Bạn có đang bỏ quên các vị trí này khi bôi kem chống nắng?
Tia cực tím là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư da và các chuyên gia tin rằng việc bôi kem chống nắng đầy đủ sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ này – liệu bạn có bỏ sót các vị trí này khi bôi kem chống nắng không?
Mặc dù bạn rất cẩn thận khi bôi kem chống nắng nhưng thử kiểm tra xem bạn có bỏ sót các vị trí quan trọng này không nhé!
1. Tai
Tai là một trong những vị trí xếp hạng 3 trong nguy cơ ung thư da. Ung thư da có thể xảy ra ở bất kì vùng da nào của cơ thể kể cả tai bao gồm vành tai – nơi mà ai cũng nghĩ là ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có chứa tia UV nhất.
Ảnh: Kim Phụng SKHN
2. Mí mắt
Mặc dù cách tốt nhất để bảo vệ mí mắt của bạn chính là đeo kính râm chắn tia UV nhưng nếu bạn đang tìm kiếm thêm các giải pháp giảm thâm nám và tàn nhang vùng mắt thì hãy sử dụng kem chống nắng cho mắt với thành phần vật lý (khoáng chất) lành tính và không gây xót mắt.
Ung thư da tại mí mắt đặc biệt khó điều trị nên tốt nhất bạn nên bảo vệ vùng da này thật cẩn thận nhé.
Ảnh: Kim Phụng SKHN
3. Môi
Video đang HOT
Son dưỡng môi có chỉ số SPF trên 30 sẽ giúp bảo vệ đôi môi của bạn dưới tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời. Và đảm bảo rằng bạn không quên thoa lại sau mỗi lần ăn hoặc uống, đặc biệt là ở ngoài trời hay khi bạn có thói quen liếm môi liên tục.
Ung thư da ở môi mặc dù ít phổ biến nhưng môi dưới có nguy cơ bị ung thư cao hơn tới 12 lần do diện tích tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn.
Ảnh: Kim Phụng SKHN
4. Ngón chân
Với người có thói quen đi dép, nhất là dép xỏ ngón, vào mùa hè thì tốt nhất bạn nên chú ý tới việc bôi kem chống nắng cho các đầu ngón chân của mình. Lớp móng chân có thể bảo vệ bên trên nhưng phần đầu ngón chân hở ra khi hoạt động ngoài trời vẫn sẽ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thúc đẩy nguy cơ ung thư da cùng các vấn đề về da khác nếu không được bảo vệ và chống nắng đúng cách.
Ảnh: Kim Phụng SKHN
5. Da đầu
Nghe có vẻ thật vô lý vì đã có mái tóc che phủ nhưng tóc chỉ có thể bảo vệ da đầu ở mức độ vừa phải. Và nếu bạn bị hói (!) hay tóc thưa thớt ở đỉnh đầu thì việc bôi kem chống nắng chuyên dụng cho phần da này đặc biệt cần thiết.
Với kem chống nắng cho da đầu bạn nên ưu tiên chọn kem chống nắng dạng gel để giảm nguy cơ bết tóc khi sử dụng. Ngoài ra, cách hiệu quả nhất vẫn là đội mũ dày rộng vành che cả đầu và khuôn mặt.
Ảnh: Kim Phụng SKHN
Làm cách nào để thoa kem chống nắng đúng cách?
Kem chống nắng sẽ hoạt động rất hiệu quả khi được sử dụng đúng cách, kể cả khi chỉ số SPF là 30. Dưới đây là các hướng dẫn bôi kem chống nắng để có thể được bảo vệ nhiều nhất khỏi tác hại của tia UV từ ánh nắng mặt trời:
- Chọn kem chống nắng phổ rộng chống lại tia UVA và tia UVB, chống nước với chỉ số SPF tối thiểu là 30
- Bôi kem chống nắng lên da khô ít nhất 15 phút trước khi ra ngoài
- Bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ hoạt động ở ngoài trời và sau mỗi 80 phút nếu bạn hoạt động dưới nước hoặc có các vận động đổ mồ hôi nhiều
- Bôi kem chống nắng lên tất cả các khu vực không được quần áo bảo vệ, bao gồm tai, da đầu, môi, ngón chân, mí mắt, sau gáy, cổ, mu bàn tay,…
- Sử dụng lượng kem chống nắng vừa đủ – khoảng 30ml cho toàn bộ cơ thể, không nên bôi quá ít khiến độ bảo vệ bị kém đi
- Bôi kem chống nắng trước khi trang điểm.
Infographics hướng dẫn bôi kem chống nắng theo định lượng toàn thân:
Ảnh: Kim Phụng SKHN
Trước khi bôi kem chống nắng, nàng đừng quên làm một việc vô cùng quan trọng sau
1 việc quan trọng nên làm trước khi bôi kem chống nắng để tránh tia UV và bảo vệ collagen tốt hơn.
Kem chống nắngcó vai trò không hề nhỏ đối với việc chống lại lão hóa. Nếu da của bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ, da sẽ bị tổn thương, sạm đen.Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF 30 hoặc cao hơn. Ngay cả khi bạn có ý định ra ngoài trong thời gian ngắn, bạn cũng nên tập thói quen thoa kem chống nắng hàng ngày cho da mặt.
1 việc quan trọng nên làm trước vài phút bôi kem chống nắng
Bôi một lớp dưỡng ẩm vài phút trước khi bôi kem chống nắng lên mặt. Vì các sản phẩm có chứa SPF được điều chế đặc biệt với một số thành phần bảo vệ da, do đó khi bạn thoa trước đó một lớp kem dưỡng ẩm sẽ giúp ngăn chặn mọi tia UV gay gắt. Chuyên gia cho rằng kem chống nắng luôn là bước cuối cùng trong thói quen chăm sóc da ban ngày của bạn. Bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào bạn thoa ngoài kem chống nắng đều làm loãng và giảm hiệu quả của nó.
Ảnh minh họa
2 lý do mà bạn nên bôi kem dưỡng trước khi bôi kem chống nắng
- Bảo vệ da tốt hơn: Trong khi kem dưỡng ẩm giúp làm mềm da, căng mịn da thì kem chống nắng hoạt động như một biện pháp bảo vệ da khỏi ánh nắng. Bạn không nhất thiết phải thoa kem dưỡng ẩm trước kem chống nắng, tuy nhiên, bạn thực sự nên làm nếu quan tâm đến sức khỏe của làn da và ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa.
- Giữ hiệu quả cho kem dưỡng:Kem chống nắng hoạt động như "bức tường thành" vững chắc của làn da. Nếu bạn bôi kem dưỡng ẩm sau cùng, nó sẽ không thể thẩm thấu vào da và bị rửa trôi, gây lãng phí tác dụng của chúng.
Thời gian sau khi bôi kem
Bạn nên để kem dưỡng ẩm của bạn vài phút trên da để chúng hấp thụ vào da tốt hơn. Bạn không nên trộn kem chống nắng và dưỡng ẩm vào nhau rồi bôi một lúc lên mặt vì mỗi sản phẩm lại có một tác dụng khác nhau.
Kem chống nắng nên được thoa trực tiếp lên một làn da sạch. Bạn nên rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt, chờ cho da khô rồi mới bắt đầu bôi kem chống nắng lên.
Hãy bôi kem chống nắng từ 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài. Chúng ta chỉ để nên để lớp chống nắng trên da khoảng 4-5 tiếng và sau đó rửa mặt lại và bôi lại một lớp khác trên bề mặt da.
Ô nhiễm môi trường, lớp ozone liên tục thủng và cạn kiệt khiến gia tăng nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tia tử ngoại. Thay vì hấp thụ được một lượng Vitamin D nhất định từ ánh nắng mặt trời, da chúng ta ngược lại còn có thể bị các tia độc hại xâm nhập. Áp dụng kem chống nắng hàng ngày có công dụngngăn chặn việc này xảy ra.
Rủi ro khi kem chống nắng dính vào mắt Giống như tất cả các bộ phận khác của cơ thể, điều quan trọng là phải thoa kem chống nắng quanh mắt, đặc biệt là mí mắt, nhưng phải tránh để kem chống nắng dính vào mắt... Kem chống nắng là hình thức bảo vệ chống lại ung thư da. Ung thư da là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất...