Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm việc tại Phú Yên
Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên để kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh này.
Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên. Ảnh ĐỨC HUY
Sáng 22.11, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên để kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi làm việc, bà Cao Thị Hòa An, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên, đã báo cáo với đoàn về công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Phú Yên trong thời gian qua.
Xác định là nhiệm vụ trọng tâm
Theo đó, tỉnh Phú Yên xác định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi để xây dựng Đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh, đủ sức, đủ tầm lãnh đạo tỉnh Phú Yên phát triển nhanh và bền vững. Ngay sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, tỉnh Phú Yên đã quan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộ các cơ quan khối nội chính, tư pháp; xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh, trên tinh thần phòng ngừa là chính, gắn phòng chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, trên cả lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh tiếp tục được nâng cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên cũng nêu ra những khó khăn, hạn chế và giải pháp triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh ĐỨC HUY
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hòa Bình đánh giá Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên đã tập trung chỉ đạo đầy đủ, khẩn trương các chủ trương của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng; ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Nội chính Trung ương một cách sáng tạo. Phú Yên cũng đã tổ chức tốt một số đoàn công tác kiểm tra cơ sở đảng cấp dưới, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra xử lý các vụ việc, trường hợp vi phạm trong công khai tài sản, điều động cán bộ, cải cách hành chính chính, xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Bên cạnh đó, Phú Yên đã làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, đến nay tỉnh đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin đạt 85%, cao hơn một số tỉnh trong khu vực; đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh triển khai các giải pháp an toàn, thích ứng, linh hoạt.
Tại buổi làm việc, nhằm đồng hành, hỗ trợ tỉnh Phú Yên trong công tác phòng chống dịch Covid-19, nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đoàn công tác đã trao tặng tỉnh các trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Cần xử lý dứt điểm rốt ráo các vụ việc
Ông Nguyễn Hòa Bình cũng đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế: đó là Phú Yên vẫn còn để tồn đọng các vụ việc tiêu cực qua các thời kỳ, chưa giải quyết rốt ráo, tiến độ điều tra, truy tố xét xử các vụ việc còn chậm, một số vụ việc xử lý chưa nghiêm. Công tác kiểm tra, thanh tra tại tỉnh tuy nhiều nhưng phát hiện, xử lý những vi phạm còn hạn chế. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các cơ quan khối Nội chính có nơi có lúc chưa nhịp nhàng, vai trò tham mưu hướng dẫn của Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy xử lý những vụ việc chưa đạt như kỳ vọng. Trên một số lĩnh vực, chưa xử lý rõ bản chất tham nhũng, chưa xử lý dứt điểm một số vụ việc, đặc biệt trong các lĩnh vực xử lý cán bộ vi phạm, đất đai, đấu thầu, bồi thường giải phóng mặt bằng.
Ông Nguyễn Hòa Bình đề nghị tỉnh Phú Yên thực hiện nghiêm các chủ trương chỉ đạo của Đảng về phòng chống tham nhũng, đặc biệt là các nghị quyết mới của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4; khắc phục những tồn tại, hạn chế, phối hợp nâng cao chất lượng xử lý các vụ việc; một số vụ việc bên cạnh xử lý hình sự phải xử lý về mặt Đảng.
Ngoài ra, ông Nguyễn Hòa Bình còn lưu ý, xử lý tham nhũng tiêu cực phòng ngừa là chính, tuy nhiên khi phát hiện các sai phạm phải xử lý nghiêm, đảm bảo tổ chức đảng trong sạch vững mạnh hơn, nội bộ đoàn kết hơn, làm tốt hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh. Phú Yên cần xử lý dứt điểm rốt ráo các vụ việc, những vụ án còn tồn tại từ các năm 2016-2018 mà các đoàn công tác Trung ương đã chỉ ra, nội dung nào đã xử lý phải báo cáo, nội dung nào chưa làm được phải tập trung chỉ đạo có hướng xử lý, có quan điểm rõ ràng.
Chủ tịch nước: "Giàu lên nhờ đất rất nhiều, tù tội vì đất cũng rất nhiều"
"Giàu lên nhờ đất rất nhiều, tù tội vì đất cũng rất nhiều, kỷ luật Đảng cũng rất nhiều.
Cho nên, yêu cầu đặt ra là chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai", Chủ tịch nước nêu rõ.
Ngày 29/10, Quốc hội nghe tờ trình, thẩm tra và thảo luận tại tổ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025).
Phát biểu tại tổ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, quy hoạch sử dụng đất đai rất quan trọng. Theo ông, Việt Nam là một trong những nước có bình quân đất đai thấp, vì vậy phải sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả để dành đất cho thế hệ sau.
Theo Chủ tịch nước, đất không sinh ra, chúng ta phải sử dụng có hiệu quả, đây là yêu cầu rất lớn, lâu dài. "Giàu lên nhờ đất rất nhiều, tù tội về đất cũng rất nhiều, kỷ luật đảng cũng rất nhiều. Cho nên, yêu cầu đặt ra là chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai", Chủ tịch nước nêu rõ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho ý kiến vào Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030... (Ảnh: Quốc Chính).
Nói về các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cụ thể, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, bên cạnh dành đất cho phát triển kinh tế, cũng phải quan tâm đến môi trường sống của người dân.
Ông đặt một loạt câu hỏi, công trình văn hóa quan trọng với người dân không? Cây xanh quan trọng với người dân không? Những hồ chứa nước điều hòa không khí quan trọng với người dân không? "Những vấn đề rất quan trọng với đời sống người dân chúng ta phải biết để quy hoạch đồng bộ", Chủ tịch nước lưu ý.
Với đất trồng lúa, Chủ tịch nước tán thành giữ ổn định 3,5 triệu ha. Ông cũng cho biết, xung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, bây giờ cần gì sản xuất lúa, làm thứ khác hiệu quả hơn. Nhưng từ khóa trước khi chủ trì tổng kết Nghị quyết 26 của Trung ương khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ông vẫn bảo vệ quan điểm "giữ đất lúa ổn định".
"Đất lúa có đặc điểm riêng mà chỉ Việt Nam với một số nước có", Chủ tịch nước giải thích. Hơn nữa, thế giới hiện nay vẫn có trên 1,5 tỷ người đang đói kém. Rồi biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh thì lấy đâu ra lương thực?
Tuy nhiên, theo Chủ tịch nước, phải tạo ra không gian chính sách sử dụng đất trồng lúa linh hoạt, chặt chẽ. Như có thể trồng cây ăn quả cam, quýt... mà không làm ô nhiễm đất để khi cần vẫn sản xuất trồng lúa được.
"Chúng ta phải sử dụng đất hiệu quả, đặc biệt là có chính sách cho vùng sản xuất lúa rất quan trọng. Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ phải quan tâm hơn để phát triển hạ tầng, nâng cao đời sống của người dân", Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Ông cũng thấy cần thiết phải có 15 triệu ha đất trồng rừng để thực hiện Nghị quyết đại hội XIII của Đảng là độ bao phủ 42-43%; dành gần 120 nghìn ha đất cho khu công nghiệp.
"Đất kém hiệu quả, vùng đồi, vùng không trồng lúa 2 vụ trở lên được thì chúng ta nên quy hoạch để làm công nghiệp, dịch vụ", ông nói.
Về giải pháp thực hiện, Chủ tịch nước đề nghị, ngoài chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý sử dụng đất đai cần phải cải cách hành chính, công khai hóa. Theo ông, điều này rất quan trọng bởi lĩnh vực đất đai thủ tục còn phiền hà, phức tạp.
Bên cạnh đó, là áp dụng công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. "Ứng dụng công nghệ đặt ra phải mạnh mẽ hơn cho quá trình quản lý đất đai ở Việt Nam", Chủ tịch nước nói, khi đó sẽ biết lô đất này ở đâu, vị trí nào, của ai.
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình), quy hoạch sử dụng đất thời gian qua còn nhiều bất cập, không chỉ chậm mà chất lượng quy hoạch cũng không cao, lại điều chỉnh nhiều lần, đặc biệt tình trạng "quy hoạch treo" gây lãng phí rất nghiêm trọng.
Đại biểu Cường băn khoăn, lần quy hoạch này có khắc phục được bất cập, hạn chế thời gian qua không? Ông Cường cũng băn khoăn, khi quy hoạch sử dụng đất 5 năm chỉ thấy cấp vùng nhưng lại thiếu bóng dáng cấp tỉnh.
Lưu ý công tác quy hoạch phải dựa vào Luật Quy hoạch và Luật Đất đai, đại biểu Cường cũng đề nghị làm rõ hơn đến chỉ tiêu đất trồng lúa. "Diện tích đất trồng lúa đáp ứng yêu cầu, bảo đảm an ninh quốc phòng", ông Cường ví dụ vựa lúa ở Đồng bằng sông cửu long, hay Đồng bằng sông Hồng phải giữ.
Tổng bí thư: Suy thoái là vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân Tổng bí thư chỉ rõ những biểu hiện của suy thoái về đạo đức, lối sống là cơ hội, hám quyền lực, tham nhũng, tiêu cực; bè phái cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân. Sáng 7.10, sau hơn 3 ngày làm việc, Hội nghị T.Ư 4 khóa XIII đã bế mạc....