Bạn có biết ý nghĩa phong thủy và cách xác định cây Bạch Mã Hoàng Tử hợp tuổi nào?
Cây Bạch Mã Hoàng Tử được nhiều người trồng làm cảnh trong nhà nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ý nghĩa phong thủy của cây. Việc xác định cây Bạch Mã Hoàng Tử hợp tuổi nào cũng vô cùng quan trọng bởi nó có tác động đến vận may, tài lộc của bạn. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
2. Tác dụng của cây Bạch Mã Hoàng Tử3. Ý nghĩa phong thủy của cây Bạch Mã Hoàng Tử4. Cây Bạch Mã Hoàng Tử hợp tuổi nào?5. Cách lựa chọn và bố trí cây Bạch Mã Hoàng Tử6. Lưu ý khi chăm sóc cây Bạch Mã Hoàng Tử
1. Đặc điểm cây Bạch Mã Hoàng Tử
Cây Bạch Mã Hoàng Tử còn được dân gian gọi là cây Bạch Mã, tên khoa học là Aglaonema Pseudobracteatum, thuộc họ Araceae. Ngoài tự nhiên, cây có thể cao đến 1m5, cây trồng chậu thường cao trên 40cm. Bạch Mã thường mọc thành bụi, thân vươn thẳng đứng, màu trắng muốt, tán lá có gân trắng. Lá cây hình bầu dục lớn, nhọn ở đầu, màu xanh lơ, nhiều sọc gợn trắng.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử được nhiều người trồng làm cảnh trong nhà – Ảnh minh họa: Internet
Cây có rễ chùm, màu trắng ngà. Đặc điểm nổi bật của cây Bạch Mã là sinh trưởng nhanh, lan bụi rộng. Người trồng có thể nhân giống bằng cách tách bụi, sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc gieo trồng.
2. Tác dụng của cây Bạch Mã Hoàng Tử
Trong đời sống thường ngày, cây Bạch Mã Hoàng Tử dùng để trang trí. Cây được trồng ở nhiều nơi như nhà ở, văn phòng, khách sạn, quán ăn, quán cafe… Người ta cũng trồng Bạch Mã ngoài vườn hoặc công viên để giúp cảnh quan thêm sinh động.
Cây được trồng ở nhiều nơi như nhà ở, văn phòng, khách sạn, quán ăn, quán cafe… – Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhiên, tác dụng quan trọng hơn việc làm cảnh là cây có thể thanh lọc không khí. NASA đã xếp cây Bạch Mã vào 1 trong 10 loại cây làm sạch khói bụi tốt nhất. Cây có khả năng loại bỏ các khí độc hại như benzen và formaldehyde, mang lại không gian trong lành xung quanh nơi trồng.
Ngoài ra, cây còn là món quà tặng ý nghĩa mà những người yêu thiên nhiên hay trao cho nhau vào dịp đặc biệt như khai trương, khánh thành, tân gia, sinh nhật… Những người làm chủ hoặc làm sếp rất thích đặt một chậu cây Bạch Mã tại nơi kinh doanh hay làm việc của mình để thể hiện uy quyền.
Ngoài ra, cây còn là món quà tặng ý nghĩa mà những người yêu thiên nhiên hay trao cho nhau vào dịp đặc biệt như khai trương, khánh thành, tân gia, sinh nhật… – Ảnh minh họa: Internet
3. Ý nghĩa phong thủy của cây Bạch Mã Hoàng Tử
Video đang HOT
Bạch Mã Hoàng Tử mang vẻ đẹp của sự sang trọng, lịch lãm. Ngay từ tên gọi đã toát nên vẻ đẹp đẳng cấp của cây. Cây vươn thẳng mang ý nghĩa như sự vươn lên, tiến tới, thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống gia chủ. Bạn có thể trồng cây để cầu mong sự nghiệp luôn hanh thông. Nhiều người tin rằng cây Bạch Mã Hoàng Tử có thể mang đến nhiều may mắn, tài vận tốt cho người trồng.
Bạch Mã Hoàng Tử mang vẻ đẹp của sự sang trọng, lịch lãm – Ảnh minh họa: Internet
Bạch Mã hiếm khi ra hoa. Hoa sẽ tập trung thành cụm màu trắng ngả vàng, bao bọc bởi mo hoa trắng muốt. Mặc dù không quá nổi bật nhưng cây Bạch Mã Hoàng Tử ra hoa báo hiệu những điều tốt đẹp sắp đến với cuộc sống người trồng.
Mặc dù không quá nổi bật nhưng cây Bạch Mã Hoàng Tử ra hoa báo hiệu những điều tốt đẹp sắp đến với cuộc sống người trồng – Ảnh minh họa: Internet
4. Cây Bạch Mã Hoàng Tử hợp tuổi nào?
Có nhiều tác dụng và ý nghĩa phong thủy là thế nhưng chúng ta vẫn phải xác định xem cây c ây Bạch Mã Hoàng Tử hợp tuổi nào để có thể lựa chọn cây cảnh trang trí cho phù hợp.
Bạch Mã Hoàng Tử có màu sắc trắng ở tàu lá và lá nên cây được xếp vào hành Kim. Theo Ngũ hành phong thủy, qua sơ đồ về sự tương sinh và tương khắc, bạn có thể nhận ra cây Bạch Mã Hoàng Tử hợp tuổi nào. Nói một cách chính xác, những người mệnh Kim sẽ hợp với cây, ngoài ra còn có người mệnh Thủy.
Theo Ngũ hành phong thủy, qua sơ đồ về sự tương sinh và tương khắc, bạn có thể nhận ra cây Bạch Mã Hoàng Tử hợp tuổi nào – Ảnh minh họa: Internet
Theo thuyết ngũ hành, hành Kim đại diện cho các kim loại được bồi tụ từ các khoáng vật và đất đá sâu trong lòng đất. Do vậy, những người mệnh Kim thường có nét tính cách mạnh mẽ, độc đoán và tham vọng. Nhược điểm về tính cách lớn nhất của người mệnh này chính là cứng nhắc, thiếu linh hoạt trong nhiều hoàn cảnh.
Người mệnh Kim hợp với hướng Tây và Tây Bắc. Về màu sắc, người mệnh Kim hợp với màu nâu đất, màu vàng sậm, màu ánh kim và màu trắng. Sở dĩ như vậy bởi 2 màu nâu đất và màu vàng sậm đại diện cho hành Thổ – yếu tố sinh ra hành Kim theo thuyết ngũ hành. Còn hai màu trắng và ánh kim chính là màu chủ đạo của các kim loại trên Trái đất.
Người mệnh Kim hợp với màu nâu đất, màu vàng sậm, màu ánh kim và màu trắng – Ảnh minh họa: Internet
Những người mệnh Kim là những nhà tổ chức giỏi, họ độc lập và vui sướng với thành quả riêng của họ. Tin vào khả năng bản thân nên họ kém linh động mặc dù họ tăng tiến là nhờ vào sự thay đổi. Họ thuộc tuýp người người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ. Ngoài ra, muốn tăng vận khí của bản thân thì người mệnh Kim nên để 3 – 4 chậu cảnh trong nhà là thích hợp nhất và Bạch Mã Hoàng Tử chính là “tâm phúc” hàng đầu.
Muốn tăng vận khí của bản thân thì người mệnh Kim nên để 3 – 4 chậu cảnh trong nhà là thích hợp nhất và Bạch Mã Hoàng Tử chính là “tâm phúc” hàng đầu – Ảnh minh họa: Internet
Người thuộc mệnh Kim có tuổi sinh vào những năm: Nhâm Thân – 1932, 1992; Ất Mùi – 1955, 2015; Giáp Tý – 1984, 1924; Quý Dậu – 1933, 1993; Nhâm Dần – 1962, 2022; Ất Sửu – 1985, 1925; Canh Thìn – 1940, 2000; Quý Mão – 1963, 2023; Tân Tỵ – 1941, 2001; Canh Tuất – 1970, 2030; Giáp Ngọ – 1954, 2014; Tân Hợi – 1971, 2031.
5. Cách lựa chọn và bố trí cây Bạch Mã Hoàng Tử
Khi chọn cây Bạch Mã Hoàng Tử để trang trí trong nhà, nên chọn những chậu cây, cụm cây nhìn qua có sức sống, có sự phát triển ổn định. Chọn những cây có thân màu trắng mọc thành từng cụm, thân cây vươn thẳng cứng cáp. Gân của lá và sống lá có màu trong suốt, tán lá xòe rộng và có màu xanh mượt mà ở mặt trước và xanh đậm ở mặt sau. Lá không bị úa vàng hay rủ rộng ra xung quanh mà thông thường sẽ mọc thẳng đứng, vươn lên mạnh mẽ. Cũng nên chú ý tránh chọn những chậu cây có lá cuộn lại theo chiều dọc, đây là những cây mang mầm bệnh không thích hợp trồng trong nhà, nhất là trong môi trường làm việc.
Khi chọn cây Bạch Mã Hoàng Tử để trang trí trong nhà, nên chọn những chậu cây, cụm cây nhìn qua có sức sống, có sự phát triển ổn định – Ảnh minh họa: Internet
Cũng như các loại cây chuyên trang trí trong nhà khác, cây Bạch Mã Hoàng Tử cũng có thể sống cả trong đất và nước. Vì vậy khi lựa chọn cây cho bàn làm việc của mình, bạn nên cân nhắc chọn cây trồng đất hoặc trồng thủy canh sao cho phù hợp với mệnh tuổi và sở thích của mình nhất.
Về vị trí đặt cây trên bàn làm việc sao cho hợp phong thủy, trước tiên vị trí phù hợp để đặt mọi cây trang trí đều là hướng Đông và cây Bạch mã hoàng tử cũng không ngoại lệ. Vì hướng Đông mang đến nhiều ánh sáng tự nhiên cũng mang đến nhiều nguồn năng lượng tích cực hơn nên đặt cây tại hướng này sẽ mang lại nhiều tài lộc may mắn cho người trồng.
Về vị trí đặt cây trên bàn làm việc sao cho hợp phong thủy, trước tiên vị trí phù hợp để đặt mọi cây trang trí đều là hướng Đông – Ảnh minh họa: Internet
Đồng thời cũng nên chú ý tránh đặt cây ở những nơi quá tối tăm bí bách, nếu vị trí đặt cây trên bàn thiếu ánh sáng thì mỗi tuần nên mang cây ra ngoài ánh nắng tối thiểu 2 tiếng để cây phát triển tốt nhất.
6. Lưu ý khi chăm sóc cây Bạch Mã Hoàng Tử
Nếu bạn sở hữu một cây Bạch Mã Hoàng Tử thì chắc chắn rằng bạn cần lưu ý hơn về cách chăm sóc loại cây này. Bởi một cây xanh tươi tốt đặt trên bàn làm việc mới có thể mang lại cho bạn những điều tốt lành và may mắn cho công việc, sự nghiệp.
Nếu bạn sở hữu một cây Bạch Mã Hoàng Tử thì chắc chắn rằng bạn cần lưu ý hơn về cách chăm sóc loại cây này – Ảnh minh họa: Internet
Bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây khoảng 2 lần trong 1 tuần và tránh tưới trực tiếp lên lá cây để lá không bị héo úa. Chúng ưa thích bóng râm hoặc bán bóng râm, nếu đặt cây trong phòng kín thì bạn cần phải cho chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu là 120 phút mỗi tuần. Loại cây này không thể sống dưới nhiệt độ là 13 độ C, nhiệt độ thích hợp cho cây là 18 đến 24 độ C. Chúng phù hợp với tất cả các loại đất nhưng lưu ý phải đảm bảo độ ẩm trong đất cho cây phát triển.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Đặng Hồng Thắm
Theo Phunusuckhoe.vn
Những loài hoa là biểu tượng của may mắn, "đại cát đại lợi", gia đình nào cũng nên có một lọ trong nhà
Theo chuyên gia phong thủy, cắm hoa trong nhà không chỉ có tác dụng trang trí, làm không gian sống trở nên tươi vui hơn mà còn có ý nghĩ "mời gọi" may mắn.
Những loại hoa nên cắm trong nhà
Hoa lan từ lâu được coi là biểu tượng của sự sinh sản trong phong thủy. Ngoài ra, nó còn đại diện cho việc tìm kiếm sự hoàn hảo trong cuộc sống. Hoa lan có vẻ đẹp hoàn hảo, sang trọng, vẻ đẹp và sự thuần khiết nên được rất nhiều gia đình yêu thích, trưng bày trong nhà.
Hoa thủy tiên - loài hoa vừa tạo cảm giác đầm ấm vừa có khả năng trừ tà, mang đến những luồng từ trường cát tường và vượng khí tài lộc cho cả gia đình
Hoa sen được coi là biểu trưng của sự hoàn hảo, khi được trang trí và sử dụng ở gia đình sẽ mang ý nghĩa cầu mong cả nhà có sức khỏe dồi dào, nhiều tiền của, cuộc sống cân bằng...
Hoa mẫu đơn từ lâu đã được dùng trong phong thủy là biểu tượng cho tình yêu, sự lãng mạn. Nó còn là đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ.
Hoa cúc trong phong thủy được coi là biểu tượng cuộc sống thảnh thơi và cân bằng. Loài hoa này được coi là có năng lượng âm dương mạnh mẽ vì vậy được dùng bài trí để thu hút may mắn cho ngôi nhà.
Những lưu ý khi cắm hoa trong nhà
Theo các chuyên gia phong thủy, để cắm hoa trong nhà mang lại may mắn, gia chủ nên chú ý đến màu sắc và số lượng hoa.
Ví dụ, gia chủ mệnh Kim lại thích hợp với hoa trắng, vàng; mệnh Mộc thích hợp với những loại hoa màu xanh nước biển, màu lục; mệnh Thủy có thể trưng hoa trắng, xanh dương; mệnh Hỏa thích hợp với hoa màu đỏ hay xanh lục; mệnh Thổ nên chưng hoa vàng hay đỏ.
Về số lượng bông hoa trong một bình, để hợp tuổi, các chuyên gia phong thủy khuyên rằng nên chọn những con số mang lại may mắn cho gia chủ. Chẳng hạn, người tuổi Hợi, Mão, Mùi nên cắm 6 bông trong một bình. Tuổi Tỵ, Dậu, Sửu cắm 9 bông hoa trong bình. Người có tuổi Dần, Ngọ, Tuất nên cắm 2 bông hoa. Còn đối với tuổi Thân, Tí, Thìn nên đặt bình hoa có 7 bông.
* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo Thanh Huyền/Khoevadep
Còn để tủ lạnh kiểu này, đừng trách sao Thần Tài "hắt hủi", mãi không ăn nên làm ra Tủ lạnh không kê đối diện hoặc gần bếp nấu vì khí nóng từ bếp và hơi lạnh từ tủ lạnh xung khắc với nhau sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe của gia chủ. Nên đặt tủ lạnh ở vị trí nào để không phạm phong thủy? Phong thủy học gọi tủ lạnh là "tài khố" (kho của). Vị trí bài trí tủ...