Bạn có biết trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch chậm phát triển?.
Trong một phát biểu về mối liên quan giữa sinh mổ và sự phát triển của trẻ, PGS.TS.BS Vũ Thị Nhung – Chủ tịch Hội sản khoa Tp.HCM đã chia sẻ thông tin khiến các bà mẹ không khỏi giật mình: trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch kém phát triển hơn trẻ sinh thường.
Có dịp tiếp xúc với các bác sỹ nhi khoa mới biết hầu hết những trăn trở của các mẹ có con sinh mổ là trẻ rất hay bị khò khè, dị ứng, hen suyễn và thường xuyên bị ốm vặt. Nguyên nhân gây ra những bệnh này là do trẻ sinh mổ sở hữu hệ miễn dịch kém phát triển, cụ thể trẻ sinh mổ có nguy cơ dị ứng cao gấp 5 lần trẻ sinh thường, nguy cơ bị hội chứng suy hô hấp cấp cao gấp 2,6 lần…
Theo PGS.TS.BS Vũ Thị Nhung, tuy sinh mổ sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhưng không phải mẹ nào cũng hiểu rõ về vấn đề này.
Vì sao hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ kém phát triển hơn?
Giải thích lý do vì sao hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ chậm phát triển hơn trẻ sinh thường, PGS.TS.BS. Vũ Thị Nhung đã chia sẻ: “hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đường sinh tự nhiên của mẹ (âm đạo) vốn có chứa nhiều lợi khuẩn giúp kích thích hệ vi sinh đường ruột cho bé. Bé sinh mổ lại không đi qua đường âm đạo nên không được tiếp xúc với những lợi khuẩn này khiến hệ vi sinh đường ruột chậm kích hoạt hơn. Hơn nữa, mẹ sinh mổ thường lên sữa chậm và chỉ được tiếp xúc với bé sau khi sinh từ 4 – 5 giờ nên bé sẽ được bú mẹ muộn hơn so với bé sinh thường, làm chậm việc tiếp xúc với các kháng thể trong sữa non của mẹ cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Những tác nhân trên là nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch của bé sinh mổ kém phát triển hơn và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thiện (6 tháng) so với trẻ sinh thường (10 ngày). Với một hệ miễn dịch chậm hoàn thiện hơn, bé sinh mổ dễ mắc một số bệnh hơn trẻ sinh thường như dị ứng, chàm sữa, hen suyễn, khò khè, ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng phát triển lâu dài của bé từ những năm tháng đầu đời”.
Video đang HOT
Không chỉ dừng lai ở hệ miễn dịch kém phát triển, trẻ sinh mổ còn thường bị khò khè, thậm chí còn có nguy cơ bị suy hô hấp cấp và các bệnh hô hấp sau này. Nguyên nhân là vì khi sinh mổ, trẻ không được đi qua ống sinh tự nhiên của mẹ, do đó phổi của trẻ không được lực co thắt mạnh của tử cung ép chặt để vắt sạch nước ối trong phổi, dẫn đến tình trạng tồn dịch phổi. Cộng thêm thời gian tiếp xúc với vi khuẩn và mầm bệnh tại môi trường bệnh viện lâu hơn trẻ sinh thường cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Thực trạng sinh mổ ở Việt Nam và những điều lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh mổ
Như PGS.TS.BS Vũ Thị Nhung đã chia sẻ, do các mẹ không hiểu hết những ảnh hưởng không tốt của việc chào đời bằng phương pháp sinh mổ đối với sức khỏe, đặc biệt là hệ miễn dịch của trẻ, nên ngoài những lý do bắt buộc như: thai phụ lớn tuổi, có vết mổ lấy thai cũ, suy thai (sức khỏe thai nhi yếu), nhau tiền đạo thì các mẹ còn lựa chọn phương pháp này vì muốn có giờ sinh đẹp, lý do thẩm mỹ và tâm lý sợ đau… Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nên sinh mổ ngày càng được đánh giá là phương pháp sinh an toàn, cũng vì vậy tỉ lệ này ở nước ta hiện nay là gần 60% tổng số ca sinh. Đây quả là con số đáng báo động.
Để chăm sóc bé sinh mổ, PGS.TS.BS Vũ Thị Nhung khuyên mẹ cần cho bé bú càng sớm càng tốt vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chứa nhiều kháng thể hỗ trợ cho hệ miễn dịch của bé. Để giúp bé an toàn trước các tác nhân gây bệnh, mẹ hãy tuân thủ đúng lịch tiêm phòng và khám định kỳ để chắc chắn rằng bé luôn được bảo vệ. Đặc biệt đối với mẹ cho con bú, trong trường hợp phải sử dụng thuốc giảm đau do vết mổ, mẹ phải tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo rằng tác dụng phụ của thuốc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong trường hợp được chỉ định dùng sữa bột, các loại sữa có công thức lcFOS và scGOS là lựa chọn rất tốt cho các mẹ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
Theo VNE
Trẻ sinh mổ có nguy cơ hen suyễn cao hơn.
Đây là kết luận từ Viện Nghiên Cứu Bà mẹ và Trẻ em của Na Uy (MoBa) sau một nghiên cứu so sánh mối quan hệ giữa phương pháp sinh và khả năng phát triển của hen suyễn trong giai đoạn 3 năm đầu đời của trẻ.
Theo thống kê, khoảng 300 triệu người trên thế giới mắc bệnh hen suyễn và căn bệnh này cướp đi sinh mạng của 250 ngàn người mỗi năm. Ngoài việc tác động bởi gen di truyền, các yếu tố môi trường cũng là nguyên nhân gây nên hen suyễn như bụi, thuốc lá, nấm mốc, vật nuôi, thức ăn, thời tiết.
Trong nghiên cứu của MoBa, 37.000 bà mẹ hoàn toàn không có yếu tố di truyền với bệnh hen suyễn được đem ra khảo sát với mục tiêu nghiên cứu mối tương quan giữa phương pháp sinh và sự phát triển của căn bệnh hen suyễn lên trẻ. MoBa đã đưa ra kết luận rằng trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn trẻ sinh thường trong ba năm đầu đời, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong những năm tháng về sau so với trẻ sinh thường.
Mặc dù có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của trẻ được công bố từ rất nhiều nghiên cứu, sinh mổ không vì thế mà có xu hướng giảm đi. Riêng tại Việt Nam, các bệnh viện lớn như Từ Dũ, Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai ... thì tỉ lệ sinh mổ ngày càng gia tăng. Một phần nhỏ các ca sinh mổ là do sản phụ chủ động vì lí do thẩm mĩ, tâm lí sợ đau, chủ động giờ sinh; phần đông các ca thường được chỉ định trong những trường hợp biến chuyển xấu trong khi sinh như suy thai cấp, vỡ ối sớm hay giục sinh thất bại hoặc trong quá trình mang thai xảy ra hiện tượng bất thường như bất xứng đầu chậu, nhau quấn cổ hay ngôi thai bất thường.
Trẻ sinh mổ và hệ miễn dịch
Những tiến bộ của y học ngày nay giúp sinh mổ ngày càng trở nên an toàn, nhanh chóng, chủ động và vì thế đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, việc một em bé sinh mổ có hệ miễn dịch kém hơn dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh cao hơn (bao gồm bệnh hen suyễn như trong nghiên cứu của Moba) là điều không phải bà mẹ sinh mổ nào cũng biết.
Giải thích cho nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ yếu hơn trẻ sinh thường, Ths. BS Lê Quang Thanh - Giám Đốc Bệnh Viện Từ Dũ - chia sẻ: "Đường sinh tự nhiên của mẹ (qua âm đạo) có chứa nhiều vi khuẩn có ích giúp kích thích hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ sinh mổ không đi qua đường âm đạo nên không được tiếp xúc với những vi khuẩn có ích này khiến hệ vi sinh đường ruột chậm kích hoạt hơn. Ngoài ra, việc chậm được tiếp xúc với các kháng thể có ích trong sữa mẹ do phải cách ly 4 - 5 giờ sau sinh cũng là nguyên nhân cho việc chậm kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ. Một em bé sinh thường mất 10 ngày để hoàn thiện hệ miễn dịch trong khi quá trình này mất 6 tháng ở một em bé sinh mổ."
Bên cạnh việc sở hữu một hệ miễn dịch chậm phát triển hơn, trẻ sinh mổ do không đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ, lồng ngực không bị ép chặt để vắt sạch nước ối từ phổi nên có nguy cơ tồn dịch trong phổi dẫn đến khò khè, suy hô hấp cấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp sau này. Ngoài ra, thay vì chỉ phải nằm viện 3 ngày như trẻ sinh thường, thời gian nằm viện của trẻ sinh mổ thường là 5 đến 7 ngày nên trẻ sinh mổ phải tiếp xúc với nhiều vi khuẩn gây bệnh trong môi trường bệnh viện, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Lời khuyên để chăm sóc trẻ sinh mổ
Hiểu được những khó khăn trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp phải, mẹ cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận và chu đáo trong giai đoạn đầu đời để "bù đắp" cho thiệt thòi của trẻ, đặc biệt là hệ miễn dịch.
Ths. BS Lê Quang Thanh cho biết thêm: "Để đảm bảo sự cân bằng giữa vi khuẩn có ích và vi khuẩn có hại theo tỉ lệ 85% và 15% (mức độ chuẩn của một cơ thể khỏe mạnh), chỉ cần cho trẻ bú mẹ sớm nhất có thể và bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Trong điều kiện không cho phép bú sữa mẹ hoặc được chỉ định dùng sữa công thức, mẹ có thể tìm đến sự hỗ trợ của các loại sữa có công thức tương tự như sữa mẹ, có chứa oligosaccharides (lcFOS & scGOS) - một trong những thành phần chính của sữa mẹ giúp ức chế sự gia tăng của các vi khuẩn có hại và kích thích các vi khuẩn có ích phát triển, xây dựng và hoàn thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sự phát triển của hệ miễn dịch, giảm khả năng nhiễm trùng và dị ứng cho trẻ"
Với những phân tích trên đây, hy vọng các mẹ có cái nhìn đúng và đủ đối với vấn đề sinh mổ cũng như có cách chăm sóc hợp lý cho hệ miễn dịch của trẻ - nền tảng cho sự phát triển sức khỏe lâu dài.
Theo VNE
Sinh mổ: Tai biến rình rập chị em Hiện nay, tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng, vì các bà mẹ cho rằng sinh mổ sẽ giúp đỡ đau và có tính thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, sinh mổ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cả mẹ lẫn con. Những trường hợp nào nên sinh mổ Theo lời khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, không phải bà...