Bàn chải đánh răng cũ chớ vội vứt đi, để lại làm những mẹo cực kì hữu ích này
Bạn cảm thấy rất khó khăn khi phải làm sạch các vết bẩn bám trên móc xích vòng cổ hay vòng đeo tay. Đừng lo, bạn chỉ cần chọn một chiếc bàn chải cũ làm “bạn đồng hành” là được.
Lau đi những vết bút sáp của trẻ
Bé nhà bạn rất thích hội hoạ và bé có thể vẽ bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào bé muốn. Và chắc chắn rằng những bức tường trong nhà bạn sẽ nguệch ngoạc những nét tô của bé. Bạn muốn giữ lại lớp sơn như lúc ban đầu cho những bức tường? Vậy bạn chỉ cần dùng một chiếc bàn chải đánh răng cũ, thêm vào đó chút kem cạo râu rồi tiến hành chà lên chỗ có màu vẽ của bé. Khi thấy vết màu đã sạch, hãy dùng khăn lau lại một lần nữa.
Những góc khuất của bồn cầu vốn rất khó tẩy rửa vì dụng cụ tẩy bồn cầu thường khá to, không thể dọn sạch từng khe, kẽ bồn cầu, do đó, hãy tận dụng bàn chải đánh răng cũ.
Dùng bật lửa hơ nóng cán bàn chải để dễ dàng uốn cong. Sau đó, bạn đè mạnh đầu bàn chải xuống mặt bàn sao cho bàn chải gấp lại như hình chữ L.
Sau đó, bạn chỉ cần dùng bàn chải đánh răng để làm sạch kẽ bồn cầu.
Chữa mascara vón cục
Sau khi chải một lớp mascara lên mắt nhưng bị vón cục hãy lấy bàn chải có lông mềm rồi chải thêm một lượt nhẹ nhàng từ gốc đến ngọn, bàn chải sẽ giúp lấy đi những cục vón của mascara và giúp bạn có một hàng mi hoàn hảo.
Vệ sinh giày dép
Video đang HOT
Một chiếc bàn chải đánh răng cũ sẽ có tác dụng làm sạch giày dép hơn nhiều so với bàn chải lớn. Lông bàn chải sẽ cọ được vào những chỗ bàn chải lớn không thể tới, nhờ đó bụi bẩn có thể sạch toàn diện hơn.
Làm sạch lược gỗ
Những chiếc lược gỗ sau khi được sử dụng xong luôn bám lại những sợi tóc rụng đáng ghét. Lâu dần nếu bạn không làm sạch lược thì số lượng tóc bám lại ngày càng nhiều và không vệ sinh khi bạn chải đầu. Lúc này, hãy dùng chiếc bàn chải cũ để gỡ hết tóc rụng bám trên lược đi.
Vệ sinh đầu móng tay
Có thể bạn không có sẵn đồ chải móng nhưng lại có chiếc bàn chải đánh răng cũ. Hãy dùng bàn chải để lấy sạch vết cáu bẩn bám dưới móng tay.
Làm sạch đồ trang sức
Bạn cảm thấy rất khó khăn khi phải làm sạch các vết bẩn bám trên móc xích vòng cổ hay vòng đeo tay. Đừng lo, hãy chọn một chiếc bàn chải cũ có lông mềm và khéo léo luồn vào những móc xích. Bạn không chỉ lấy đi sạch sẽ những vết bẩn mà đôi khi còn gỡ ra cả những sợi tóc bám vào đó.
Tẩy da chết cho môi
Một trong những nguyên nhân lớn nhất gây nên tình trạng son lên màu không chuẩn là bạn không chịu tẩy da chết cho môi. Để khắc phục tình trạng này, hãy tranh thủ sau khi đánh răng xong bạn chà lông bàn chải lên môi khoảng 1-2 phút để loại bỏ lớp tế bào già cỗi trên môi, cho đôi môi luôn hồng hào, căng mọng.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Những vật nên vứt càng sớm càng tốt, bất ngờ nhất là cái thứ 3 phải thay 4 tháng/1 lần
Vứt bỏ đồ cũ không chỉ để tiết kiệm không gian sống mà còn là một cách bảo vệ sức khỏe của bạn nữa.
Quần áo bị ố hoặc phai màu
Nếu quần áo của bạn bị ố vàng hay phai màu mà không thể giặt sạch được bằng thuốc tẩy quần áo thì cần được loại bỏ ra khỏi tủ đồ.
Lý do là vì chúng không những gây mất thẩm mỹ mà còn là môi trường tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó nó còn gây ra tình trạng dị ứng cho da do màu nhuộm không được xử lý kĩ.
Hộp nhựa cũ
Hộp nhựa bình thường có thể được làm từ độc chất BPA, đặc biệt khi tiếp xúc nhiều với nước rửa chén thì càng dễ tiết ra chất này. Những loại nhựa an toàn không chứa BPA đều có dán nhãn BPA Free, bạn nên lưu ý đọc kĩ nhãn sản phẩm trước khi mua hàng. Đồ nhựa dùng lâu sẽ bong tróc, xấu xí và ẩn chứa nhiều mầm bệnh. Bạn không nên cho đồ nhựa vào lò vi sóng. Đồ thủy tinh nói chung sẽ an toàn hơn. Tóm lại, đồ nhựa có hạn sử dụng, bạn nên ném những hộp nhựa cũ ra khỏi nhà để bảo vệ sức khỏe cả nhà.
Bàn chải đánh răng cũ
Sau 3 tháng, bàn chải đánh răng sẽ sờn và "hết hạn sử dụng". Do đó, bạn nên vứt đi hoặc tái sử dụng vào những mục đích khác, như chà rửa chẳng hạn.
Đồ lót cũ
Những quần áo lót cũ thường là môi trường để vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm nhiễm vùng kín. Thời gian sử dụng tối đa từ 3 - 5 tháng, nếu có dấu hiệu bị ố bẩn cần thay ngay.
Đối với những chiếc áo ngực quá chật hay cũ đều cần được thay mới. Bởi nếu dùng quá lâu sẽ khiến vòng một bị chảy xệ hoặc kìm hãm sự phát triển của vòng một. Thời gian định kỳ cần thay chúng là từ 7 - 8 tháng/ lần.
Quần áo bị chật
Cân nặng bạn thay đổi sẽ khiến quần áo bị chật, không vừa với cơ thể. Nếu bạn còn cố gắng mặc chúng sẽ không có lợi cho sức khỏe vì gây ra những vết lằn trên da. Bên cạnh đó, quá trình thấm hút mồ hôi cũng bị ảnh hưởng khi chúng ta mặc đồ quá chật.
Đối với nam giới, mặc quần chật sẽ làm cản trở sự phát triển của "cậu nhỏ". Còn nữ giới sẽ khiến vi khuẩn gia tăng tại vùng kín.
Tất bị ố hoặc rách
Tất cũng là vật dụng thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều mồ hôi và bụi bẩn. Nếu chiếc tất của bạn có dấu hiệu bị ố bẩn, cũ kỹ hay rách thì hãy nói lời tạm biệt với chúng.
Dùng tất cũ sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu khi di chuyển. Bên cạnh đó, chúng cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn gia tăng và gây mùi khó chịu ở chân. Cách tốt nhất bạn nên thay mới sau 2 - 3 tháng sử dụng chúng.
Giày thể thao đã mòn
Các đôi giày cũ có thể đặt bạn vào những nguy cơ chấn thương cao. Ngoài ra, chúng cũng chứa đầy mồ hôi, bụi đường và vi khuẩn, để trong nhà cũng không phải là một ý hay.
Theo Lê Lê/ thoidaiplus.giadinh.net.vn
Đây mới chính là cách làm sạch giày da, giày vải hoặc giày da lộn chuẩn nhất không phải ai cũng biết Với những mẹo này, bạn sẽ làm sạch mọi loại giày ngay lập tức! Giày vải Giày vải sẽ luôn bị bẩn. Nhưng không cần phải hoảng sợ vì tất cả những gì bạn cần để làm sạch chúng là một chút nước rửa chén, nước ấm, bàn chải đánh răng cũ và một ít khăn giấy. Trước hết, bạn lấy khăn giấy...