Bạn có hiểu bạn đời không?
Nhiều người sẽ có thể khó chịu khi gặp câu hỏi này, bởi nếu không hiểu làm sao kết hôn và sống với nhau. Đúng. Để cưới, chỉ cần yêu thôi cũng quyết định được, nhưng để chung sống hòa hợp cần phải hiểu và rất nỗ lực.
Nếu quan hệ vợ chồng thường xuyên căng thẳng và ấm ức, bạn chỉ mới “biết” chứ chưa hiểu vợ/chồng, bởi nếu thật sự hiểu, dù có mâu thuẫn, tranh cãi gì đi nữa, sau khi giải quyết xong, hai người vẫn cảm thấy ở cạnh nhau thật bình an và nhẹ nhõm.
Đừng lầm tưởng
Người ta thường lầm giữa việc hiểu tính cách của một người và thực sự hiểu người đó. Chữ hiểu trong đời sống vợ chồng không dừng lại ở đó. Hiểu tính khí là điều rất quan trọng, vì hiểu tính mới hiểu vì sao người đó nói năng và ứng xử với mình như vầy mà không như kia. Nhưng, từ biết và lý giải được suy nghĩ, hành động của vợ/chồng đến thông cảm, bao dung hơn với người ấy, để đời sống vợ chồng được hạnh phúc. Đó mới thật sự là hiểu nhau.
Hiểu và thông cảm lại không phải là cắn răng bỏ qua tất cả những thói hư tật xấu, chấp nhận những điều vô lý trong cuộc sống gia đình bởi vợ/chồng hạn chế vậy đó, mình lấy anh ấy (cô ấy) thì phải chấp nhận. Hiểu là biết phân biệt nặng nhẹ – biết rõ những điểm tốt lẫn các hạn chế và sống chung với chúng một cách thoải mái, không xét nét, câu nệ. Đôi khi một số điều nơi chàng hay nàng khiến mình khó chịu, muốn phát điên lên lại xuất phát từ tình cảm người dành cho mình.
Hiểu để ăn đời ở kiếp
Hạnh phúc hôn nhân kéo dài được hay không tùy thuộc vào việc vợ chồng hiểu nhau chứ không chỉ yêu nhau là đủ, dù càng yêu nhau nhiều thì khả năng hiểu nhau cũng cao. Nhưng chỉ yêu mà không đủ thương và hiểu thì khó mà đi cùng nhau hạnh phúc đến tuổi già.
Không phải tự nhiên người ngoài nhìn những cặp vợ chồng sống với nhau lâu năm bằng thái độ ngưỡng mộ và thèm muốn. Tất nhiên, bên cạnh đó cũng có chút khó hiểu, vì sao họ có thể chịu đựng nhau lâu đến vậy. Như gia đình của bác Trầm – Hương luôn là đề tài “ nóng” của cả xóm từ thời họ còn ở tuổi 30 cho đến nay đã là ông nội, bà ngoại cháu con đầy đàn. Ông rất giỏi, kiếm tiền rất khá, không nề hà chuyện quét nhà hay nấu cơm phụ vợ, nhưng ông có tật hay ghen. Dù vợ ông đã làm bà ngoại và nặng ngót nghét 80 ký, hễ thấy bà đứng nói chuyện với đàn ông là ông kiếm chuyện chửi chó mắng mèo rồi mắng cả bà. Bà vợ bức xúc, đi kể cho cả xóm nghe “nỗi oan Thị Kính”, nhưng vài bữa đâu lại vào đấy – vợ chồng lại vui vẻ, bà cười hề hề: “Ổng thương tui nên mới ghen, với lại đi đâu mà kiếm được ông chồng tốt như vậy”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Bà Hương hiểu chồng mình rất tốt về nhiều mặt, chỉ có một khuyết điểm nhỏ xuất phát từ tình yêu của ông Trầm với mình. Bà sống với ông chồng hay ghen nhưng không hề cảm thấy ngột ngạt, vẫn vô tư nói chuyện với đàn ông khác, không bị cái ghen ám ảnh đến phải dè chừng. Ông Trầm có máu ghen, thấy vợ vịn vai, đụng tay đàn ông khác, ông khó chịu, phải thể hiện sự khó chịu đó ra. Nhưng ông cũng thừa hiểu vợ mình chỉ vô tư chứ không có ý “đầu mày cuối mắt” với người. Dù thỉnh thoảng có biểu hiện “hục hặc”, cả hai đều hiểu tính nết, bản chất của bạn đời nên họ sống với nhau không áp lực, nhờ thế mà họ sống vui vẻ với nhau tới già. Biết đâu nếu thiếu màu sắc ghen tuông ấy, có khi bà Hương lại cảm thấy kém vui.
Nguyên tắc để hiểu nhau
Hãy giúp vợ/chồng hiểu mình bằng cách giao tiếp đơn giản và trực tiếp. Muốn gì, ghét gì thì cứ nói ra, để trách bị hiểu sai, tránh buộc chàng/nàng phải đau đầu suy đoán. Phụ nữ vẫn hay bị gọi là chúa vòng vo – muốn gì cũng không nói ra mà để chồng phải tự đoán. Chồng mà không đoán đúng ý thì quy chụp tội không thương vợ.
Hãy luôn trung thực và yêu cầu vợ/chồng cũng phải trung thực với mình.
Thường xuyên dành thời gian trò chuyện để hiểu nhau. Khi bản thân gặp chuyện không vui, không hài lòng, nên chia sẻ với vợ/chồng và sẵn lòng cởi mở khi bạn đời gặp chuyện, cần bạn chia sẻ.
Nên dành nhiều thời gian sinh hoạt cùng nhau: duy trì thói quen ăn cơm, xem ti vi, đi siêu thị, tập thể dục… cùng nhau. Thời nay, người ta có quá nhiều mối quan hệ, nên đôi lúc chúng ta quên mất vợ hoặc chồng mình. Cuối ngày trở về nhà, ta mệt nhoài, không còn sức để trò chuyện cùng bạn đời. Đây là lỗi nghiêm trọng của thời cách mạng công nghiệp 4.0: mỗi khi rảnh rỗi, ta lại ôm điện thoại chơi game, lướt Facebook thay vì trò chuyện, tìm hiểm tâm tư của vợ/chồng. Thói quen đó khiến vợ chồng dần trở nên xa cách, không còn có thể hiểu nhau, dễ dẫn đến tan vỡ.
Theo phunuonline.vn
Có một giai đoạn đáng sợ hơn cả ly hôn
Trong tình yêu cũng như trong quan hệ vợ chồng có một giai đoạn đáng sợ hơn chia tay, đó chính là chúng ta vốn dĩ vẫn ở đấy, lại chẳng thể gặp mặt hoặc liên lạc nhau mỗi ngày, cũng sớm chẳng còn gì để nói cùng nhau.
Một dạo, sau khi bảo tôi ngủ đi, anh ấy đăng lên trang cá nhân dòng trạng thái: "Cần ai đó tâm sự giãi bày...", tôi thấy vậy liền hỏi, thì chỉ nhận lấy câu trả lời: "Không phải nói cùng em!".
Lúc mới kết hôn, từ việc bà hàng xóm nhà bên bỏ chồng, đến chuyện con gà trống không gáy, con gà mái chưa đẻ, từ vấn đề nghiêm túc đến những câu chuyện tào lao, thứ gì cũng bày vẽ ra để kể với nhau, cùng luận bàn, cùng cười nói. Vậy mà bây giờ chỉ đơn giản một câu thăm hỏi, đã chẳng còn ai cất công đáp lời.
Cũng nghe chị kể, ngày mới quen nhau, hai chữ: "Anh ơi!", là lập tức bên kia, anh liên tục trả lời "Anh đây!", "Em sao đấy?", "Có đang nhớ anh à?", "Muốn anh qua đón đi chơi hả?". Còn bây giờ, cả ngày chẳng nói với nhau được hơn hai câu, đến tối đi làm về, chị vừa cầm điện thoại lên thì nhận được tin nhắn: "Hôm nay anh mệt, ngủ ngon".
Vậy đấy, một tuần 7 ngày thì hết 8 ngày mệt rồi bảo ngủ sớm, một tháng 30 ngày thì hết 31 ngày bận rồi kêu ngủ đi.
Có khi không phải chẳng có gì để nói, chỉ bởi người mà anh ta muốn kể nói vốn dĩ chẳng phải là mình.
Có khi không phải do chuyện tình cảm của mình nhạt nhoà, mà vì anh ta đang dần mặn mà với người khác.
Có khi không hẳn chuyện mình thay đổi, mà bởi họ đã muốn thay lòng.
Đó là khi chúng ta vốn dĩ vẫn ở đấy lại chẳng thể gặp mặt hoặc liên lạc nhau mỗi ngày, cũng sớm chẳng còn gì để nói cùng nhau. (Ảnh minh họa).
Điểm khiến người ta đau lòng nhất trong một mối quan hệ là không dứt khoát chia tay, nhưng lại chẳng còn là nơi ấm áp của cả hai, cứ nhùng nhằng giữa hai miền yêu-ghét. Người đàn ông mình yêu không chủ động rời bỏ, lại chẳng muốn đi cùng mình, vì bận hò hẹn cùng người khác.
Khi người ta thật sự yêu nhau, trăm vạn câu từ nhắn nhủ, sẻ chia còn không đủ để kể hết với nhau chỉ trong vỏn vẹn 24 tiếng.
Khi người ta đã cạn tâm kiệt lòng, không còn gì để nói chỉ là cái cớ bao biện cho sự tuyệt tình, im lặng chỉ là cái đà chuẩn bị cho lần chấm dứt mà thôi.
Nhưng ngặt nỗi, đàn ông chưa từng lo ngại tâm tình phụ nữ thổn thức, nên cứ làm thinh mặc sức giày vò. Đàn ông chưa từng lo nghĩ phụ nữ rất cần được để tâm đến cảm xúc, nên lúc bảo "Chúng mình chẳng còn gì để nói ...", cũng đâu sợ phụ nữ tổn thương...
Giá mà mọi thứ cứ rõ ràng, yêu thì hãy giữ, chán rồi thì buông ngay có lẽ phụ nữ sẽ chẳng phải đau đến chết đi sống lại khi quyết định rời đi.
Và giá mà trên đời, đừng có những "khúc nghỉ" nghiệt ngã trước khi ly hôn có lẽ phụ nữ sẽ tiết kiệm được thêm vài năm thanh xuân để nhiều cơ hội cho hạnh phúc mới...
Giá mà...mọi thứ cứ thẳng thắn được với nhau...
Theo Eva
5 cách tận hưởng cuộc sống độc thân khiến bạn hạnh phúc Bạn độc thân. Bạn xinh đẹp. Bạn tài năng. Bạn xứng đáng với điều đó mà không cần xấu hổ hay e ngại Cuộc sống ngày càng hiện đại, phụ nữ trở nên bình đẳng và có tiếng nói như nam giới. Điều đó thật tuyệt vời. Thế nhưng, định kiến về người phụ nữ không mất đi, nó như một dòng chảy...