Bán cả ‘rừng non’ cho Trung Quốc

Nhiều người đôi khi chỉ thấy lợi ích trước mắt, biết là có rủi ro nhưng vẫn làm.

Thương nhân Trung Quốc có nhiều chiêu trò khiến người Việt tranh nhau mua, tranh nhau bán và họ hưởng lợi.

Đó là nhận xét của ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores), khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM về chuyện Việt Nam đang xuất nhiều gỗ sang Trung Quốc nhưng lại… không vui.

Len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm

. Phóng viên: Theo số liệu thống kê mới nhất, trong bối cảnh Việt Nam chịu thâm hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc thì riêng với gỗ, Việt Nam lại đạt mức thặng dư bình quân hằng năm khoảng 600 triệu USD. Xuất khẩu được nhiều gỗ sang Trung Quốc có phải là tín hiệu vui, thưa ông?

ÔngNguyễn Tôn Quyền : Trung Quốclà thị trường nhập khẩu gỗ lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Mỹ. Nhưng thị trường Trung Quốc có nhiều hạn chế, giá trị gia tăng thấp. Lý do là gỗ mà nước này nhập từ chúng ta chủ yếu là dăm mảnh, nguyên liệu dùng để sản xuất bột giấy… với sản lượng khoảng 3-4 triệu tấn/năm, trị giá khoảng 600 triệu USD. Trong khi đó, Mỹ và EU thì nhập các sản phẩm đã chế biến như bàn, ghế, tủ.

Đáng nói hơn, các thị trường như EU, Mỹ khi mua sản phẩm gỗ của Việt Nam đều có các tổ chức quốc tế được thế giới công nhận, có các siêu thị gỗ tầm cỡ… đến ký hợp đồng với các nhà máy của Việt Nam. Sau khi ta làm xong sản phẩm, đối tác còn cử người qua kiểm tra chất lượng, cho phép đóng gói, đưa hàng xuống tàu.

Trung Quốc lại không làm bài bản như thế. Thương nhân của họ ồ ạt vào Việt Nam với số lượng rất đông, không chỉ các công ty mà còn có cá nhân len lỏi vào khắp hang cùng ngõ hẻm của Việt Nam. Thậm chí họ còn giả danh công ty hoặc đại lý của chúng ta để mua gỗ và chỉ mua nguyên liệu thô chứ không mua sản phẩm tinh chế như các nước khác.

. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về tình trạng mua bán bát nháo nói trên?

Tôi lấy ví dụ: Ngay ở làng gỗ Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh có những thương nhân Trung Quốc nói tiếng Việt rất giỏi, có địa chỉ cư trú đàng hoàng nhưng thực chất là núp bóng công ty của Việt Nam để mua gỗ. Điều này khiến chúng ta mất nhiều thứ. Điển hình là về giá trị sản phẩm. Ví dụ: giá gốc của bộ bàn ghế họ mua chỉ 1.000 USD nhưng họ bán ra với giá khoảng 1.300 hoặc 1.400 USD. Thế nhưng khi khai báo hải quan thì họ chỉ khai khoảng 700 hoặc 800 USD thôi để nộp thuế ít. Chính vì vậy xuất khẩu sang Trung Quốc, chúng ta bị thất thu thuế rất nhiều.

Bán cả &'rừng non' cho Trung Quốc - Hình 1

Một thương lái Trung Quốc đang ký tên mình vào các tấm gỗ đã chọn mua tại chợ gỗ làng Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh. Ảnh: THỤY CHÂU

Chỉ thấy cái lợi trước mắt

. Một số doanh nghiệp (DN) thừa nhận Trung Quốc rất dễ dãi trong việc nhập khẩu gỗ và điều này chỉ có hại đối với Việt Nam?

Video đang HOT

Chính xác! Thậm chí Trung Quốc còn có chính sách khuyến khích, bỏ tiền cho các DN, thương nhân của họ đi mua các loại tài nguyên trên thế giới về, trong đó có gỗ của Việt Nam. Tôi đã sang nước này khảo sát và được các thương nhân của họ xác nhận.

Cụ thể, khi mua gỗ, họ không cần các chứng chỉ FSC (chứng chỉ của Hội đồng quản trị rừng thế giới – PV). Họ cũng chả cần chứng minh nguồn gỗ hợp pháp, thủ tục hải quan của họ cũng đơn giản. Điều này rất tác hại cho người Việt, bởi nó tạo cho người Việt thói quen làm ăn dễ dãi, không minh bạch, không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và pháp luật. Đây là điều rất không hay về mặt nhận thức, đặc biệt là khi chúng ta muốn làm ăn với thế giới – có yêu cầu cao về nguồn gốc, xuất xứ của các sản phẩm. Nếu chúng ta cứ làm ăn dễ dãi với Trung Quốc theo kiểu không cần để ý đến nguồn gốc gỗ thì thế giới sẽ không tin DN Việt nữa!

. Như vậy một phần là do lỗi của DN Việt và công tác quản lý xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc của ta còn nhiều bất cập?

Năm 2014, Nhà nước đã có văn bản cấm xuất khẩu gỗ tròn sang Trung Quốc và đang có ý định đánh thuế gỗ dăm xuất sang nước này vì hiện thuế xuất khẩu đối với gỗ dăm là 0%. Tuy nhiên, nếu tăng thuế đối với gỗ dăm thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người trồng rừng.

Nhưng tôi cho rằng các biện pháp hành chính suy cho cùng cũng khó có thể giải quyết được vấn đề nếu ý thức của người dân, DN không được nâng cao. Do vậy, điều quan trọng nhất vẫn là nâng cao ý thức của người dân Việt về chủ quyền, về lợi ích kinh tế, về bảo vệ lợi ích của người Việt Nam. Bởi thực tế không chỉ với gỗ, người Trung Quốc đã sang mua lá điều, đỉa… và hiện đang mua giun đất. Điều này rất nguy hiểm nhưng người Việt mình đôi khi chỉ thấy lợi trước mắt chứ chưa thấy cái lợi lâu dài của đất nước.

. Như ông nói thì Trung Quốc là một thị trường lớn nhưng đầy rủi ro và khó lường?

Rủi ro rất cao là đằng khác. Tôi lấy ví dụ, Trung Quốc nhập gỗ dăm của chúng từ bảy, tám năm nay. Những năm đầu họ tăng giá liên tục, bắt đầu từ 100 USD, rồi 120, 140, 150 USD/tấn nhưng vài năm sau họ đột ngột giảm giá mạnh và không mua… Chẳng hạn năm ngoái, chúng tôi ế gần nửa triệu tấn gỗ dăm. Sau đó phía Trung Quốc nói đại ý “anh ế rồi, tôi sẽ mua cho anh nhưng anh phải giảm giá”. Từ 152 USD/tấn, họ đòi hạ xuống chỉ còn… 10 USD/tấn. Lúc này, không bán cho Trung Quốc thì bán cho ai? Để lâu gỗ sẽ hỏng nên đành phải bán thôi.

Nhưng đây không phải là rủi ro duy nhất khi bán gỗ cho Trung Quốc. Chúng tôi làm việc với EU, chỉ có ba đối tác nhưng với Trung Quốc thì có hàng chục ngàn DN, thương nhân mua gỗ của ta. Họ có nhiều chiêu trò khiến người Việt tranh giành nhau mua, tranh nhau bán và họ hưởng lợi. Họ hưởng lợi một phần vì người Việt mình đôi khi chỉ thấy lợi ích trước mắt, biết là có rủi ro nhưng vẫn làm.

Bán cả “rừng non”

. Liệu có phải do người trồng rừng mình nghèo quá nên mới phải làm vậy không, thưa ông?

Đó cũng là một lý do. Hiện có khoảng 1,4 triệu hộ trồng rừng, nhận khoán khoảng 2,2 triệu ha rừng. Nhưng cái khó có khi bó cái khôn. Cây rừng đường kính mới được 5-7 cm nhưng nhà có con ốm, con phải đóng tiền học, lập tức bà con phải chặt cây để bán ngay. Các thương nhân Trung Quốc có thể lợi dụng tình cảnh này để mua “rừng non”. Họ thu mua trước rồi để 2-3 năm sau mới khai thác, người dân vẫn phải chăm sóc cây rừng cho họ. Bà con mình không biết phải làm sao , vì đã nhận tiền của họ để giải quyết công việc, sinh hoạt rồi. Còn cơ quan chức năng thì cũng không thể theo sát thương nhân Trung Quốc để kiểm soát họ.

. Chúng ta phải làm gì để người dân không phải bán “rừng non” cho Trung Quốc nữa, thưa ông?

Bộ NN&PTNT đã thí điểm hỗ trợ người dân chăm sóc rừng, song gặp khó khăn về kinh phí. Chúng tôi cũng đang vận động các DN vào cuộc hỗ trợ người trồng rừng, tham gia đầu tư với các hộ trồng rừng…, có điều lại vướng vấn đề cơ chế sở hữu rừng. Một khi các DN đầu tư, hỗ trợ người dân trồng rừng, họ cũng mong muốn có quyền sở hữu rừng đó, để đảm bảo kiểm soát được rừng và nguồn nguyên liệu gỗ. Tiếc là chúng ta chưa có cơ chế để giải quyết khúc mắc này.

. Xin cám ơn ông.

Việt Nam hết gỗ quý hiếm rồi! . Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu rất lớn gỗ quý hiếm, vậy ông có lo ngại gỗ quý hiếm Việt Nam sẽ “chảy máu” hết sang nước này không? Đến thời điểm này, tôi khẳng định là Việt Nam không còn gỗ quý hiếm đâu! Các rừng có gỗ quý hiếm cũng hết rồi, nếu còn thì cũng không đáng kể. Việt Nam cũng đã cấm khai thác gỗ quý hiếm. Và căn cứ tình hình Việt Nam, tổ chức Cites (Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) cũng cấm luôn việc tạm nhập, tái xuất gỗ hương và gỗ trắc. Như vậy, con đường gỗ quý hiếm “chạy” sang Trung Quốc đã cạn. Xin nói thêm, nhiều quốc gia tiên tiến như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đã xây dựng các cẩm nang về gỗ, bộ chứng chỉ gỗ… hợp pháp. Khi làm ăn với các nước này thì Việt Nam phải tuân thủ. 230 tỉ USD là số tiền mỗi năm cả thế giới chi cho đồ gỗ trong khi chúng ta mới chỉ xuất khẩu được khoảng 5-7 tỉ USD. Hứa rồi… để đấy Việt Nam đang xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp, buộc người Việt phải theo hệ thống này, dù là bán gỗ trong nước. Dứt khoát phải rõ nguồn gốc, xuất xứ, địa danh; rồi gỗ có đóng thuế không, có sử dụng lao động trẻ em để khai thác gỗ hay không. Đối với Trung Quốc, các tổ chức, các quốc gia đã yêu cầu nước này phải tuân thủ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và họ hứa hẹn nhưng hứa rồi… để đấy.

Theo_PLO

4 rủi ro từ chính sách tỷ giá mới của Trung Quốc đối với thương mại VN

Theo RongViet Research, có 4 rủi ro từ chính sách tỷ giá mới của Trung Quốc đối với hoạt động thương mại Việt Nam.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt vừa có nghiên cứu đánh giá tác động của việc Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá tới nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, RongViet Research nhận định: Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ gia tăng do sự phụ thuộc về nguyên vật liệu.

4 rủi ro

RongViet Research phân tích: Trong cơ cấu thương mại của Việt Nam, Trung Quốc là đối tác xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ với tổng giá trị chiếm 10,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, ngược lại, 1/3 lượng hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam đến từ Trung Quốc (2014). Điều này cho thấy mối quan hệ mật thiết về mặt thương mại của Việt Nam và Trung Quốc.

4 rủi ro từ chính sách tỷ giá mới của Trung Quốc đối với thương mại VN - Hình 1

Trung Quốc là đối tác xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với tổng giá trị chiếm 10,4% kim ngạch xuất khẩu (Ảnh minh họa: KT)

Một thực tế là trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ tăng trưởng 5,24% so với cùng kỳ trong khi nhập khẩu tăng đến 30,5%. Với hơn 19 tỷ USD thâm hụt thương mại với Trung Quốc trong 7 tháng ( 30% so với cùng kỳ), đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt trong thời gian qua.

Theo RongViet Research, rủi ro từ chính sách tỷ giá mới của Trung Quốc đối với hoạt động thương mại Việt Nam bao gồm: 1) Khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với Trung Quốc (nội địa và nước ngoài) - do phần lớn các nhà sản xuất tại Trung Quốc thuộc phân khúc thấp-trung bình và độ co giãn của cầu với hàng hóa Trung Quốc khá cao nên hàng hóa Việt Nam sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc;

2) Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ gia tăng do sự phụ thuộc nguyên vật liệu; 3) Cán cân thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khác được lợi nhiều hơn hại; 4) Một cuộc đua giảm giá các đồng tiền sẽ khiến cho thương mại bất ổn và rào cản thương mại gia tăng.

Trong các rủi ro trên, RongViet Research cho rằng rủi ro thứ nhất đã được giảm thiểu nhờ động thái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong đợt điều chỉnh tỷ giá vừa qua. Hành động của NHNN đã giúp triệt tiêu phần lớn ảnh hưởng của việc mất giá đồng NDT lên cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đồng thời, với hai lần điều chỉnh, mức độ tăng giá của tiền đồng với một số đồng tiền khác (kể từ sau thời điểm đồng USD bắt đầu tăng) cũng được thu hẹp - chủ yếu là các đồng tiền của các nước phát triển (AUD, EUR, JPY, CAD, AUD).

Việt Nam phụ thuộc về nguyên liệu thô từ Trung Quốc

Ở rủi ro thứ hai, RongViet Research chia ảnh hưởng của sự sụt giảm giá hàng hóa đối với cán cân thương mại của Việt Nam từ hai phía xuất khẩu và nhập khẩu: Về phương diện xuất khẩu, trong cơ cấu xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc, hàng nông sản và khoáng sản chiếm tỷ trọng lớn nhất (lần lượt là 27,3% và 12,5% trong tổng giá trị từng mặt hàng xuất khẩu).

Trong trường hợp rủi ro tỷ giá được bù trừ, giá nguyên liệu giảm cùng với quan ngại về nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc đi xuống sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến ngành nông sản và khoáng sản (than, dầu thô). Đồng thời giá nông sản giảm cũng ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu sang các thị trường khác, nông sản và khoáng sản chiếm 1/3 cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm.

4 rủi ro từ chính sách tỷ giá mới của Trung Quốc đối với thương mại VN - Hình 2

Về phương diện nhập khẩu, xem xét theo từng mặt hàng có thể thấy Việt Nam phụ thuộc rất lớn về nguyên liệu thô với Trung Quốc ở các ngành xây dựng, dệt may, linh kiện điện tử, ô tô, máy móc, nguyên liệu hóa chất...Giá nguyên liệu giảm từ góc độ này có thể mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất Việt Nam.

4 rủi ro từ chính sách tỷ giá mới của Trung Quốc đối với thương mại VN - Hình 3

Ngược lại, những doanh nghiệp trong nước sản xuất các mặt hàng trên sẽ đối mặt với cạnh tranh gia tăng. Khi nhu cầu trong nước suy yếu, các nhà sản xuất tại Trung Quốc sẽ tìm cách xuất khẩu nhiều hơn ra bên ngoài. Là một nước phụ thuộc về nguyên liệu cho sản xuất, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ ngày càng gia tăng.

Với rủi ro thứ 3, RongViet Research đánh giá: Hiện tại, một số đồng tiền mất giá mạnh hơn VND sau đợt điều chỉnh vừa qua gồm (Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Đài Loan). Trong cơ cấu thương mại của Việt Nam với các quốc gia trên, Việt Nam chỉ có thặng dư thương mại duy nhất với Indonesia, còn lại là thâm hụt. Thâm hụt thương mại với các thị trường này sẽ gia tăng trong thời gian tới.

Trước khi NHNN điều chỉnh tỷ giá, tiền đồng đã tăng giá nhiều so với các đồng tiền khác nhưng xuất khẩu từ Việt Nam vẫn tăng trưởng tại các nước phát triển (Hồng Kông, EU, Canada). Điều này cho thấy hàng hóa Việt Nam vẫn cạnh tranh được tại các thị trường này khi đồng Việt Nam tăng giá, đồng thời, đây cũng đều là các thị trường Việt Nam có thặng dư thương mại.

Chúng tôi cho rằng xuất khẩu sang các thị trường này có thể cải thiện sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu 4 thị trường trên chiếm 30% tổng cơ cấu kim ngạch thương mại của Việt Nam. Như vậy, "hoạt động thương mại của Việt Nam với các quốc gia khác sẽ được hưởng lợi nhiều hơn thiệt hại xét một cách tương đối".

Phá giá đồng tiền, về lâu dài, có thể gây rủi ro nghiêm trọng

Còn đối với rủi ro thứ tư có thể sẽ là điều tồi tệ nhất. Với sự tham gia của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PoBC) sau một loạt chính sách nới lỏng kinh tế và thay đổi chính sách tỷ giá trong thời gian vừa qua, nhiều sự kiện cho thấy đang diễn ra một cuộc chiến tranh tiền tệ trên toàn cầu.

Biểu hiện là năm 2010, câu chuyện bắt đầu với đồng NDT bị định giá thấp, Mỹ đưa ra nhiều cáo buộc Trung Quốc thao túng đồng NDT. Năm 2011, đồng USD suy yếu sau khi FED tung ra hai gói nới lỏng định lượng QE1 và QE2. Cuối năm 2012, đồng JPY suy yếu với chính sách nới lỏng kinh tế Abenomics. Trước tình hình khó khăn của khu vực EU, đồng EUR bắt đầu suy yếu vào giữa năm 2014. Đầu 2015, ECB công bố chương trình mua tài sản trị giá 1.300 tỷ USD.

Cho đến gần đây, PBoC mới bắt đầu tham gia vào cuộc đua trên. Hành động phá giá đồng tiền có thể mang lại lợi ích trong ngắn hạn, tuy nhiên về lâu dài có thể dẫn đến những rủi ro cực kỳ nghiêm trọng là: Gia tăng bảo hộ các nhà sản xuất trong nước; Chi phí đầu vào gia tăng khiến sản xuất nội địa khó khăn; Giảm phát, nhu cầu sụt giảm. Tựu chung lại hệ quả là suy thoái kinh tế trên toàn cầu, các cuộc chiến tranh tiền tệ trong lịch sử thường kéo dài trong khoảng thời gian khá lâu từ 15-20 năm. Hơn nữa, cuộc chiến không chỉ xảy ra ở những nước lớn mà sẽ còn ảnh hưởng đến các quốc gia có hoạt động thương mại lớn với các nước trên./.

Theo_VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Diễn biến vụ bún vịt có giá 1 triệu đồng tại chợ Bến ThànhDiễn biến vụ bún vịt có giá 1 triệu đồng tại chợ Bến Thành
21:20:57 14/07/2025
Xác định nguyên nhân vụ bún đổi từ màu trắng sang đỏ ở Đà NẵngXác định nguyên nhân vụ bún đổi từ màu trắng sang đỏ ở Đà Nẵng
13:39:26 15/07/2025
Hiện trường vụ xe ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông, tìm kiếm người nghi mất tíchHiện trường vụ xe ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông, tìm kiếm người nghi mất tích
22:14:24 13/07/2025
Đàn lợn đang được đưa đi tiêu thụ có biểu hiện lạ, công an hành động khẩn cấpĐàn lợn đang được đưa đi tiêu thụ có biểu hiện lạ, công an hành động khẩn cấp
20:29:35 14/07/2025
Danh tính 3 người tử vong vụ ô tô lao xuống sông sau tai nạnDanh tính 3 người tử vong vụ ô tô lao xuống sông sau tai nạn
11:57:10 14/07/2025
Nữ giáo viên kể phút bàng hoàng khi ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sôngNữ giáo viên kể phút bàng hoàng khi ô tô tông 2 xe máy rồi lao xuống sông
23:16:43 14/07/2025
Người phụ nữ nguy kịch sau thủ thuật thẩm mỹ tại cơ sở MelizaNgười phụ nữ nguy kịch sau thủ thuật thẩm mỹ tại cơ sở Meliza
15:56:26 14/07/2025
Vụ ô tô rơi xuống sông sau khi tông xe máy: Hai người tử vong, một mất tíchVụ ô tô rơi xuống sông sau khi tông xe máy: Hai người tử vong, một mất tích
07:33:42 14/07/2025

Tin đang nóng

Clip: Mỹ nhân Việt đẹp đến mức khiến Lee Min Ho phải 2 lần ngắm nghía không rời tại sự kiệnClip: Mỹ nhân Việt đẹp đến mức khiến Lee Min Ho phải 2 lần ngắm nghía không rời tại sự kiện
14:49:06 15/07/2025
Bắt tạm giam Phạm Viết Công vì bôi nhọ chính quyềnBắt tạm giam Phạm Viết Công vì bôi nhọ chính quyền
13:43:33 15/07/2025
Vệt sáng lạ xuất hiện trên bầu trời miền Trung khiến người dân xôn xaoVệt sáng lạ xuất hiện trên bầu trời miền Trung khiến người dân xôn xao
14:38:12 15/07/2025
Sao nhí đóng Đường Tăng giờ là đại gia, kết hôn với mỹ nhân "Chân hoàn truyện"Sao nhí đóng Đường Tăng giờ là đại gia, kết hôn với mỹ nhân "Chân hoàn truyện"
14:38:46 15/07/2025
Lời khai của 'bệnh nhân tâm thần' cầm đầu đường dây buôn ma túy ở Hà NộiLời khai của 'bệnh nhân tâm thần' cầm đầu đường dây buôn ma túy ở Hà Nội
17:16:26 15/07/2025
Harper Beckham thành thiếu nữ thật rồi: Không còn thích bố hôn môi, chụp ảnh cũng giữ khoảng cách vừa phảiHarper Beckham thành thiếu nữ thật rồi: Không còn thích bố hôn môi, chụp ảnh cũng giữ khoảng cách vừa phải
15:32:24 15/07/2025
Mỗi lần thấy con dâu sắm sửa mà tôi xót tiền thay con trai, ai ngờ một câu nói của con làm tôi ê chề đến tận tim ganMỗi lần thấy con dâu sắm sửa mà tôi xót tiền thay con trai, ai ngờ một câu nói của con làm tôi ê chề đến tận tim gan
16:26:22 15/07/2025
Khoảnh khắc trợn trừng, chớp mắt liên tục của Tuấn Hưng gây bàn tánKhoảnh khắc trợn trừng, chớp mắt liên tục của Tuấn Hưng gây bàn tán
13:44:32 15/07/2025

Tin mới nhất

100 người xuyên đêm tìm người đàn ông mất tích dưới hồ, công an xác định danh tính nạn nhân

100 người xuyên đêm tìm người đàn ông mất tích dưới hồ, công an xác định danh tính nạn nhân

17:14:35 15/07/2025
Sáng 15/7, hơn 100 người gồm công an, bộ đội và người dân đang tiếp tục nỗ lực tìm kiếm người đàn ông mất tích dưới lòng hồ Phú Xuân thuộc xã Xuân Phước (tỉnh Đắk Lắk).
Cục Môi trường lên tiếng về chất lượng không khí ở Hà Nội

Cục Môi trường lên tiếng về chất lượng không khí ở Hà Nội

16:01:37 15/07/2025
Hai ngày gần đây, chất lượng không khí tại Hà Nội có dấu hiệu suy giảm đáng kể, khiến nhiều người dân cảm thấy khó chịu với cảm giác bụi mịn rõ rệt dù có mưa nhẹ.
TP Huế báo cáo Thủ tướng vụ rừng phòng hộ ven biển bị chặt phá trái phép

TP Huế báo cáo Thủ tướng vụ rừng phòng hộ ven biển bị chặt phá trái phép

14:57:24 15/07/2025
UBND TP Huế vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Thành ủy về vụ việc hơn 2,5ha rừng phòng hộ ven biển tại phường Phong Quảng bị chặt hạ trái phép. Vụ việc nghiêm trọng này đang được Công an TP Huế điều tra, xử lý.
Lửa bao trùm ki-ốt chợ ở TPHCM, dân hô hoán dập lửa nhưng bất thành

Lửa bao trùm ki-ốt chợ ở TPHCM, dân hô hoán dập lửa nhưng bất thành

11:50:31 15/07/2025
Ngày 15/7, Công an TPHCM vẫn đang phối hợp với Công an xã An Nhơn Tây phong toả, khám nghiệm hiện trường vụ cháy tại Chợ Lô 6, xã An Nhơn Tây.
Phó chủ tịch Hà Nội công bố loạt hành động hỗ trợ người dân khi cấm xe máy xăng

Phó chủ tịch Hà Nội công bố loạt hành động hỗ trợ người dân khi cấm xe máy xăng

11:48:23 15/07/2025
Hà Nội sẽ hỗ trợ tối đa, đúng nhóm người sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cư dân trong Vành đai 1 và người thường xuyên di chuyển vào khu vực này, sẽ nghiên cứu cơ chế hỗ trợ thu đổi khoảng 450.000 xe máy xăng.
Cụ ông 80 tuổi suýt mất hơn 500 triệu đồng cho "nhân viên Viettel"

Cụ ông 80 tuổi suýt mất hơn 500 triệu đồng cho "nhân viên Viettel"

08:06:07 15/07/2025
Nhận được cuộc gọi thông báo đang nợ 7 triệu đồng cước viễn thông, ông Th. đã liên hệ với số máy của Cục An ninh mà đối tượng lừa đảo cung cấp và suýt bị lừa 520 triệu đồng.
Thiếu nữ 15 tuổi cố thủ trên nóc Bệnh viện Bạch Mai

Thiếu nữ 15 tuổi cố thủ trên nóc Bệnh viện Bạch Mai

07:57:52 15/07/2025
Khách Lào gọi 4 xiên bạch tuộc, 2 xiên đậu bắp, một phần chân gà, 3 lạp xưởng tại một khu phố du lịch ở Đà Nẵng, với giá lên đến 760.000 đồng. Khi khách phản ứng, chủ quán trả lại 200.000 đồng.
Hé lộ thời điểm người Việt có thể dùng mạng vệ tinh

Hé lộ thời điểm người Việt có thể dùng mạng vệ tinh

22:49:11 14/07/2025
Đây là một trong nhiều dấu mốc đáng chú ý được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025.
Xe bồn chở 7 tấn bê tông bị nổ lốp, phụ xe kẹt trong cabin

Xe bồn chở 7 tấn bê tông bị nổ lốp, phụ xe kẹt trong cabin

22:39:11 14/07/2025
Chiếc xe bồn trộn bê tông lưu thông trên đường tại Đắk Lắk bất ngờ bị nổ lốp, nằm lật nghiêng bên đường khiến phụ xe bị gãy tay, gãy xương đùi.
Ngỡ ngàng loạt cọc bê tông cao đến 5m 'mọc' bất thường giữa sông ở TPHCM

Ngỡ ngàng loạt cọc bê tông cao đến 5m 'mọc' bất thường giữa sông ở TPHCM

21:31:44 14/07/2025
Hàng loạt cọc bê tông cao từ 3-5m, có đường kính 20-30cm được phát hiện mọc kiên cố giữa lòng sông ở phường Phước Thắng, TPHCM khiến người dân ngỡ ngàng.
Người mẹ bỏ rơi bé trai trong rừng cao su Đồng Nai với mảnh giấy "xin lỗi con nhiều lắm"

Người mẹ bỏ rơi bé trai trong rừng cao su Đồng Nai với mảnh giấy "xin lỗi con nhiều lắm"

21:28:13 14/07/2025
Bé trai sơ sinh nặng 3,5 kg được người dân phát hiện trong lô cao su Đồng Nai với mảnh giấy viết tay mẹ xin lỗi, mẹ không có điều kiện nuôi con .
Vụ cô gái ôm con nhỏ bị đánh tới tấp: "Trung cá chép" đã bỏ trốn

Vụ cô gái ôm con nhỏ bị đánh tới tấp: "Trung cá chép" đã bỏ trốn

21:25:15 14/07/2025
Cả hai mẹ con cô gái bị đánh vẫn đang ở trọ trên đường Bàu Bàng, thuộc phường Thủ Dầu Một, TP HCM, còn đối tượng đánh người thì đã bỏ trốn

Có thể bạn quan tâm

Ái nữ ít lộ diện của diễn viên hài Việt Hương: 16 tuổi cao vượt trội mẹ, không chỉ học giỏi mà còn rất xinh xắn

Ái nữ ít lộ diện của diễn viên hài Việt Hương: 16 tuổi cao vượt trội mẹ, không chỉ học giỏi mà còn rất xinh xắn

Hậu trường phim

18:30:55 15/07/2025
Con gái Việt Hương - bé Elyza Nguyễn Phương Vy - gây chú ý với ngoại hình xinh xắn, thành tích học tập ấn tượng và phong cách tiểu thư hiện đại.
Garnacho lần đầu lộ diện khi bị MU gạch tên

Garnacho lần đầu lộ diện khi bị MU gạch tên

Sao thể thao

18:23:53 15/07/2025
Ngày 14/7, Alejandro Garnacho bị bắt gặp rời khỏi một tiệm cắt tóc tại Altrincham (Anh), ăn mặc đơn giản với áo thun đen, quần short và dép trắng. Dù phát hiện có paparazzi, tiền vệ người Argentina vẫn nở nụ cười trước khi lên xe rời đi...
Samsung vẫn dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu

Samsung vẫn dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu

Đồ 2-tek

18:07:12 15/07/2025
Samsung là nhà sản xuất điện thoại thông minh duy nhất đạt mức tăng trưởng 3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi Apple giảm 2% và Xiaomi vẫn giữ nguyên.
Siêu sao nợ cờ bạc 1.300 tỷ cảm ơn thành viên BLACKPINK rối rít, thông báo đến toàn thế giới: "Sắp xóa hết nợ rồi!"

Siêu sao nợ cờ bạc 1.300 tỷ cảm ơn thành viên BLACKPINK rối rít, thông báo đến toàn thế giới: "Sắp xóa hết nợ rồi!"

Nhạc quốc tế

17:41:40 15/07/2025
Bruno Mars tếu táo nói đùa rằng anh gần thoát khỏi nợ nần sau màn trình diễn bất ngờ cùng Rosé tại DEADLINE World Tour
NSND Mỹ Uyên lên tiếng về bức ảnh khóa môi bạn đồng giới gây xôn xao cõi mạng

NSND Mỹ Uyên lên tiếng về bức ảnh khóa môi bạn đồng giới gây xôn xao cõi mạng

Sao việt

17:33:32 15/07/2025
Sau khi bức ảnh nhận về ý kiến trái chiều từ cư dân mạng, NSND Mỹ Uyên đã lên tiếng giải thích. Cô khẳng định đó chỉ là cảm xúc nhất thời.
Thu giữ hàng trăm kịch bản trong đường dây lừa đảo qua sàn vàng ảo ATFX

Thu giữ hàng trăm kịch bản trong đường dây lừa đảo qua sàn vàng ảo ATFX

Pháp luật

17:15:33 15/07/2025
Quá trình triệt phá, cảnh sát thu nhiều tang vật cùng 2 thùng tài liệu lớn chứa hàng trăm kịch bản lừa đảo chi tiết. Cảnh sát xác định đường dây này hoạt động tại Lào, đã lừa hàng trăm người Việt, chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng.
'Trốn' phố thị ồn ào, về Quy Nhơn ngắm rong mơ nhuộm vàng đáy biển

'Trốn' phố thị ồn ào, về Quy Nhơn ngắm rong mơ nhuộm vàng đáy biển

Du lịch

16:42:42 15/07/2025
Mùa rong mơ đảo Hòn Khô (xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, Bình Định) nở bung vàng dưới nắng khiến hàng nghìn du khách mê mẩn.
Tôi bị mẹ của người yêu "ghét ra mặt" vì sai lầm tai hại ngày đầu ra mắt

Tôi bị mẹ của người yêu "ghét ra mặt" vì sai lầm tai hại ngày đầu ra mắt

Góc tâm tình

16:29:32 15/07/2025
Lòng tôi bỗng chốc nguội lạnh. Tôi đã phạm phải một sai lầm ngớ ngẩn, một điều tối kỵ trong văn hóa bữa cơm gia đình mà vì quá căng thẳng, tôi đã không nhận ra.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4 món ngon làm "trôi" cả nồi cơm

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4 món ngon làm "trôi" cả nồi cơm

Ẩm thực

16:11:31 15/07/2025
Bữa tối 4 món ngon làm trôi cả nồi cơm. Bữa cơm nhà gần gũi, cân bằng dinh dưỡng, khiến ai nhìn thấy cũng muốn về nhà nấu theo ngay!