Bạn có ngồi đúng tư thế lái xe ô tô?
Chủ xe thường quá tập trung vào việc lái xe an toàn và quên điều chỉnh chỗ ngồi. Đây là một vấn đề nghiêm trọng vì khi lái xe ô tô trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến cổ, vai và nhiều bộ phận cơ thể khác.
Để ngồi đúng, hãy đạp hết chân phanh và chân côn hết mức xem bạn có thể đạp cả hai chân thoải mái không. Khoảng cách hoàn hảo giữa bàn đạp và ghế ngồi phải có khả năng cho tài xế nghỉ chân với một góc 120 độ khi bàn đạp hoàn toàn bị đè nén.
Nếu đầu gối bị uốn cong gần 90 độ để phanh, điều đó có nghĩa là ghế quá gần. Nó không chỉ làm cho phanh mạnh hơn mà còn khiến tài xế gặp rủi ro, vì xương chậu và đầu gối sẽ bị hỏng khi có phanh đột ngột. Mặt khác, nếu chân tài xế duỗi thẳng khi phanh, thì khoảng cách từ bảng điều khiển và ghế sau là quá xa.
Ngồi đúng cách để tránh các bệnh lý và lái xe an toàn
Nghe có vẻ đơn giản nhưng điều chỉnh gối tựa đầu là vô cùng quan trọng. Nó giúp chủ xe giảm bớt đau lưng cùng với đau cổ. Vị trí tốt của tựa đầu (nếu bạn có) là giữa đầu. Khoảng cách từ đầu người lái đến gối tựa đầu nên vào khoảng 2,5 đến 3 cm.
Vị trí chính xác cho tay lái cách ngực người lái từ 30 đến 40 cm. Trong khi nắm chặt vô lăng, khuỷu tay của tài xế nên cong khoảng 40 độ. Vô lăng phải ở độ cao phù hợp để người lái có thể quan sát toàn cảnh.
Điều chỉnh khoảng cách vô lăng không chỉ giúp người lái thoải mái hơn mà còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của túi khí.
Video đang HOT
Dây đeo phải được điều chỉnh theo chiều cao
Gương chiếu hậu và gương 2 bên cánh là công cụ giúp tài xế quan sát các tình huống tốt hơn. Để có thể quan sát môi trường xung quanh từ ghế lái, điều quan trọng là phải điều chỉnh gương chiếu hậu của bạn để có tầm nhìn tối đa và giảm chồng chéo đến mức tối đa. Mặt khác, các gương cánh nên được di chuyển đến một vị trí cho tầm nhìn đầy đủ và rộng sang hai bên.
Dây an toàn được sử dụng chủ yếu để đảm bảo an toàn, nhưng thật đáng buồn là không nhiều người biết cách thắt dây an toàn một cách hiệu quả. Vội vã khi đeo dây an toàn là một trong nhiều sai lầm lớn của người chưa có kinh nghiệm lái xe. Khi hoàn thành việc thắt dây đai, điều cần thiết là thực hiện kiểm tra dây. Nếu dây đeo được đặt trên cổ, nó quá cao và lái xe có thể bị thắt ở cổ nếu tai nạn xảy ra, trong khi dây đeo vai ở vị trí thấp sẽ thắt cánh tay chủ xe.
Ngọc Bảo
4 lỗi cơ bản thường gặp của lái xe
Ngồi lái xe sai tư thế, quay đầu xe chưa đúng quy tắc, chưa thử những phản ứng của xe,... là những lỗi cơ bản của lái xe, nhất là với lái mới.
Khi ngồi lái xe, chân phải phải đạp được hết phanh và chân trái phải đạp được hết côn
Ngồi lái xe sai tư thế
Một số người thích ngồi "thoải mái" trên ghế, còn những người khác lại ngồi rất "nghiêm túc", gần như tì ngực vào vô lăng. Họ cho đó là tư thế thuận tiện nhất, nhưng không biết rằng trong các trường hợp khẩn cấp, chính lỗi này sẽ gây hoạ đối với họ. Với thế ngồi "thoải mái" thì có thể thò khuỷnh tay trái ra ngoài cửa xe, và chỉ dùng hai ngón tay của bàn tay phải để xoay vô lăng, thế có vẻ là người sành điệu.
Nhưng khi gặp tình huống khẩn cấp, trước hết lái xe sẽ mất vài phần giây để ngồi thẳng người lên, tóm lấy vô lăng. Còn nếu ngồi "nghiêm túc" cả người hướng về phía trước, thì hai tay thường nắm rất chắc phía trên vô lăng. Trong thực tế, cả hai tư thế này đều không cho phép phản ứng nhanh với tình huống xảy ra.
Tư thế ngồi duy nhất đúng là lưng thẳng và dựa vào lưng ghế. Hai đầu gối gần như thẳng để dễ dàng đạp tới chân côn và ga, hai tay vươn tới trước sao cho cổ tay chạm nhẹ vào vô lăng. Nhẹ nhàng và chắc chắn nắm vô lăng bằng cả hai tay, đặt bàn tay ở vị trí 10 giờ và 2 giờ. Kinh nghiệm cho thấy đây là tư thế ngồi mà lái xe có thể thả tay khỏi vô lăng và nhấc chân khỏi bàn đạp. Nếu cơ thể không thay đổi thì đã ngồi đúng, nếu bị nghiêng tới trước hoặc ngả về sau thì đã ngồi sai.
Nguy cơ lật xe sẽ rất cao nếu tài xế vừa đánh lái, vừa dùng phanh gấp
Quay đầu xe sai quy tắc
Nhiều người vòng xe như sau: trước hết về số 0, tiếp theo vừa phanh xe vừa vào cua, và sau cùng là tăng tốc độ. Chính cách lái xe này thực tế đã làm xe mất điều khiển. Dưới đây là quy tắc vàng ba bước giúp lái xe vòng xe trong bất kỳ điều kiện nào - mưa hay nắng.
Bước 1: Giảm tốc độ
Chỉ được phanh xe khi đang đi thẳng, không được đạp phanh và quay vô lăng. Nếu cần có thể về số thấp, nhưng chuyển số khi đang vòng cua có thể gây trượt xe đột ngột, nếu đường trơn. Nhiệm vụ của bước này là: giảm tốc độ khi xe đang đi thẳng để chuẩn bị bước tiếp theo.
Bước 2: Nhả phanh rồi mới được đánh lái
Khi xe đang lượn cần giữ ga đều và đảm bảo tốc độ, không được nhấn hoặc nhả ga vì tăng hoặc giảm ga trên mặt đường trơn có thể làm trượt xe.
Bước 3: Tăng tốc
Trả vô lăng về thẳng hướng, sau đó tăng ga. Nhưng thực tế thường phức tạp hơn nhiều: một khách bộ hành băng qua đường, hoặc một chiếc xe đạp đang phóng tới...
Trong trường hợp này tất nhiên sẽ phải dùng đến phanh.
Cần thử phản ứng của xe trên bãi trơn trượt với các kiểu dẫn động trước, sau hay 4 bánh
Không thử phản ứng của xe
Người lái luôn phải biết chính xác phản ứng của xe trong các trường hợp khẩn cấp, và cảm nhận được mọi giới hạn của nó. Muốn vậy chỉ có một cách duy nhất - thử xe trên bãi trống. Trước hết cần phanh gấp ở tốc độ cao, ước lượng độ dài vệt phanh và xem phản ứng của xe. Một số địa hình có thể bị lắc khi phanh gấp và do đó cần chỉnh vô lăng để giữ cân bằng. Ngoài ra, cần nhận biết bằng sống lưng của mình thời điểm bánh xe bị trượt và xe ngừng lăn (nếu không có hệ thống ABS).
Tiếp theo hãy lái xe theo các đường tròn và đường số 8 có bán kính khác nhau để xem phản ứng của xe với vô lăng khi vòng nhanh.
Xe sẽ ra sao nếu phải phanh gấp? Cần thử phản ứng của xe trên bãi trơn trượt với các kiểu dẫn động trước, sau hay 4 bánh. Mỗi kiểu dẫn động có một cách lái riêng. Mọi người thường sai lầm ở đây, ví dụ cho rằng dẫn động 4 bánh cho phép phóng nhanh trên đường trơn. Điều này không hoàn toàn đúng, vì khi xe bị trượt thì điều khiển một chiếc xe dẫn động 4 bánh có khi lại khó hơn một chiếc hatchback dẫn động trước...
Không ai có thể lái xe tốt ngay sau khi nhận bằng lái xe trên tay cả
Không trau dồi kỹ năng thường xuyên
Không ai có thể lái xe tốt ngay sau khi nhận bằng lái xe trên tay cả. Theo thời gian, mọi kỹ năng sẽ mất đi, nếu chúng không được thường xuyên củng cố.
Hoàng Anh
Muốn lái xe ô tô an toàn, hãy dừng ngay 8 việc làm sau đây Lái xe ô tô an toàn đòi hỏi tài xế phải có sự tập trung cao độ. Và những yếu tố gây ảnh hưởng đến việc lái xe của bạn cần phải loại bỏ và không tiếp tục thực hiện. Theo đó, Brighside đã đưa ra 8 việc không nên làm khi lái xe ô tô. Bật nhạc trên xe ô tô hoàn...