Bán bún, chửi khách hàng có thể bị xử phạt?
Tay bán bún, miệng liên tục văng những lời tục tĩu, khó nghe về phía khách hàng…, hành động này của bà chủ quán khiến người xem không khỏi bức xúc.
Mấy ngày qua, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một quán bún nằm tại phố Ngô Sĩ Liên (Đống Đa, Hà Nội). Sẽ không có gì đáng nói, nếu quán bún này bán hàng như bao quán bún khác, điều khiến người xem tỏ ra bức xúc chính là bởi thái độ của bà chủ quán.
Theo đó, đoạn clip chỉ dài hơn 1 phút nhưng đã ghi lại không dưới một lần người này có những lời nói miệt thị khách hàng.
Khi nghe thấy việc có khách hàng trả giá bát bún 20.000 đồng, chủ quán liền gằn giọng: “Bảo thằng nhà quê đây không có sườn 20 nghìn nhá…, thằng nhà quê!”. Tương tự, khi có khách yêu cầu mua một tô bún lòng, người này lập tức hất hàm: “Ở đây không có bún lòng. Về nhà mày tự nấu mà ăn nhá!”,…
Đáng nói, đây không phải lần đầu tiên những lời nói khó nghe của bà chủ quán bún được chia sẻ trên cộng đồng mạng.
“Mất tiền ăn mà bị nói thế kia, không hiểu văn hóa bán hàng ở đâu? Cũng không hiểu nổi tại sao bị chửi mà khách vẫn đến đông như vậy?” – một tài khoản Facebook bình luận.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng cần phải xử phạt người chủ quán bún này để chấm dứt tình trạng bán hàng thiếu văn hóa, dù lý do là gì thì cũng không thể chấp nhận hành vi này.
Tay bán bún, miệng bà chủ quán liên tục văng những lời tục tĩu, khó nghe về phía khách hàng. Ảnh cắt từ clip
Trao đổi về vấn đề trên, LS Nguyễn Anh Thơm (Đoàn LS Hà Nội) cho rằng hành vi chửi, miệt thị khách hàng của chủ quán bún đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Video đang HOT
Theo LS Thơm, hành vi này có thể bị xử phạt hành chính theo điểm a, khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.
Ngoài ra, hành vi của bà chủ quán cũng có dấu hiệu của tội làm nhục người khác khi có lời nói xúc phạm danh dự của khách hàng, mặc dù họ không có lỗi gì.
Tuy nhiên, tội làm nhục người khác chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Hơn thế, sự xúc phạm nhân phẩm, danh dự phải đến mức độ nghiêm trọng mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc đánh giá như thế nào là bị xâm phạm nghiêm trọng cũng là một vấn đề khá phức tạp. Nó phụ thuộc vào thái độ, nhận thức của người phạm tội, cường độ, thời gian của hành vi; vị trí, vai trò, nhận thức của người bị hại; sự đánh giá và phản ứng của dư luận xã hội,…
“Hành vi miệt thị, chửi bới khách hàng của bà chủ quán không những đã xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác mà còn gây mất trật tự công cộng nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh theo qui định của pháp luật” – LS Thơm chia sẻ.
Từng lên truyền hình nước ngoài Đầu tháng 10-2016, quán “bún chửi” từng xuất hiện trên kênh truyền hình CNN, trong một chương trình truyền hình thực tế của đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain. Thông tin này nhanh chóng “gây bão” trên mạng, một số người khá tự hào khi một món ăn của người Việt đã được quảng bá ra thế giới. Tuy nhiên, nhiều người cũng tỏ ra khá “xấu hổ” vì cho rằng đây là một hình ảnh xấu chứ không hề đáng tự hào. Vài ngày sau đó, chủ quán bún trả lời một số trang báo rằng hành vi chửi, miệt thị khách hàng là do thói quen, không hề cố ý và sẽ khắc phục trong thời gian tới. Thế nhưng, cách hành xử thiếu văn hóa này với khách hàng vẫn tiếp tục lặp lại,…
Theo Tuyến Phan (Pháp Luật TPHCM)
Vụ tài xế xe tải kiện Công an TP Vinh: Công an không sai!
Đó là khẳng định của Thượng tá Hoàng Duy Hà - Phó trưởng Công an TP Vinh với báo chí về sự việc tài xế xe tải Phan Đình Anh đâm đơn khởi kiện Công an TP Vinh vì cho rằng mình bị xử phạt vi phạm giao thông không đúng theo quy định của pháp luật.
Thượng tá Hoàng Duy Hà - Phó trưởng Công an TP Vinh chiều 16/9 cho báo chí biết vụ việc trên.
Chiều ngày 16/9, Thượng tá Hoàng Duy Hà - Phó trưởng Công an TP Vinh cho biết, ngày 8/3/2016, Đội CSGT CATP Vinh đã xử lý vi phạm đối với lái xe Phan Đình Anh trên đường Lê Lợi (TP Vinh) vì đã đi vào đường cấm.
"Đây là đường cấm các loại xe 4 tấn trở lên tham gia giao thông từ 6 đến 22h hàng ngày. Lúc xử phạt xe của ông Anh, theo báo cáo từ anh em (tổ CSGT đi làm nhiệm vụ), chiếc xe trên có tổng trọng tải thiết kế (cả xe và hàng trên xe) là 7 tấn", Thượng tá Hà cho biết.
Cũng theo Thượng tá Hà, khi thông báo lỗi, lái xe Phan Đình Anh cho rằng mình không vi phạm biển cấm 106b. Tổ CSGT đã giải thích, nhưng tài xế không đồng ý... Sau đó, lực lượng CSGT TP Vinh đã đưa Quyết định số 10 về việc điều chỉnh quy định về tuyến đường, thời gian hạn chế lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn TP Vinh.
Thế nhưng, lái xe Phan Đình Anh vẫn không chấp hành. Đội CSGT TP Vinh đã tiến hành lập biên bản sự việc có sự chứng kiến của 2 nhân chứng, niêm phong xe và kéo xe về xử lý.
Thượng tá Hoàng Duy Hà giải thích thêm về biển cấm 106b: "Biển cấm 106b là biển cấm các loại xe có tải trọng lớn hơn, theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp xe của công ty Võ Minh, là loại xe 3,7 tấn, có thể chở thêm hàng khoảng 4 tấn nữa, tổng cộng là hơn 7 tấn. Như vậy, loại xe này không được phép lưu thông qua tuyến đường Lê Lợi. Kể cả loại xe đó không chở hàng cũng bị cấm đi vào tuyến đường trên....".
Được biết, vào ngày 15/3/2016 (tức là trước khi Công an TP Vinh ra quyết định xử phạt đối với lái xe Phan Đình Anh), Công an TP Vinh đã mời lái xe, đại diện công ty Võ Minh, đại diện Sở GTVT Nghệ An, Thanh tra đô thị TP Vinh đến để nghe các bên giải trình trực tiếp theo điều 61 "Luật xử lý hành chính".
Tuy nhiên, sau buổi giải trình đó đại diện công ty Võ Minh và ông Phan Đình Anh không chấp nhận.
Đơn kiện của lái xe Phan Đinh Anh đối với quyết định xử phạt hành chính của Công an TP Vinh
Như Dân trí đã đưa tin, trong đơn khởi kiện CATP Vinh ra toà, ông Phan Đình Anh trình bày, ngày 8/3/2016, ông điều khiển xe tải mang biển số 37C - 17.832 đi chở hàng. Khi xe rẽ vào đường Lê Lợi (TP Vinh), ông Anh thấy biển báo hình tròn, nền trắng, viền đỏ và gạch chéo màu đỏ, ở giữa có hình xe ô tô tải, trên hình xe có hàng chữ 4T màu trắng (biển báo số 106b).
Xác định xe mình không có hàng nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của biển báo 106b nên ông Anh cho xe vào đường Lê Lợi. Đến trước cổng bến xe Vinh, ông Anh bị 2 CSGT CA TP Vinh ra hiệu lệnh dừng xe để xử lý do đi vào đường cấm.
Theo đó, CATP Vinh đã ra quyết định xử phạt hành chính ông Anh 4,9 triệu đồng và tạm giữ xe 9 ngày theo Quyết định số 10 ngày 18/1/2016 của UBND tỉnh Nghệ An.
Tại thời điểm xe bị lập biên bản xử phạt, trọng lượng xe tải là 3.400 kg (xe không chở hàng).
Biển cấm 106b được gắn trên đường Lê Lợi (TP Vinh), nơi Đội CSGT TP Vinh bắt lỗi xe ông Phan Đình Anh.
Ông Anh cho rằng việc CATP Vinh xử phạt là không khoa học và xử phạt sai vì biển cấm số 106b chỉ cấm những xe có tải trọng từ 4 tấn trở lên, còn xe ông điều khiển theo thiết kế tải trọng chở hàng chỉ 3,9 tấn, lúc đó xe không chở hàng nên tải trọng xe chỉ 3,4 tấn.
Trong đơn khởi kiện Công an TP Vinh của mình, ông Anh đề nghị TAND TP Vinh tuyên quyết định xử phạt số 12405035/QĐ-XPVPHC "Xử phạt vi phạm hành chính" do Thượng tá Hoàng Duy Hà - Phó trưởng Công an TP Vinh ký là không đúng quy định pháp luật.
Ngoài ra, tài xế Anh đề nghị tòa tuyên trả lại số tiền 4,9 triệu đồng mà công ty Võ Minh đã nộp phạt vào kho bạc nhà nước, đồng thời đòi bồi thường cho người bị xử phạt số tiền 42,1 triệu đồng vì xe bị tạm giữ trái pháp luật trong vòng 9 ngày không thể hoạt động.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Tài xế xe tải kiện Công an TP Vinh, đòi bồi thường 42 triệu đồng Cho rằng Phó trưởng Công an TP Vinh ký quyết định xử phạt hành chính về lỗi điều khiển phương tiện giao thông không đúng quy định nên tài xế xe tải đã làm đơn kiện ra toà, đòi Công an TP Vinh bồi thường hơn 42 triệu đồng. Đơn khởi kiện của ông Anh gửi Tòa án Nhân dân TP Vinh. Trong...