Bạn có nguy cơ mắc loại ung thư nào cao nhất?
Lối sống, môi trường làm việc, bệnh nền, tiền sử bệnh lý trong gia đình là những yếu tố mang tính quyết định đến nguy cơ mắc ung thư của một người.
Bước sang độ tuổi 50, chức năng miễn dịch bắt đầu suy giảm nên có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao. Bên cạnh đó, việc bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) cũng sẽ khiến nguy cơ mắc ung thư dạ dày của bạn cao gấp 3-5 lần so với nhóm còn lại.
Ung thư dạ dày cũng có yếu tố gia đình. Cụ thể, người có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày sẽ có rủi ro cao gấp 3 lần bình thường. Ngoài ra, duy trì các thói quen xấu như nghiện bia rượu, hút thuốc lá hoặc bị thiếu vitamin A, E, C trong thời gian dài cũng khiến bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao.
Những người nghiện rượu bia, hút thuốc, lối sống thất thường, chế độ ăn kém lành mạnh, thích ăn đồ nóng trên 65 độ C, có thói quen thức khuya sẽ đều thuộc nhóm có nguy cơ ung thư ruột cao hơn người bình thường.
Hiện tại, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 3 khu vực có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi cao nhất thế giới lần lượt là Bắc Mỹ, châu Âu và Đông Á. Việt Nam cũng là nước nằm trong các khu vực này.
Nhiều nghiên cứu cho thấy 80% bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao động, nhiễm độc nước, không khí.
Video đang HOT
Dĩ nhiên những người hút thuốc, cả chủ động lẫn thụ động sẽ thuộc nhóm có nguy cơ ung thư phổi cao nhất. Điều kiện làm việc đặc thù (môi trường nhiều bụi, hơi hóa chất) cũng khiến lá phổi dễ khởi phát ung thư hơn. Bên cạnh đó, những người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi cũng nên đặc biệt quan tâm đến tình trạng phổi của mình khi bước sang tuổi 45.
Ung thư thực quản
Nhóm người có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao nhất là từ 45-65 tuổi. Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, thích ăn đồ quá nóng, có tiền sử gia đình mắc ung thư thực quản hoặc bị viêm thực quản kéo dài cũng cần cảnh giác với căn bệnh này.
Ung thư gan
Hầu hết những người mắc ung thư gan đều bị bệnh gan mạn tính (tổn thương gan lâu dài gọi là xơ gan), gây sẹo xơ ở gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan. Điều kiện gây xơ gan là viêm gan B, viêm gan C, nghiện rượu, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc…
Trong thực tế lâm sàng người ta nhận thấy 70-80% ung thư gan phát triển trên xơ gan. Ở Nhật Bản, Việt Nam, một số nước châu Á và châu Phi, 80-90% ung thư gan phát triển từ xơ gan do viêm gan virus B, C mạn tính.
Những người mắc viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp hơn 200 lần so với người không mắc viêm gan B. Có khoảng 15-20% xơ gan do nhiễm virus viêm gan B biến chứng thành ung thư gan.
Những người nghiện rượu có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 4-5 lần so với những người không nghiện rượu. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 2-8 lần những người không hút thuốc.
Ung thư vú
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú; người gặp các vấn đề liên quan đến sinh sản như vô sinh, hiếm muộn, có con đầu lòng khi đã ngoài 35; người thường xuyên phơi nhiễm với các hóa chất độc hại, phóng xạ; người đã từng mắc bệnh u nang, u xơ tuyến vú là những đối tượng được xếp vào nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư vú.
Ung thư tuyến giáp
Bệnh nhân mắc căn bệnh này chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30-50 tuổi. Nhóm nguy cơ cao đầu tiên phải kể đến là những người có hệ miễn dịch bị rối loạn. Khi đó, các vi khuẩn, virus có cơ hội tấn công vào cơ thể và tuyến giáp là một trong những mục tiêu hàng đầu.
Những bệnh nhân bị bướu giáp, bệnh basedow hoặc hormone tuyến giáp mãn tính có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
Bên cạnh đó, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 4 lần so với nam giới. Ngoài ra, nhiễm chất phóng xạ, gia đình có tiền sử mắc ung thư tuyến giáp cũng là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.
Polyp là gì? 4 bộ phận trong cơ thể nếu có polyp thì nguy cơ mắc bệnh ung thư là rất cao
Một số loại polyp là lành tính nhưng một số loại khác có thể là ác tính. Chính vì vậy, bạn cần chủ động đi khám và chữa trị ngay khi biết trong cơ thể mình có polyp, nhất là khi polyp lại xuất hiện ở một trong 4 bộ phận cơ thể sau.
Polyp là gì?
Polyp là dạng tổn thương có hình dáng khá giống với những khối u thông thường, nhưng chúng lại không phải là u. Quá trình tăng sinh từ niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc sẽ tạo thành polyp. Thường thì các khối polyp sau khi được chẩn đoán đều là loại lành tính, nhưng một số loại polyp tồn tại trong cơ thể có khả năng chuyển hóa thành ác tính (ung thư) nếu không được chữa trị kịp thời.
Nếu một khối polyp được tìm thấy ở những bộ phận trong cơ thể thông qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ thì bạn cần làm thêm xét nghiệm để tìm hiểu xem nó là loại lành tính hay ác tính. Polyp có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Đặc biệt, nếu 4 bộ phận dưới đây có khối polyp thì nó có thể phát triển theo thời gian và nhiều khả năng sẽ chuyển hóa thành ung thư.
Polyp xuất hiện ở bộ phận nào thì cần phải xử lý ngay?
1. Polyp túi mật
Polyp túi mật là loại nên được điều trị từ sớm, nhất là những khối polyp ở túi mật có đường kính lớn, không thể kiểm soát được quá trình phát triển, từ đó mới dễ chuyển hóa thành ung thư. Khi phát hiện polyp túi mật hình thành, bạn nên kiểm tra thêm để xác định rõ đây là loại lành tính hay ác tính. Trong trường hợp đây là khối polyp ác tính, bạn nên chủ động loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật càng sớm càng tốt.
2. Polyp ruột
Rất nhiều người có nguy cơ bị polyp ở ruột và khả năng nó là khối ác tính rất cao, điển hình là những khối polyp ở tuyến thượng thận. Nếu bạn phát hiện thấy có polyp trong ruột thông qua những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và chính cơ thể đã xuất hiện một số triệu chứng khác lạ thì tốt nhất nên chủ động điều trị để giảm tác hại do polyp gây ra. Trong trường hợp không điều trị ngay, khối polyp ở ruột sẽ tiếp tục phát triển và khả năng chuyển hóa thành ung thư ruột là rất cao.
3. Polyp mũi
Polyp mũi cũng như những loại polyp thông thường, nhưng nó có thể mang đến nhiều tác động tiêu cực hơn. Nhiều người bị thương ở cục bộ sau khi hình thành nên khối polyp ở mũi và từ đó sẽ kéo theo một loạt các triệu chứng xấu.
Khi bạn bị ra máu mũi hoặc khoang mũi có cảm giác đau nhức thì nên cảnh giác với nguy cơ mắc polyp mũi. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời thì nó có thể gây ra những tác hại xấu về thể chất.
4. Polyp dạ dày
Những người mắc polyp dạ dày có thể bị suy giảm chức năng dạ dày đáng kể. Ban đầu, nó sẽ chỉ có kích thước từ 3-4mm cho đến 2-3cm phát triển xung quanh bề mặt dạ dày. Số lượng polyp dạ dày có thể chỉ là 1-2 cái nhưng cũng có khi đến 5-10 cái hoặc đến hàng chục cái.
Nếu polyp dạ dày adenomatous xuất hiện, bạn nên chủ động điều trị để loại bỏ ngay. Bằng cách này, khối polyp có thể được ngăn ngừa nguy cơ trở thành ung thư. Tuy nhiên, sau khi đã loại bỏ thành công, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để ngăn bệnh tái phát trở lại.
Phương pháp bất ngờ cứu bệnh nhân ung thư chỉ trong 1 tuần Viện Ung thư London (Anh) vừa công bố một liệu trình điều trị mới dựa trên xạ trị truyền thống giúp việc chữa trị ung thư phổi, ruột, vú và tuyến tiền liệt...được hiệu quả hơn. Tác giả chính của nghiên cứu, bác sĩ Jeanette Dickson, cho biết bệnh nhân luôn muốn tổng thời gian liệu trình điều trị càng ngắn càng tốt....