Ban Chỉ đạo quốc gia họp với TP.HCM về chống dịch Covid-19
Cuộc họp trực tuyến diễn ra dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19
Sáng 5/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 với TP.HCM. Buổi làm việc diễn ra trong bối cảnh số ca nhiễm tại TP.HCM đã vượt Bắc Giang, trở thành địa phương có số người mắc Covid-19 lớn nhất cả nước (hơn 6.200 ca nhiễm).
Sáng nay, TP.HCM vẫn là địa phương có số ca mắc mới cao nhất cả nước (175 người). Trong số này, 121 trường hợp đã được truy vết, cách ly hoặc ở khu vực phong tỏa, 54 trường hợp đang điều tra dịch tễ.
Tính đến đầu tháng 7, TP.HCM là địa phương có số ca mắc Covid-19 cao nhất cả nước. Ảnh minh họa: Phạm Ngôn.
Sáng cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết dịch Covid-19 đang diễn biến nhanh, phức tạp và dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận trường hợp mắc mới do mầm bệnh đã lưu hành trong thời gian dài tại nhiều nơi. Đáng chú ý, dịch đã bùng phát tại các khu vực có nguy cơ cao như nhà máy, khu công nghiệp, các chợ dân sinh…
Ngành y tế TP.HCM đang khẩn trương lấy 5 triệu mẫu xét nghiệm tầm soát để đánh giá tình hình và đề ra các biện pháp dập dịch tiếp theo.
Từ ngày 27/4 đến nay, TP.HCM ghi nhận 6.209 ca mắc mới, đang là ổ dịch lớn nhất trên cả nước.
Ngày 28/6, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch tổ chức đợt cao điểm kiểm soát dịch Covid-19 từ 29/6 đến 10/7 với nhiều giải pháp cụ thể như: Tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng; tăng năng lực xét nghiệm; tăng giám sát nhóm nguy cơ cao…
TP.HCM phân nhóm mức độ diễn biến dịch. Theo đó, các nơi có nguy cơ rất cao gồm huyện Hóc Môn, Bình Chánh, quận 8, Bình Tân, Tân Phú và một phần của TP Thủ Đức (quận Thủ Đức cũ). Nơi có nguy cơ cao là huyện Củ Chi, quận 1, 4, 5, 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, và một phần của TP Thủ Đức (quận 2 và 9 cũ). Các nơi có nguy cơ gồm huyện Cần Giờ, quận 7, 10, 11, và Phú Nhuận. Thành phố cũng quyết định tiếp tục áp dụng Chỉ thị 10 sau 0h ngày 29/6 đến khi có thông báo mới.
Đồng Nai: Hàng ngàn người dân đi làm xét nghiệm, nhiều nơi quá tải
Từ 0h ngày 5-7, toàn bộ người đi, về, đến Đồng Nai từ TP.HCM và Bình Dương phải có giấy xét nghiệm âm tính .Để có giấy "thông hành" này, hàng ngàn công nhân, tài xế, học sinh đã đi làm xét nghiệm.
Video đang HOT
Hàng trăm người đến phòng khám đa khoa Nguyễn An Phúc (TP Biên Hòa, Đồng Nai) lấy mẫu xét nghiệm sáng 4-7 - Ảnh: N.Đ.N.
Lượng người đi làm xét nghiệm tăng 'đột biến' khiến nhiều bệnh viện, trung tâm y tế và các phòng khám đa khoa được phép xét nghiệm ở Đồng Nai rơi vào tình trạng quá tải.
Xếp hàng dài tràn ra lòng đường
Sáng 4-7, hàng trăm người có mặt tại phòng khám đa khoa Nguyễn An Phúc (đường Đồng Khởi, phường Tân Phong) để làm xét nghiệm.
Phòng khám đã bố trí bàn đăng ký, phòng test nhanh, ghế ngồi tách biệt nhưng do lượng người quá đông chiếm hết vỉa hè, một số người đứng tràn ra cả lòng đường.
Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Hồng Phước (đường Nguyễn Ái Quốc, phường Trảng Dài), hàng trăm người chen chúc, đứng từ trong bệnh viện kéo dài ra tới đường.
So với các phòng khám, các bệnh viện lớn như Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO, Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark... cũng chịu sức ép không nhỏ khi người dân đi làm xét nghiệm quá đông.
Trong 3 ngày trở lại đây, lượng người đến làm test nhanh tại Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark Đồng Nai tăng mạnh, mỗi ngày đón khoảng 2.000 trường hợp đến làm xét nghiệm. Để đáp ứng nhu cầu của "khách hàng", bệnh viện phải bố trí người làm việc xuyên đêm.
Còn tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, riêng ngày thứ bảy (3-7) đón hơn 1.100 trường hợp đến làm xét nghiệm (cả test nhanh, mẫu gộp và mẫu đơn), gấp gần 10 lần so với ngày thường; Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai đón gần 2.000 trường hợp, tăng 4 lần so với tuần trước; Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai đón gần 500 khách mỗi ngày, bằng gần cả tuần trước đó...
Người đến làm xét nghiệm tại Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai được bố trí ghế ngồi, đảm bảo giữ khoảng cách trong lúc chờ tới lượt lấy mẫu xét nghiệm - Ảnh: A LỘC
Người đến làm xét nghiệm chủ yếu là lực lượng công nhân, tài xế và học sinh chuẩn bị lên TP.HCM dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 sắp tới.
Chi phí xét nghiệm nhanh từ 200.000 đến 400.000 đồng/lần trong khi xét nghiệm PCR mẫu đơn có giá 734.000 đồng, mẫu gộp là 300.000 đồng.
Anh Nguyễn Anh Khoa - ngụ TP Biên Hòa - cho biết anh làm về cáp quang, thường xuyên phải di chuyển qua nhiều tỉnh thành, trong đó có TP.HCM và Bình Dương, nên tranh thủ cuối tuần đến Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai làm test nhanh để tiện đi lại, chi phí do công ty trả.
Còn ông Huỳnh Hữu Cường - ngụ huyện Vĩnh Cửu - cho biết sắp tới con ông thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM. Do TP.HCM yêu cầu phải có giấy xét nghiệm khẳng định âm tính mẫu đơn nên ông Cường đưa con đi xét nghiệm tại CDC Đồng Nai. Ông Cường chỉ đi chung nên "đăng ký làm mẫu gộp với một số người khác để tiết kiệm chi phí".
Giấy xét nghiệm âm tính chỉ có giá trị trong 7 ngày nên hầu hết mọi người chọn cuối tuần đi làm xét nghiệm, từ đó gây ra tình trạng quá tải. Mặt khác, việc tập trung quá đông khiến nhiều người lo ngại không đảm bảo công tác phòng chống dịch tại những địa điểm này.
Người đến lấy mẫu xét nghiệm xếp hàng tại khoa nhiễm Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai để đóng tiền làm xét nghiệm - Ảnh: A LỘC
Tăng cường nhân lực, dựng lán trại để giãn cách
Để đảm bảo phòng chống dịch, Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark Đồng Nai sắp xếp vị trí riêng biệt cho việc lấy mẫu, dán vị trí thứ tự đảm bảo giữ khoảng cách khi thực hiện lấy mẫu test nhanh, đồng thời tăng cường nhân lực, làm thêm giờ, thậm chí xuyên đêm khi khách hàng có nhu cầu.
Theo đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai, đơn vị đang triển khai app điện thoại để hỗ trợ khách hàng đăng ký trước, trong đó có tính năng tiện ích đăng ký test nhanh cho khách hàng. Khi đến bệnh viện, khách hàng chỉ cần đưa QR code đã đăng ký trước đó ra để được hỗ trợ nhanh nhất, giảm tải áp lực khâu đăng ký và khai báo y tế ban đầu.
Ông Ngô Đức Tuấn - giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai - cho biết sau khi tỉnh ban hành "lệnh" phải có giấy xét nghiệm âm tính mới được vào địa phương, đơn vị đã dự đoán được lượng người đến làm xét nghiệm sẽ tăng mạnh, nhất là 2 ngày cuối tuần.
Theo đó, bệnh viện xây dựng 3 khu vực lấy mẫu xét nghiệm; tăng cường đội ngũ nhân viên hướng dẫn, lấy mẫu, bảo vệ, kế toán; dựng thêm lán trại tại khu vực bên ngoài, không để ở trung tâm bệnh viện, kê thêm ghế đá, bạt cho người dân ngồi để đảm bảo giữ khoảng cách.
Một học sinh tại Đồng Nai lấy mẫu xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai để dự kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM - Ảnh: A LỘC
Theo bác sĩ Tuấn, không chỉ vấn đề giữ khoảng cách trong lúc làm xét nghiệm mà còn phải chấp nhận nguy cơ "dương tính" bất kỳ lúc nào, do đó toàn bộ nhân viên đều được tập huấn, trang bị đầy đủ.
"Ngay từ đầu, bệnh viện đã lên nhiều biện pháp, làm sao tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho bà con tới lấy mẫu xét nghiệm cũng như đảm bảo thực hiện tốt nhất tinh thần 5K" - bác sĩ Tuấn chia sẻ.
Cũng theo bác sĩ Tuấn, áp lực quá tải chỉ diễn ra trong nay mai, qua tuần sau sẽ dễ thở hơn bởi người đến làm xét nghiệm xen kẽ không tập trung như đợt này, nhất là số học sinh làm xét nghiệm để dự thi tốt nghiệp THPT và phụ huynh đi theo sẽ không còn.
Ông Phan Huy Anh Vũ - giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - cho biết toàn tỉnh có hơn 30 cơ sở test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2. Trong đó, có 3 cơ sở xét nghiệm khẳng định và 1 cơ sở xét nghiệm sàng lọc bằng phương pháp PCR.
Trong tuần tới, một số cơ sở tiếp tục được tăng cường nhiều trang thiết bị mới, do đó Đồng Nai hoàn toàn đủ năng lực xét nghiệm cho toàn bộ người dân có nhu cầu.
Đối với một số phòng khám quá tải, không đảm bảo thực hiện đúng tinh thần 5K, ông Vũ cho biết đã chỉ đạo chấn chỉnh, yêu cầu các phòng khám không được nhận khách vượt quá sức chứa "an toàn" của cơ sở.
Theo Sở Y tế Đồng Nai, từ ngày 26-6 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận tổng cộng 68 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng và lây nhiễm thứ phát, chủ yếu liên quan chợ đầu mối Hóc Môn. Ngoài ra, còn có một số ca liên quan chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM), Công ty House Ware (Bình Dương), Công ty Jabill (Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức)...
1.000 sinh viên y khoa TP.HCM đăng ký tình nguyện đi chống dịch Trong lúc lực lượng y tế TP.HCM đang căng mình, mệt nhoài tại điểm nóng về COVID-19 thì sự hỗ trợ của nhiều bạn sinh viên ngành y, tình nguyện viên tiếp thêm sức giúp công tác phòng chống dịch hiệu quả hơn. Trưa 4-7, tại điểm lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Trường THCS Lương Thế Vinh, quận 3, TP.HCM, nhóm bốn...