Bạn có biết: Lá bàng chữa bệnh gì?
Cây bàng vốn là loại cây quen thuộc của người dân Việt. Công dụng của lá bàng đối với sức khỏe đã được công nhận trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. Vậy lá bàng chữa bệnh gì?
Thời gian gần đây, lá bàng được nhiều người áp dụng trong các bài thuốc dân gian để chữa các bệnh thường gặp. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho thắc mắc lá bàng chữa bệnh gì.
Lá cây bàng chữa bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu lá bàng chữa bệnh gì, chúng ta sẽ tìm hiểu thông tin về các hoạt chất có trong lá bàng.
Các nghiên cứu cho thấy, trong lá bàng chữa nhiều hoạt chất flavonoid, tanin, phytosterol có tác dụng làm cho vết thương chóng lành và ngăn ngừa viêm nhiễm – Ảnh: Internet
Theo Đông y, hầu hết các bộ phận của lá bàng đều có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên phần lá lá thường được ứng dụng vào chữa bệnh nhiều nhất. Các nghiên cứu cho thấy, trong lá bàng chữa nhiều hoạt chất flavonoid, tanin, phytosterol có tác dụng làm cho vết thương chóng lành và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Đặc biệt là hoạt chất tanin trong lá bàng có khả năng sát khuẩn mạnh, ngăn chặn quá trình mưng mủ, làm vết thương chóng lành. Vì vậy lá bàng có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về viêm nhiễm như viêm da cơ địa, viêm nhiễm phụ khoa, các vết chốc lở, sâu răng, viêm nướu, viêm họng…
Lá bàng chữa viêm da cơ địa
Cách 1: Bôi nước lá bàng non
Thông thường người ta hay sử dụng lá bàng bánh tẻ, không già cũng không non trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh bằng lá bàng. Tuy nhiên trong bài thuốc chữa viêm da cơ địa này bạn nên sử dụng lá bàng non để đạt hiệu quả cao nhất.
Nguyên liệu: 1 nắm lá bàng non, 1 nhúm muối hạt.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá bàng non sau đó ngâm với nước muối loãng 5 phút. Vớt ra để ráo.
Cho lá bàng non vào cối giã nát, thêm vài hạt muối. Chắt lấy nước cốt.
Hàng ngày bạn rửa sạch da, lấy tăm bông thấm vào nước cốt lá bàng rồi bôi lên da, giữ nguyên như vậy cho đến sáng hôm sau mới rửa sạch bằng nước .
Áp dụng phương pháp này ít nhất 2 lần mỗi ngày để làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.
Lá bàng chữa viêm da cơ địa – Ảnh: Internet
Cách 2: Ngâm nước lá bàng
Nguyên liệu: 1 nắm lá bàng non.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá bàng non sau đó ngâm với nước muối loãng 5 phút. Vớt ra để ráo.
Cho lá bàng non vào nồi nước đun sôi trong 5 phút.
Chờ nước nguội bớt rồi ngâm toàn bộ vùng da bị bệnh vào trong nước đun lá bàng non khoảng 15 phút.
Áp dụng phương pháp này ít nhất 2 lần mỗi ngày để làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.
Cách 3: Đắp lá bàng chữa viêm da cơ địa
Video đang HOT
Nguyên liệu: 1 nắm lá bàng non.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá bàng non sau đó ngâm với nước muối loãng 5 phút. Vớt ra để ráo.
Cho lá bàng non vào cối giã nát.
Hàng ngày bạn rửa sạch da, lấy hỗn hợp lá bàng vừa giã đắp lên da, giữ nguyên như vậy khoảng 15 phút cho chất tanin trong lá bàng thấm vào vùng da tổn thương làm lành các vết thương trên da. Sau 15 phút nên vệ sinh da bằng nước muối loãng.
Hàng ngày bạn rửa sạch da, lấy hỗn hợp lá bàng giã nát đắp lên da để chữa viêm da – Ảnh: Internet
Áp dụng phương pháp này mỗi ngày để làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.
Cách 4: Tắm nước lá bàng non
Nguyên liệu: 1 nắm lá bàng non, 1 nhúm muối hạt.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá bàng non sau đó ngâm với nước muối loãng 5 phút. Vớt ra để ráo.
Đun nước lá bàng cùng với 1 thìa muối hột 5 phút. Để nguội bớt rồi tắm nước này mỗi ngày, những vết thương trên da sẽ lành nhanh chóng.
Áp dụng phương pháp này ít nhất 2 lần mỗi ngày để làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.
Dùng lá bàng trong điều trị bệnh phụ khoa
Rửa vùng kín bằng nước lá bàng
Nguyên liệu: 15 chiếc lá bàng bánh tẻ, 3 thìa muối hạt.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá bàng sau đó ngâm với nước muối loãng 5 phút. Vớt ra để ráo rồi cắt nhỏ.
Cho lá bàng vào nồi nước đun sôi. Vặn nhỏ lửa và nấu thêm 30 phút để các hoạt chất kháng sinh hòa tan hết vào nước.
Dùng lá bàng trong điều trị bệnh phụ khoa – Ảnh: Internet
Gạn nước lá bàng ra một cái chậu nhỏ, để nguội bớt. Dùng nước lá bàng này để rửa bên ngoài vùng kín, không thụt sâu vào bên trong.
Áp dụng phương pháp này ít nhất 2 lần mỗi ngày để làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Nước lá bàng hoạt động như một chất sát trùng giúp làm sạch vùng kín, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giảm các cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Xông hơi bằng nước lá bàng
Nguyên liệu: 15 chiếc lá bàng bánh tẻ, 3 thìa muối hạt.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá bàng sau đó ngâm với nước muối loãng 5 phút. Vớt ra để ráo rồi cắt nhỏ.
Cho lá bàng vào nồi nước đun sôi. Vặn nhỏ lửa và nấu thêm 30 phút để các hoạt chất kháng sinh hòa tan hết vào nước.
Gạn nước lá bàng ra một cái chậu nhỏ, để nguội bớt rồi ngồi lên trên để xông vùng kín. Chú ý giữ khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng. Đợi cho nước nguội hoàn toàn thì rửa sạch phần bên ngoài vùng kín.
Áp dụng phương pháp này mỗi ngày để làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.
Một số tác dụng chữa bệnh khác của lá bàng
Ngoài tác dụng chữa viêm da cơ địa và bệnh phụ khoa thì lá bàng có tác dụng chữa bệnh gì nữa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số tác dụng chữa bệnh thông dụng khác của lá bàng.
Lá bàng chữa nhiệt miệng
Lá bàng chữa nhiệt miệng – Ảnh: Internet
Lấy một nắm lá bàng non rửa sạch, ngâm với nước muối loãng 5 phút. Sau đó vớt ra rửa sạch rồi cho toàn bộ lá bàng vào nồi nước đun sôi 30 phút.
Vớt bỏ lá bàng, lấy nước đổ vào bình thủy tinh. Hàng ngày bạn ngậm nước lá bàng nhiều lần cho đến khi khỏi. Lưu ý, khi ngậm nước lá bàng, răng miệng bạn sẽ bị xỉn màu do nhựa tiết ra từ lá bàng. Bạn không cần phải lo lắng quá vì sau khi điều trị khỏi, bạn không ngậm nước lá bàng nữa thì tự động sẽ hết màu.
Lá bàng chữa sâu răng, viêm nướu
Bạn đun sôi nước lá bàng như cách làm ở trên và đổ nước là bàng vào bình thủy tinh cất trong tủ lạnh dùng dần. Mỗi ngày 2 lần sáng và tối vạn ngậm nước lá bàng để trị sâu răng và các mảng bám. Chỉ trong vòng 1 tuần bạn sẽ thấy các dấu hiệu của bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Lá bàng trị viêm họng
Dùng 7 đến 10 lá bàng non và 1 thìa muối hạt cùng với 250 ml nước lọc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Lọc lấy nước cốt bỏ bã. Cho nước cốt vào chai thủy tinh cất vào tủ lạnh dùng dần.
Mỗi lần dùng bạn lấy nước này súc miệng. Ngày thứ nhất súc miệng bằng nước lá bàng 4 tiếng một lần. Những ngày tiếp theo bạn chỉ cần súc miệng mỗi ngày một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Lưu ý, sau khi súc miệng bằng lá bàng thì không súc miệng lại mà để nguyên như vậy đi ngủ tạo điều kiện cho các tinh chất trong lá bàng phát huy tác dụng.
Lá bàng trị viêm họng – Ảnh: Internet
Lưu ý khi dùng lá bàng để chữa bệnh
- Lá bàng tuy có một số công dụng chữa bệnh đã được chứng mình nhưng nó cũng tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người, có người may mắn khỏi và có người thì không thuyên giảm.
- Trong lá bàng chứa các chất kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng tốt trong các bệnh về vi trùng. Tuy nhiên nó chỉ chữa khỏi được những căn bệnh bị viêm nhiễm nhẹ. Những trường hợp nặng hơn thì nên thăm khám, không nên tự ý chữa bệnh ở nhà sẽ gây ra nhiều hậu quả.
- Nhiều người còn thắc mắc uống nước lá bàng chữa bệnh gì? Thực chất người ta chỉ sử dụng nước lá bàng để bôi ngoài da, xông hơi, chưa có bằng chứng sử dụng để uống có thể chữa khỏi bệnh. Vì vậy bạn không nên nghe thông tin truyền miệng uống nước lá bàng để chữa bệnh như một số trường hợp đồn thổi uống nước lá bàng có thể chữa được bệnh ung thư.
Hi vọng qua bài viết trên đây bạn đã nắm được một số thông tin lá bàng và hiểu rõ được lá bàng chữa bệnh gì để có thể áp dụng vào trong cuộc sống chữa các bệnh thường gặp.
Hà Phong (T.H)
Theo phunuvagiadinh.vn
Mua nước rửa tay khô phòng bệnh, nên chú ý chi tiết này trên vỏ để tránh mua phải hàng giả
Lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19, nhiều cơ sở sản xuất đã làm giả, làm nhái các loại dung dịch sát khuẩn, nước rửa tay khô để bán ra thị trường nhằm trục lợi.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần thận trọng khi mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần để tránh rước họa vào người.
Tràn lan nước rửa tay khô trôi nổi, kém chất lượng
Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Bắc Giang) phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã tiến hành kiểm tra, phát hiện gần 1.200 chai nước rửa tay khô mang nhãn hiệu Gel Thuần Việt (của công ty TNHH Thu Minh) không có công bố tiêu chuẩn chất lượng.
Theo đó, dù cơ sở sản xuất này không được cấp phép đủ điều kiện sản xuất sản phẩm nước rửa tay khô để bán ra thị trường. Tuy nhiên, thấy thị trường đang khan hiếm mặt hàng này nên công ty đã sản xuất số lượng lớn sản phẩm trên để bán kiếm lời.
Người dân nên chọn mua, sử dụng những sản phẩm được sản xuất bởi những đơn vị uy tín, có địa chỉ, nguồn gốc, tem, nhãn mác rõ ràng, được kiểm định và cấp phép của Bộ Y tế. Ảnh minh họa
Hay trước đó, Công an tỉnh Thái Bình cũng đã phát hiện tạm giữ hàng nghìn chai nước rửa tay, tinh dầu của Công ty Thiên Y Việt để phục vụ điều tra hành vi sản xuất hàng giả. Qua công tác điều tra, xác định các sản phẩm này không được sản xuất theo đúng quy định. Bên cạnh đó, các sản phẩm này dán nhãn mác mang tên nước ngoài song chưa đăng ký, chưa được kiểm tra chất lượng.
Không chỉ 2 đơn vị trên, hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là dung dịch rửa tay khô có khả năng sát khuẩn phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, chất lượng các sản phẩm này ra sao vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng.
Theo các chuyên gia, dung dịch sát khuẩn hay nước rửa tay khô sát khuẩn được sản xuất dưới nhiều dạng, trong đó phổ biến nhất là dạng nước, xịt hoặc gel. Các sản phẩm này có thành phần chính là cồn y tế (loại cồn 70 độ), nước, tinh dầu, chất diệt khuẩn...
Nếu nước rửa tay khô có nồng độ cồn quá thấp (dưới 60 độ) thì không có tác dụng diệt khuẩn hoặc tác dụng diệt khuẩn quá thấp. Trong khi đó, nếu nồng độ cồn quá cao (90 độ) thì sẽ làm đông, vón cục lớp protein trên bề mặt vi khuẩn, virus làm giảm tác dụng diệt khuẩn.
Tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe
Các chuyên gia cảnh báo, trong bối cảnh lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhiều loại nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn giả, kém chất lượng được trà trộn vào thị trường, người dân cần thận trọng khi mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc, thành phần để tránh rước họa vào người.
Như trường hợp gia đình chị Thanh Hương (trú tại Hà Đông, Hà Nội) là ví dụ. Vài ngày trước, cậu con trai 4 tuổi nhà chị liên tục kêu ngứa ở tay, nhưng nghĩ con bị côn trùng hay muỗi đốt nên chị chỉ xoa nhẹ tay cho con. Tuy nhiên, 2 hôm gần đây, chị thấy con gãi nhiều xước cả da tay, rớm máu nên mới vội đưa đến phòng khám da liễu gần nhà để kiểm tra.
Thận trọng khi dùng các loại nước rửa tay khô không rõ thành phần, nguồn gốc tránh gây hại sức khỏe. Ảnh minh họa
Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết, bé nhà chị bị viêm da cơ địa. Khi ấy chị Hương mới ngờ ngợ việc mình đôi khi cũng bị ngứa ở tay. Theo lời người phụ nữ này, trước đó 2 tuần, để phòng ngừa dịch bệnh COVID-19, chị có mua 2 chai nước rửa tay khô được bán trên mạng với giá 120.000 đồng/chai 200ml về để cả gia đình dùng phòng bệnh.
Tuy nhiên, khi bác sĩ hỏi chị về thành phần chính trong lọ nước rửa tay đó, chị Hương lắc đầu không biết. Theo lời bác sĩ, việc dùng dung dịch sát khuẩn kém chất lượng cũng dễ gây tổn hại đến da, thậm chí gây nhiều hệ lụy khác nếu thành phần của chúng chứa nhiều cồn công nghiệp và các chất hóa học gây hại khác không được phép lưu hành, sử dụng.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám trong tình trạng da tay mẩn ngứa, bong tróc. Qua khai thác bệnh sử, một số người cho biết, họ có sử dụng dung dịch sát khuẩn mua ngoài thị trường hoặc tự pha chế để phòng bệnh.
Tương tự, Bệnh viện Da liễu TPHCM cũng đã tiếp nhận một số bệnh nhân bị các vấn đề về da tay khi sử dụng nước rửa tay sát khuẩn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo về chất lượng.
BSCK2 Trần Kim Phượng, Trưởng Khoa Thẩm mỹ da (Bệnh viện Da liễu TPHCM) cho biết, những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không những không đem lại hiệu quả về mặt sát khuẩn, phòng bệnh mà còn khiến da tay, da nơi tiếp xúc trở nên khô. Khi dùng nhiều lần trong thời gian dài, da sẽ càng khô hơn, dễ bị bong tróc, gây ngứa và các bệnh lý viêm da cơ địa.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên chọn mua, sử dụng những sản phẩm được sản xuất bởi những đơn vị có uy tín, có địa chỉ, nguồn gốc, tem, nhãn mác rõ ràng, được kiểm định và cấp phép của Bộ Y tế để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cũng như tránh rước họa vào người.
Cách nhận diện hàng giả, hàng kém chất lượng
Dung dịch sát khuẩn đảm bảo tiêu chuẩn là loại được các doanh nghiệp, cơ sở uy tín sản xuất, trên bao bì sản phẩm có địa chỉ, nguồn gốc, tem, nhãn mác, ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng, được kiểm định và cấp phép của Bộ Y tế.
Các sản phẩm chính hãng sẽ diệt được đa số vi khuẩn bám trên bề mặt da, hạn chế thấp nhất viêm da, kích ứng đỏ, ngứa da khi sử dụng. Một số sản phẩm còn có tác dụng làm mềm da.
Ngược lại, loại dung dịch sát khuẩn giả hoặc kém chất lượng thường in thông tin sơ sài trên sản phẩm. Đôi khi, không rõ thành phần, cơ sở sản xuất và đơn vị phân phối. Không có mã vạch hoặc mã vạch mờ, lem mực. Khi check mã vạch không hiện thị được thông tin của sản phẩm.
Mai Khôi
Theo giadinh.net
Uống trà khi đói bụng thì lợi hay hại? Uống trà khi bụng đói có thể gây ra acid dạ dày và dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Trà, đặc biệt là trà xanh, là một trong những nguồn flavonoid có thể làm giảm viêm và cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe khác. Một số nghiên cứu cho thấy uống trà để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung...