Bàn chân và đôi giày
Đồng hành với đôi giày, nó cảm thấy tự tin hẳn lên. Mỗi bước chân dường như trở nên mạnh mẽ,trở nên hiên ngang – những bước chân của sự vững vàng.
Khi sinh ra, nó cũng như tất cả mọi con người khác. Một đứa bé thánh thiện và trần trụi.
Rồi nó tập đứng, ngã lên ngã xuống, ngã rất nhiều nhưng nó vẫn gượng dậy, gồng mình lên và một ngày, nó đã có thể đứng vững. Đứng vững trên đôi chân của chính mình. Lớn thêm một chút, nó chập chững tập đi. Những bước đi đường đời, nhiều sỏi đá và đầy rẫy chông gai.
Đến một ngày, nó nhìn thấy một đôi giày. Một đôi giày thật đẹp, thật xinh xắn và thật ấm áp.
Đồng hành với đôi giày, nó cảm thấy tự tin hẳn lên. Mỗi bước chân dường như trở nên mạnh mẽ,trở nên hiên ngang – những bước chân của sự vững vàng.
Nhưng đến một ngày, nó cảm thấy bàn chân nhói đau. Nó nhìn lại và chợt nhận ra một điều – đôi giày quá chật so với bàn chân của nó.
Nghiến răng, nó cố tiếp bước nhưng càng đi, cảm giác càng nặng nề, đôi bàn chân càng như thắt chặt và đôi bàn chân đau, bàn chân bầm tím. Đến lúc đó nó chợt hiểu rằng, thì ra đôi giày này không phải dành cho nó.
Và lúc đó dẫu thích thú, dẫu quý mến, dẫu thật sự cần thiết… nhưng khi biết nó không dành cho mình, nó vẫn vui vẻ, gượng cười, tháo bỏ đôi giày, để sang một bên và sẵn sàng tiếp bước.
Video đang HOT
Không còn giày ở bên nữa… bàn chân sẽ phải tự bước đi bằng chính da thịt của mình… dẫu sẽ là “yếu ớt”, dẫu có là mỏng manh, dẫu có đau đớn nhưng nó sẽ vẫn tiếp bước. Bước trên đôi chân trần của chính mình, chẳng phải nó từng bước đi như thế, như lúc mới sinh đó sao? Quan trọng là nó đã tìm thấy và lựa chọn cho mình một lối đi, một con đường phù hợp… Bàn chân nay đã tìm thấy một con đường cho chính mình. Và nó sẽ lại bước tiếp cùng với biết bao bàn chân khác trên con đường của cuộc đời, con đường dài hun hút, con đừng đẫy rẫy những chông gai…
Thà chấp nhận đau vì sỏi đá hơn là đau vì sự chịu đựng, vì sự gượng ép… Đau chỉ vì muốn có một đôi giày không vừa vặn và không thực sự dành cho mình.
Có những điều chỉ khi mất đi rồi, người ta mới nhận ra là mình từng có nó và lúc đó, người ta mới biết trân trọng nó.
Cái gì đã vỡ là vỡ… thà nhớ lại khi nó tốt đẹp nhất còn hơn là chắp vá lấy được để rồi suốt đời cứ phải thấy những chỗ vỡ…
Tạm biệt một số thứ… một số thứ từng là của mình nhưng không dành trọn cho mình.
Thôi vậy, hãy cứ để nó trôi theo hướng mà nó cần phải đến…
Theo Guu
"Cái váy, đôi giày tôi mua cho con, họ cắt tan tành rồi vứt lại trước cổng nhà!"
Ngay tờ mờ sáng hôm sau, bà ngoại, mẹ bé ra tận nhà tôi. Họ đập cửa rầm rầm, mắng tôi không tiếc lời. Thậm chí, họ còn đòi tát vào mặt tôi vì đã chở con bé đi.
Tôi là chủ nhân bài viết "Vì chiếc bánh Trung thu mà vợ chồng tôi sắp phải ra tòa". Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn những góp ý của mọi người. Nhưng tôi thấy đa phần mọi người đều cho rằng tôi là người sai, ích kỉ. Bây giờ, tôi sẽ kể chi tiết hơn chuyện của mình. Mong mọi người có thể có cái nhìn rõ ràng hơn mọi chuyện và cho tôi những lời khuyên thiết thực hơn.
Tôi là giáo viên một trường cấp 2. Tôi yêu và cưới anh ngay khi vừa ra trường. Anh hơn tôi 10 tuổi. Khi đó tôi yêu sự từng trải, chín chắn ở anh. Tôi vốn là người trầm tính nên không thích những người con trai trẻ tuổi, nghề nghiệp chưa ổn định, lại bồng bột, nóng nảy. Anh cũng chiều chuộng tôi hết mực. Anh còn nói từ lúc yêu tôi, anh hạnh phúc còn hơn khi sống với vợ cũ. Tôi đã tin anh và thuyết phục ba mẹ cho chúng tôi được cưới nhau.
Sau khi cưới, tôi dọn về ở trong căn nhà anh và vợ cũ đã xây trước đó. Nói thật, tôi không muốn về nhà đó ở, bởi tôi thấy bóng hình của chị ấy trong từng ngóc ngách căn nhà.
Tôi thương bé lắm. Một phần, tôi muốn bù đắp những thiệt thòi bé phải chịu, một phần tôi không muốn mang tiếng mẹ ghẻ độc ác. (Ảnh minh họa)
Con riêng của chồng cũng hiền lành, chỉ là bị mẹ đẻ tác động những ý nghĩ tiêu cực nên mới sinh ra đanh đá với tôi như vậy. Tôi thương bé lắm. Một phần, tôi muốn bù đắp những thiệt thòi bé phải chịu, một phần tôi không muốn mang tiếng mẹ ghẻ độc ác. Nhưng dường như, mọi nỗ lực của tôi đều không được ai công nhận.
Hàng tuần, tôi đều mua sữa, bánh kẹo, yến cho con riêng của chồng mang về nhà. Nhưng lần nào, con bé cũng nói mẹ nó đã vứt hết, không cho nó ăn. Vì chuyện đó, chồng tôi đòi vào nhà vợ cũ nói chuyện phải trái, nhưng tôi không đồng ý.
Từ đó, tôi đem bánh sữa ra trường gởi cho con bé dùng hàng tuần. Được vài lần như thế thì mẹ nó biết chuyện. Chị ta ra tận trường, mắng cả cô giáo chủ nhiệm của bé và đánh bé một trận. Còn cấm chồng tôi qua đón bé về nhà chơi suốt mấy tháng trời. Vì chuyện đó mà tôi bị ba mẹ chồng mắng là bao đồng, toàn gây chuyện không hay, ngăn cách con riêng của chồng về nhà chơi. Tôi ức đến mức muốn chết, nhưng nghĩ đến con trai mới sinh được 8 tháng tôi lại cố kìm chế. Tôi tự nhủ từ giờ sẽ không can thiệp vào chuyện nhà "người ta" nữa.
Có bạn nói rằng tôi cho bé 1 cái bánh mà không cho bà ngoại, cho mẹ bé ăn, tôi tiếc và ganh tị với họ. Đúng, tôi không tiếc khi cho con riêng của chồng nhưng tôi tiếc bánh cho họ. Dù là một viên kẹo tôi cũng tiếc. Bởi họ không biết sống, không biết ơn.
Có một chuyện mà đến chết tôi cũng không quên. Lần đó là thôi nôi con trai tôi. Ba chồng tôi vào nhà chở con bé ra chơi, dự tiệc. Thấy nó mặc cái váy đã cũ, tôi bèn dẫn bé đến shop quần áo trẻ em, mua cho bé 2 bộ váy mới và 1 đôi giày.
Bao tình yêu tôi dành cho con bé đều bị họ phũ sạch sẽ, còn bị mắng, bị đòi đánh. (Ảnh minh họa)
Vậy mà, ngay tờ mờ sáng hôm sau, bà ngoại, mẹ bé ra tận nhà tôi. Họ đập cửa rầm rầm, mắng tôi không tiếc lời. Thậm chí, họ còn đòi tát vào mặt tôi vì đã chở con bé đi. Họ hỏi tôi một câu mà không bao giờ tôi có thể quên "Mày là cái gì của nó mà dám chở nó đi?"
Bao tình yêu tôi dành cho con bé đều bị họ phũ sạch sẽ, còn bị mắng, bị đòi đánh. Chồng tôi thấy vậy thì ra đuổi họ về nhưng họ vẫn đứng mắng thêm một hồi nữa mới đi. Họ còn nói căn nhà tôi ở, lẽ ra là nhà của con bé. Sau này nó về, nó sẽ đuổi mẹ con tôi ra đường.
Cái váy, đôi giày tôi mua cho con, họ cắt tan tành rồi vứt lại trước cổng nhà. Lần đó, tôi khóc cạn nước mắt vì tủi thân, vì xấu hổ với mọi người.
Từ đó, họ cấm hẳn việc đón con bé về nhà nội chơi. Vợ chồng tôi nếu muốn đi thăm cũng chỉ ra trường, thăm một chút rồi về. Chúng tôi cũng chẳng gởi bánh nữa mà gởi tiền thẳng vào nhà cho mẹ nó. (chẳng thấy họ trả lại tiền lần nào)
Lần này, tôi không muốn gởi 4 cái bánh vào nhà họ. Một phần, tôi ghét không muốn cho mẹ bé ăn, một phần, tôi sợ chị ta vứt hết bánh thì uổng phí. Vậy mà chồng tôi lại gởi hết, chẳng hiểu vợ mình đang nghĩ gì, cũng chẳng cần biết vợ mình đã bị những người kia làm tổn thương ra sao? Còn lớn tiếng đuổi mẹ con tôi đi.
Bây giờ, mẹ con tôi đã chuyển về sống ở nhà mẹ đẻ. Chồng tôi cũng lên vài lần nhưng tôi nhất quyết không về. Tôi cũng đã thảo sẵn đơn li hôn, đợi vài ngày nữa đi nộp. Nhưng mẹ tôi không cho. Bà bảo tôi phải nghĩ cho con trai tôi, nó cần phải có cha có mẹ đầy đủ. Nhưng tôi không còn tình yêu với chồng nữa. Tôi cũng sợ có ngày anh tiếp tục đuổi tôi đi nữa thì lúc đó tôi càng nhục nhã hơn. Huống chi, trở về, tôi vẫn phải gánh tiếng "mẹ ghẻ" trên vai. Tôi nên làm thế nào đây cho ổn thỏa mọi chuyện?
Theo Afamily
Phụ nữ nên chọn "đôi giày" vừa chân thay vì sống kiếp tầm gửi Hãy cho phụ nữ một đôi giày vừa vặn, cô ý có thể chinh phục cả thế giới. Đàn ông không phải tấm vé toàn năng đưa người phụ nữ đến hạnh phúc mà là chính đôi chân của họ. Hạnh phúc của những cây tầm gửi Các bác trong nhà luôn tặc lưỡi nói với em rằng: Mày học hành, làm việc...