Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương họp phiên 18
Tại phiên họp này, các thành viên đã thảo luận và đóng góp ý kiến về Báo cáo sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và Đề án Thực hiện cơ chế tạm tha có điều kiện trong thi hành án phạt tù.
Các báo cáo được Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao và Bộ Công an trình bày tại phiên họp là những vấn đề hết sức quan trọng trong việc cụ thể hóa Hiến pháp 2013 cũng như thực hiện Kết luận 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp và các Nghị quyết mới đây của Quốc hội. Các đại biểu đã cho ý kiến về nội dung tăng cường tính minh bạch, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình tố tụng, nhấn mạnh tư tưởng Nhà nước pháp quyền trong tố tụng hình sự, trong đó nội dung quan trọng là bảo vệ quyền con người và quyền dân chủ; quyền im lặng của người bị bắt, người bị giam giữ, bị can, bị cáo; làm rõ bản chất của nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định trong Hiến pháp.
Một nội dung nhận được nhiều ý kiến thảo luận trong Báo cáo sửa đổi, bổ sung Bộ Luật hình sự đó là việc tiếp tục nghiên cứu hạn chế phạm vi áp dụng các điều luật có hình phạt tử hình. Về cơ chế tạm tha có điều kiện, các đại biểu nhất trí cơ chế này đáp ứng yêu cầu của chủ trương đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện, xã hội hóa công tác thi hành án; tuy nhiên cần làm rõ hơn về các quy trình cần thiết nhằm tránh việc bị lợi dụng, chạy chọt…
Video đang HOT
Tại phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh trách nhiệm của các cơ quan chuẩn bị nội dung của các báo cáo và đề án được trình bày, Chủ tịch nước nhấn mạnh rằng đây là những vấn đề có nhiều điểm mới mẻ và có ý nghĩa rất hệ trọng trong tiến trình xây dựng nền tư pháp của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.
Đối với từng điểm cụ thể, Chủ tịch nước đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm và vận dụng kinh nghiệm thực tiễn, tán thành hay không tán thành đều cần phải có thuyết minh cặn kẽ. Chủ tịch nước lưu ý các cơ quan soạn thảo cũng như ý kiến đóng góp cần đặc biệt quan tâm đến tính chất hội nhập, đến thực tiễn mới của đất nước, tham khảo luật pháp các nước, nhóm nước, đảm bảo có sự tương quan, tương thích trong hành xử của luật pháp Việt Nam phù hợp với yêu cầu hội nhập toàn diện.
Theo_VTV
Đấu tranh phòng, chống tội phạm có chuyển biến rõ rệt
Sáng 28/1, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ ( Ban chỉ đạo 138/CP) tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố tổng kết công tác năm 2014 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2015.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP chủ trì hội nghị. Dự Hội nghị có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo 138/CP.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Đại tướng Trần Đại Quang, cho biết, năm 2014, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có chuyển biến rõ rệt. Các lực lượng chức năng đã tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; triển khai quyết liệt các biện pháp đấu tranh, triệt phá các băng nhóm tội phạm nguy hiểm; đẩy mạnh công tác truy bắt, vận động đối tượng truy nã đầu thú.
Năm 2014, Ban chỉ đạo 138/CP đã chỉ đạo các bộ, ngành đặc biệt là Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính tập trung đẩy mạnh công tác chống tội phạm đạt nhiều kết quả: Đã điều tra, khám phá 45.490 vụ phạm pháp hình sự, bắt xử lý 86.886 đối tượng, triệt phá 2.725 băng nhóm tội phạm các loại; điều tra làm rõ nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn trong một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm; về tội phạm và vi phạm pháp luật môi trường có nhiều chuyển biến tích cực, đã phát hiện, khởi tố và xem xét khởi tố điều tra 304 vụ, 356 đối tượng, xử phạt hành chính 7.054 vụ, thu nhiều tang vật vụ án trị giá 139,15 tỷ đồng; mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy, đã phát hiện bắt giữ 19.929 vụ, thu giữ 729,256 kg heroin, 342,74 kg và 556.308 viên ma túy tổng hợp; công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người cũng được đẩy mạnh.
Lực lượng 141 phát hiện đối tượng giấu ma túy trong người ( Anh An ninh thu đô)
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tội phạm năm 2014. Về nhiệm vụ năm 2015, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành, BCĐ 138 ở các địa phương cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 48, 09, 63 của Trung ương về công tác phòng chống tội phạm; các địa phương cần cảnh giác với các loại tội phạm, tiếp tục kiềm chế gia tăng tội phạm, giảm từ 1-2% số vụ vi phạm; tập trung nghiên cứu hoàn thiện trình Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về phòng chống tội phạm.
Mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, đấu tranh triệt phá các băng, ổ nhóm tội phạm, nhất là phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài và tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Bên cạnh đó, vận động người dân, cộng đồng dân cư tích cực tham gia phòng, chống tội phạm gắn với phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc"; nhân rộng mô hình tự quản; tăng cường công tác nắm tình hình, phân loại tội phạm; điều tra, xử lý nghiêm minh các vụ, các đối tượng vi phạm.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội tiếp tục phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm; nâng cao vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc tuyên truyền pháp luật, giải quyết mâu thuẫn, cảm hóa giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng.
Theo Truyên hinh CAND
ĐBSCL cần quan tâm công tác đào tạo nhân lực - "Các địa phương vùng ĐBSCL cần quan tâm việc cải cách thủ tục hành chính cũng như tạo điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư". Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi làm việc với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ trưa 29-1 tại trụ sở của Ban ở TP Cần Thơ lưu ý như trên. Chủ tịch...