong các tuyến đường nội ô. Các bạn đi xe con hay xe máy, nếu không muốn bị phạt oan ức thì chớ dừng hoặc đỗ xe khi thấy vạch vàng nối liền này nhé.
Đường kẻ vàng liên tục hình chữ M
(Ảnh:Internet)
Đây là báo hiệu cho nơi đậu xe của các phương tiện công cộng như xe buýt, vì thế xe sẽ thường ra vào khu vực này. Để an toàn cho mình các bạn không nên dừng hoặc đỗ xe tại đây, gây cản trở cho các phương tiện công cộng và nguy hiểm đến bản thân.
Đối với đoạn đường trên 60 km
Hai đường kẻ vàng song song
(Ảnh: Internet)
Nếu thấy hai đường kẻ này thì chớ dại vượt xe nhé, đây là một trong những đường kẻ mang tính báo hiệu nghiêm cấm cao nhất - cấm vượt xe và chạy đè lên vạch.
Một vạch vàng nối liền song song một vạch vàng đứt quãng
(Ảnh: Internet)
Thường thấy trên các tuyến đường có ba làn xe cơ giới, xe đi bên lề vạch kẻ vàng nối liền sẽ không được phép vượt. Và ngược lại xe đi bên lề vạch đứt được phép vượt lên.
Vạch vàng trên vỉa hè
Vạch vàng đứt khúc trên vỉa hè
(Ảnh: Internet)
Vạch này đưa ra một thông tin là không cho phép dừng xe quanh phạm vi tính từ mép vỉa hè đến tim đường.
Vạch vàng nối liền trên vìa hè
Ảnh: Internet)
Nếu không muốn bị các anh công an hỏi thăm thì bạn chớ dại đậu xe dưới lòng đường cũng như trên vỉa hè khi thấy vạch này nhé.
Vạch kẻ vàng cũng như những biển hiệu cảnh báo giao thông khác, giúp chúng ta dễ dàng nhận ra thông điệp để thi hành đúng luật giao thông, nhằm hạn chế ách tắc, gây ra tai nạn. Hãy là người tham gia giao thông khôn ngoan bằng cách hiểu rõ các tín hiệu này bạn nhé.
Theo Trân Trân
Bạn có biết vì sao cúc áo trên áo sơ mi nữ luôn được may bên trái? Hóa ra có quá nhiều lý do thú vị về một điều rất thân thuộc nhưng ít khi ta để ý đó là vì sao hàng cúc áo của chúng ta luôn được may bên trái áo sơ mi? Bạn vẫn hay mặc áo sơ-mi nhưng có bao giờ bạn nhận ra rằng cúc áo của mình được may ở phía bên trái...