Bán cảng biển, sân bay phải đảm bảo quyền quản lý, chống thất thoát vốn
Trước lo ngại về việc doanh nghiệp tư nhân nắm giữ các công trình hạ tầng như sân bay, cảng biển khi nhà nước bán quyền khai thác sẽ phát sinh độc quyền, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên khẳng định sẽ đảm bảo hoạt động quản lý, chống làm thất thoát vốn…
“Chính phủ có giải pháp gì để bảo đảm công bằng, minh bạch, quản lý hiệu quả các công trình được chuyển nhượng quyền khai thác?” – đây là câu hỏi báo giới chuyển đến Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 1/4.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định, trong bối cảnh nguồn lực nhà nước còn hạn chế, việc huy động vốn xã hội dưới nhiều hình thức phù hợp để đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông là hết sức cần thiết. Việc huy động nguồn lực xã hội để đầu tư, kinh doanh, chuyển nhượng quyền khai thác kết cấu hạ tầng mà ngành Giao thông vận tải đã và đang thực hiện đối với một số dự án, công trình là giải pháp cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng công trình, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng dịch vụ; đồng thời đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn Nhà nước để tiếp tục đầu tư các dự án hạ tầng quan trọng, cấp bách khác.
Trong quá trình triển khai, Bộ Giao thông vận tải đã chú trọng bảo đảm vai trò quản lý của Nhà nước, kiểm soát độc quyền, công khai, minh bạch; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng; không làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước.
Đối với hạ tầng hàng không, sau khi nhượng quyền khai thác, các cơ quan chức năng vẫn thực hiện đầy đủ quyền quản lý nhà nước đối với việc sử dụng, khai thác hạ tầng hàng không; nắm giữ tất cả các hoạt động liên quan đến bảo đảm an ninh quốc phòng, quản lý bay, vùng trời; thực hiện cấp phép hoạt động của các hãng hàng không…
Video đang HOT
Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, trong đó có Bộ Giao thông vận tải tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện và đáp ứng các yêu cầu đề ra.
P.Thảo
Theo Dantri
Hậu thanh tra tại Vũng Áng: Phải thực hiện nghiêm kết luận thanh tra
Thủ tướng đã đồng ý với kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm cần chấn chỉnh, khắc phục khi triển khai đầu tư khu kinh tế Vũng Áng, trách nhiệm của tỉnh Hà Tĩnh là phải thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng...
Trước việc lãnh đạo Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh trả lời trên một số tờ báo "phản pháo" kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Thanh tra Chính phủ thực hiện, trao đổi với PV Dân trí, một lãnh đạo cơ quan thực hiện thanh tra cho rằng, UBND tỉnh Hà Tĩnh cần nghiêm túc thực hiện các nội dung kiến nghị đã được nêu ra trong kết luận thanh tra.
"Sau khi Chính phủ đồng ý công khai kết luận thanh tra thì báo chí có quyền thông tin bình thường"- vị này nói.
Một góc khu kinh tế Vũng Áng (Ảnh: Báo QĐND).
Theo vị này, trước mắt Chính phủ sẽ giám sát tỉnh Hà Tĩnh thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan trong việc để xảy ra những sai phạm, thiếu sót như kết luận đã nêu ra. Với trách nhiệm được giao, sau khi ban hành kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ sẽ tiến hành các công việc cần thiết để đôn đốc xử lý sau thanh tra.
Đến nay kết luận thanh tra tại tỉnh Hà Tĩnh đã được Thủ tướng và Phó Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Cụ thể, tại văn bản số 9127 ngày 14/11/2014 của Văn phòng Chính phủ gửi Thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh Hà Tĩnh về xử lý sau thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng yêu cầu: "UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện những kiến nghị của Thanh tra Chính phủ; khẩn trương kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ".
Tiếp đó, tại văn bản số 826 ngày 30/1/2015 của Văn phòng Chính phủ gửi Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh và các Bộ (Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường), Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện những kiến nghị của Thanh tra Chính phủ; khẩn trương kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng Khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh.
Ngoài ra, trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 2/3 vừa qua, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết: "Thủ tướng giao cho UBND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện các công việc theo kết luận của thanh tra. Điều đó có nghĩa là Thủ tướng thống nhất cơ bản với những kết luận Thanh tra Chính phủ đưa ra".
Người phát ngôn Chính phủ thông tin thêm, Thủ tướng cũng thống nhất với đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc duy trì thời hạn cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án Formosa là 70 năm. Thủ tướng cũng đồng ý với ý kiến của Bộ Tài chính về việc thực hiện các chính sách theo đúng quy định của pháp luật về thuế cũng như các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà đầu tư.
Về vấn đề Vũng Áng là một khu vực nhạy cảm về quốc phòng an ninh, dự án đầu tư tại đây gây lo ngại khi tập trung tới hàng nghìn người nước ngoài sinh sống, làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên khẳng định Chính phủ rất chú trọng đến việc này. Khi các hoạt động đầu tư được triển khai ở khu vực, trong dự án Formosa đều phải trình báo các ngành chức năng, các cơ quan quản lý. Quan điểm của Chính phủ là phát triển kinh tế luôn đi kèm với việc ổn định, đảm bảo an ninh trật tự, quốc phòng.
Thế Kha
Theo dantri
Cấp phép cho Formosa 70 năm: Thủ tướng đồng ý không xét lại Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, cơ quan này đã tham mưu để Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Thủ tướng thống nhất với kết luận về sai phạm trong việc cấp phép tới 70 năm cho dự án Formosa nhưng đồng ý bảo lưu thời hạn đã cấp phép này. Bộ trưởng...