Bàn cách “lách” luật xử lý tàu “ma”?
Theo Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT), giải pháp sửa Luật Bảo vệ môi trường để xử lý tàu biển neo đậu lâu ngày không còn khả năng khai thác là không khả thi, vì thời gian sẽ kéo dài quá lâu.
(Ảnh minh họa)
Đó là thông tin từ cuộc họp do các cơ quan chức năng của Bộ GTVT cùng một số doanh nghiệp (DN) tổ chức ngày 14/3 để bàn giải pháp xử lý tàu neo đậu lâu ngày không còn khả năng khai thác (tàu “ma”). Cuộc họp đã đưa ra giải pháp là phải tìm cách… lách luật để có thể “xử lý” được những con tàu này nhanh hơn, tránh tăng thêm thiệt hại.
Báo cáo của Cục Hàng hải tại cuộc họp cho biết, hiện có 101 tàu biển các loại của chủ tàu VN neo đậu lâu ngày, trong đó có 22 tàu treo cờ quốc tịch nước ngoài. Theo văn bản của Cty cho thuê tài chính 1 thuộc Agribank – ký đầu tháng 3, thì: Nếu không có giải pháp, cơ chế cho phá dỡ tàu biển quốc tế…. thì việc phá dỡ tàu “chui” có thể xảy ra hoặc phải đưa tàu ra nước ngoài để phá dỡ, gây tốn kém và thường bị phía nước ngoài ép giá. Đề nghị Chính phủ cho phép phá dỡ tàu biển treo cờ nước ngoài của chủ tàu VN ở trong nước. Và đây cũng là đề nghị của Cục Hàng hải VN.
Tuy nhiên, báo cáo của Vụ Vận tải gửi Bộ GTVT thì lại vướng mắc lớn nếu đồng ý với đề xuất từ DN. Bởi muốn làm được việc phá dỡ trong nước những con tàu nêu trên thì phải sửa đổi Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường – là việc thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Do đó, chưa thể thực hiện ngay việc cho phép phá dỡ ở trong nước các tàu của chủ tàu VN nhưng treo cờ quốc tịch nước ngoài.
Video đang HOT
Việc chờ đợi giải pháp xử lý tàu “ma” đã đẩy khá nhiều DN và cơ quan quản lý vào tình huống “tù mù”. Tại Hải Phòng, tàu Hufa Star 01 và Green Viship treo cờ Mông Cổ, khi phá dỡ trong nước đã bị các cơ quan chức năng lập biên bản, yêu cầu đình chỉ, thậm chí giao cơ quan CA điều tra hành vi nhập lậu tàu biển để phá dỡ chui. Dù có lệnh đình chỉ, hai con tàu này vẫn được phá dỡ xong. Rõ ràng các cơ quan chức năng của Hải Phòng đã cố tình “lờ” cho DN được phá dỡ tàu.
Tuy nhiên, điều không được bàn tại cuộc họp ngày 14.3 của Bộ GTVT là quy định cho việc phá dỡ tàu biển treo cờ VN ở trong nước, và không hề có ý kiến nào bàn tới vấn đề này.
Luật Bảo vệ môi trường đã có hiệu lực thi hành được gần 6 năm, nhưng cho đến nay Bộ TNMT vẫn chưa xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn môi trường dành cho việc phá dỡ tàu biển ở trong nước. Hiện VN có thừa các NM đóng tàu biển, nhưng lại không có NM phá dỡ tàu. Thậm chí, tại Hải Phòng, Cty Lê Quốc mất 2 năm xin thủ tục lập khu phá dỡ tàu cũ mà vẫn… không được cấp phép. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngay các tàu biển treo cờ VN cũng không đủ điều kiện để “được” phá dỡ ở trong nước.
Nhiều cách lách luật
Trong khi ngành đóng tàu được xây dựng thành chiến lược quốc gia, thì phá dỡ tàu không được coi là một ngành kinh tế. Theo ông Nguyễn Hữu Bôn – Tổng GĐ Cty Việt Thắng (Hải Phòng) – ngành đóng tàu gây ô nhiễm môi trường không kém gì hoạt động phá dỡ. Nhưng, trong khi đóng tàu được khuyến khích, thì phá dỡ lại bị cấm. Tàu biển VN đang dở dở ương ương trong tình thế được khuyến khích ra đời, nhưng cấm không được “chôn” trong nước. Vì bị cấm, nên tàu biển phá dỡ tại VN từ năm 2006 đến nay đều là phá … chui. Chủ tàu VN đang trong tình cảnh phá… trộm tài sản của mình, trên đất nước mình.
Tại cuộc họp ngày 14.3, một cán bộ của Bộ GTVT đề xuất giải pháp “lách luật” để cứu các chủ tàu. Theo vị cán bộ này, Bộ luật Hàng hải VN đã giao Chính phủ quy định về đăng ký mua bán tàu biển. Do vậy, chỉ cần bổ sung quy định tàu thuộc sở hữu của DN VN nhưng treo cờ nước ngoài thì vẫn được phá dỡ trong nước là có thể giải quyết được bế tắc về cơ chế.
Hoặc cũng có thể “làm” theo cách, Cảng vụ Hàng hải có thể khởi kiện các chủ tàu (treo cờ quốc tịch VN và nước ngoài) để yêu cầu tòa án bắt giữ và sau đó bán các tàu đã neo đậu lâu ngày. Tòa án sẽ cho phát mại tài sản là các tàu này, và DN mua tàu sẽ được treo cờ VN để được… phá dỡ trong nước. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, hiện nhiều ngân hàng lại muốn giữ nguyên giá trị tàu trên sổ sách để tránh trách nhiệm thiệt hại vốn vay nếu bán tàu với giá sắt vụn. “Mấu chốt là, mấy tàu đó để nguyên thì bảng cân đối kế toán vẫn sạch, nếu bán lỗ, chênh lệch giá, thì sẽ quy trách nhiệm (cán bộ)” – ông Công nói.
Đó lại là một rào cản nữa với việc xử lý các tàu biển đã neo đậu lâu ngày. Mà với rào cản này, nếu Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ không “bật đèn xanh”, thì sẽ còn lâu mới có giải pháp cho phá dỡ tàu biển ở trong nước. Vậy sẽ chờ sửa luật, hay là lách luật để xử lý?
Theo Dantri
Ám ảnh "vong nhập, tàu ma"
Hàng chục vụ tai nạn với nhiều người tử vong khiến đoạn đường ngang dân sinh thuộc địa bàn xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu (Nghệ An) trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.
Mê cung tử lộ
Người dân tại huyện Diễn Châu liên tục nhận được hoang tin đoạn đường ngang dân sinh cắt đường sắt Thống nhất, thuộc địa bàn xã Diễn Trường bị "ma ám". Được biết, tại đây đã có hàng chục vụ tai nạn tàu hỏa, gây chết người. Chỉ tính trong vòng một năm trở lại đây, tại đường ngang dân sinh km 267 400, đã có tới 6 vụ tai nạn đường sắt và làm 3 người tử vong tại chỗ. Vụ tai nạn mới đây nhất xảy ra lúc 14h50 ngày 23/11, tàu chở hàng số hiệu 234 đã va vào cụ Phạm Thị Triên, 84 tuổi (thường trú xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu) làm cụ tử vong tại chỗ.
Trước đó, lúc 5h55 phút ngày 3/2/2012, cũng ở đoạn đường này, một nam thanh niên định băng qua đường sắt để sang quốc lộ 1A thì gặp nạn. Nhiều người chứng kiến vụ tai nạn đau lòng lúc đó kể lại, người bị nạn là anh Nguyễn Thế Đại, sinh năm 1987, thường trú xóm 6, xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu. Khi đó anh Đại vừa đi đến điểm giao cắt với đường sắt thì bất ngờ đoàn tàu khách số hiệu NA1 chạy hướng Hà Nội - Vinh lao tới. Do tiếng tàu lẫn với tiếng động cơ ô tô, sương mù lại dày đặc nên anh Đại đã không kịp quan sát, bị tàu va phải, văng xa tới 50m. Anh Đạt tử vong tại chỗ.
Đoạn đường ngang - nơi xảy ra nhiều vụ tai nạn
Khi chúng tôi đến nhà nạn nhân Đại để thăm viếng thì thấy di ảnh của bà Nguyễn Thị Xuyên (mẹ anh Đại) trên ban thờ. Bà Xuyên qua đời cách ngày anh Đại gặp nạn chỉ 50 ngày. Những người mê tín nói đó là "trùng tang", họ thêu dệt đủ thứ chuyện, khiến nhiều người rất hoang mang.
Ông Nguyễn Thế Bính, bố anh Đại, nói: "Nhà tôi sinh được năm người con, duy chỉ có em Đại được ăn học. Do nhà nghèo nên Đại phải nghỉ học vào Nam làm thuê cùng chị gái. Tết vừa rồi Đại về, không ngờ phải chứng kiến mẹ nó ra đi vào đúng ngày mùng một Tết. Lẽ ra nó chưa vào Nam vội, nhưng nhà đã "sạch tay" để cứu mẹ nó nên em nó đành phải khăn gói ra đi làm thuê. Tôi đâu ngờ, vừa bước chân đi được vài chục phút thì con tôi đã mãi mãi không về...".
Ông Bính thắp hương cho vợ và con
Nguyên nhân do "cốt" đường
Không chỉ tai nạn ở nơi giao cắt với đường sắt, ngay cả hành lang đường sắt ở khu vực này cũng có hàng chục vụ tai nạn mỗi năm (thời gian gần đây đã có 5 người tử vong). Nhiều người dân cho biết, không hiểu tại sao, tàu hỏa chạy rầm rầm, còi hú inh ỏi nhưng các nạn nhân vẫn như ngơ ngẩn lao vào hành lang đường sắt. Có những trường hợp người khác níu tay hoặc hò hét ngăn cản, nạn nhân vẫn cứ như trong cơn mộng du đi vào tử lộ.
Nạn nhân bị tai nạn tàu hỏa thường thi thể không còn nguyên vẹn, chính sự tang thương, thảm khốc này càng khiến người dân hoang mang, dễ tin vào những lời đồn thổi. Có người cho rằng cung đường này có nhiều "vong" nên các nạn nhân bị "bịt mắt, bịt tai", khiến họ không nhận ra cả khối thép hàng nghìn tấn đang gầm rú lao đến.
Tuy nhiên, người tỉnh táo, lý trí hơn thì cho rằng do tàu chạy nên có lực hút quán tính, khiến những người đứng sát đường sắt bị hút vào, gây tử vong.
Ông Võ Hữu Thanh, Cung trưởng cung đường sắt Yên Lý (đoạn có đường ngang dân sinh trên) cho biết, hầu hết những vụ tai nạn là do nạn nhân thiếu quan sát khi băng qua đường sắt và không chấp hành Luật Giao thông. Tuy nhiên nguyên nhân chính là do "cốt" đường sắt cao hơn mặt đường bộ quá nhiều. Đường ngang dân sinh này dốc, điểm giao cắt cả đường bộ và đường sắt lại liền kề nhau. Đi từ chân dốc, mải tránh các phương tiện đường bộ mà không biết rằng đoạn giao với đường sắt liền kề có tàu đang chạy tới. Từ phía đường sắt đi xuống dốc thì mải nhìn tàu rất có thể sẽ va quệt với các phương tiện đường bộ lưu thông ngay sát đó. Bên cạnh đó việc mặt đường ngang gồ ghề dễ gây mắc kẹt chân chống xe, khiến xe không kịp qua vừa lúc tàu chạy đến, đây cũng là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông chứ không có chuyện vong nhập hay tàu ma ở đây.
Theo 24h
Không cấp tiền ăn, thuyền viên New Energy sẽ rời tàu Ngày 13.11, các thuyền viên trên tàu New Energy (đang neo đậu trên sông Soài Rạp, huyện Cần Giờ, TPHCM) - thuộc Cty TNHH MTV vận tải viễn dương - Vinashinlines - tiếp tục có thư gửi Vinashinlines, khẩn thiết đề nghị cung cấp tiền ăn và dầu chạy máy đèn thắp sáng trên tàu, nhằm đảm bảo duy trì cuộc sống của...