Bạn biết không? Đây là 4 điểm đến ở Bình Định vừa đẹp lại vừa vắng, đi chơi không lo chen lấn
Biển Bãi Bầu, biển Lộ Diêu, đầm Trà Ổ và tháp Dương Long là 4 điểm đến ở Bình Định đẹp, hoang sơ và còn ít người biết đến.
Điểm danh 4 điểm đến ở Bình Định vừa đẹp lại vừa vắng
Biển Bãi Bầu
Bình Định có rất nhiều bãi biển đẹp như Kỳ Co, Ghềnh Ráng,… khiến du khách xa gần phải mê mẩn. Nhưng bạn biết không, miền đất này còn có biển Bãi Bầu hoang sơ, tọa lạc trên tuyến Quốc lộ 1A hướng đi từ Quy Nhơn – Sông Cầu.
Biển Bãi Bầu đẹp và trong vắt vào những ngày đầy nắng.
Đây là điểm đến ở Quy Nhơn, cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Tuy không quá nổi tiếng như những bãi biển khác nhưng biển Bãi Bầu được yêu thích nhờ cảnh sắc hoang sơ, biển sạch sẽ.
Từ trung tâm thành phố Quy Nhơn đến đây khoảng 20 km.
Đến Bãi Bầu, du khách được tận hưởng không gian yên bình trên bờ biển dài khoảng 1 km. Bờ cát trắng mịn, làn nước biển xanh trong cùng bức tranh thanh vắng mang lại nhiều trải nghiệm thi vị cho du khách. Thỉnh thoảng nơi này cũng có đông khách du lịch, song vẫn giữ được vẻ bình yên, êm dịu.
Khung cảnh lãng mạn trên biển Bãi Bầu.
Bãi Bầu là điểm đến ở Bình Định còn ít người biết đến. Tuy nhiên các dịch vụ du lịch tương đối phát triển. Đến đây, ngoài đi dạo, chụp ảnh và tắm biển, du khách còn có thể thuê đồ lặn biển ngắm san hô hoặc đi câu mực đêm trên những chiếc thuyền thúng cùng ngư dân.
Đến đây, du khách được thưởng thức nhiều món hải sản tươi ngon, hấp dẫn.
Sau nhiều trải nghiệm vui chơi, du khách đừng quên thưởng thức hải sản trên biển Bãi Bầu. Nơi này có nhiều món ngon hấp dẫn như cua huỳnh đế, cua ba càng, tôm hùm,… được bán với giá cả hợp lý. Chắc hẳn bạn sẽ có một chuyến đi chơi vừa vui, vừa ăn uống thỏa thích.
Biển Lộ Diêu
Ngoài Bãi Bầu thì biển Lộ Diêu cũng là điểm đến ở Bình Định mà du khách nên dành thời gian khám phá. Bãi biển này thuộc địa bàn xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn hơn 80km. Nhờ xa trung tâm nên nơi này vẫn giữ trọn nét đẹp hoang sơ, thu hút du khách bởi vẻ đẹp thật nên thơ, yên ả.
Video đang HOT
Lộ Diêu cách trung tâm thành phố khoảng 80km.
Đến thăm biển Lộ Diêu, bạn sẽ được chìm đắm vào bức tranh thơ mộng với bãi cát vàng chạy quanh gành đá. Từ xa, cảnh biển hiện lên vô cùng nguyên sơ, sạch sẽ. Nơi đây có bãi tắm Bang Bang và gành đá Lộ Diêu được du khách check in nhiều nhất. Có lẽ trong thời gian tới, điểm đến này sẽ trở thành tọa độ sống ảo ở Bình Định, nổi danh khắp muôn nơi.
Bức tranh hoang sơ nơi biển Lộ Diêu, huyện Hoài Nhơn.
Do tác tạo của sự hình thành và mài mòn tự nhiên đã biến những gành đá ở Lộ Diêu thành nhiều hình thù độc đáo và lạ mắt. Nhìn từ trên xuống, vùng biển này hiển hiện như một cánh cung cực khủng với địa thế lưng tựa núi, mặt hướng biển. Riêng phần giữa là cánh đồng mênh mông.
Nước biển trong vắt, cát vàng ươm ở Lộ Diêu.
Đẹp, độc đáo và sạch sẽ nhưng biển Lộ Diêu vẫn chưa được khai thác du lịch mạnh mẽ. Theo kinh nghiệm đi chơi ở Bình Định mà nhiều bạn trẻ chia sẻ, nơi này còn rất hoang vắng. Mọi thứ vô cùng tự nhiên với làn nước biển xanh, sạch vùng hình ảnh độc đáo của các ghềnh đá. Đến đây, bạn có thể thỏa thích sống ảo, chụp những bức ảnh thật chất.
Nơi này có nhiều góc đẹp cho bạn sống ảo.
Vi vu biển Lộ Diêu, ngoài ngắm cảnh, chụp choẹt kỷ niệm, du khách có lẽ không muốn bỏ qua cơ hội thưởng thức các món hải sản tươi ngon. Bạn có thể chuẩn bị cần câu để tự tay câu cá. Đặc biệt, bạn có thể trải nghiệm bắt nhum biển, săn còng để chế biến là những món ngon tuyệt hảo.
Đầm Trà Ổ
Nếu không biết chơi gì khi đi Bình Định, bạn hãy thử đến thăm đầm Trà Ổ nằm tại địa bàn 4 xã Mỹ Thắng, Mỹ Lợi, Mỹ Đức và Mỹ Thọ thuộc huyện Phù Mỹ. Đầm nước này có tên gọi là Bàu Bàng hoặc Châu Trúc, với chu vi ước tính khoảng 20 km.
Đầm Trà Ổ với vẻ đẹp hoang sơ, trầm mặc.
Đầm Trà Ổ là một đầm nước lợ tự nhiên, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 2 giờ di chuyển. Du khách có thể đến đây theo hướng quốc lộ 1A đến thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ. Sau đó rẽ phải ở ngã 3 hướng từ thị trấn về xã Mỹ Lợi. Nếu không biết đường đi, bạn có thể hỏi thăm cư dân địa phương.
Đây là đầm nước lợ nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng 2 giờ di chuyển.
Đến thăm đầm nước lợ này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh cực kỳ hoang sơ, tịch liêu. Cảnh đẹp nơi đây toát lên từ đầm nước mênh mông, từ dãy núi thấp thoáng đằng xa và cả không gian bao la, rộng lớn. Vì thế, nơi này phù hợp với những bạn trẻ thích chụp ảnh, thích hòa mình vào không gian thiên nhiên êm đềm thư thái.
Bạn sẽ có nhiều ảnh sống ảo chất khi đến đây.
Để có ảnh check in đẹp và thơ, bạn có thể mượn những chiếc xuồng nhỏ của người dân và lên đó tạo dáng. Hoặc chịu khó đi dọc đầm nước, bạn sẽ tìm thấy nhiều góc đẹp cho mình bấm máy. Cứ chill thôi, cứ hòa mình vào bức tranh nơi đây là đủ để bạn có nhiều kỷ niệm đáng nhớ sau chuyến du lịch Bình Định.
Bức tranh nguyên sơ, thuần khiết nơi đầm Trà Ổ Bình Định.
Quanh đầm nước lợ này là những thửa ruộng xanh mướt của người nông dân, là đàn vịt chạy đồng chộn rộn mỗi buổi chiều. Phút chốc, bức tranh đồng quê miền Trung hiện lên đằm thắm, dịu dàng mà mộc mạc quá đỗi. Bởi mới thấy thiên nhiên Việt Nam xinh đẹp, duyên dáng đến nhường nào.
Tháp Dương Long
Thêm một điểm đến ở Bình Định khác mà bạn không thể bỏ qua là tháp Dương Long. Ngọn tháp này nằm tại thôn An Chánh, xã Bình Tây, xã Vân Tương và xã Bình Hòa. Ngoài tên gọi tháp Dương Long, quần thể tháp này còn được gọi tên là tháp Vân Trường, tháp Bình An và tháp An Chánh.
Cụm tháp Dương Long là điểm đến ở Bình Định mang vẻ đẹp ấn tượng .
Theo lịch sử ghi lại, quần thể tháp này tồn tại hàng trăm năm. Thời gian và thăng trầm thời cuộc đã làm cho những ngọn tháp hư hỏng nặng. Tuy nhiên, nét kiến trúc độc đáo của tòa tháp vẫn còn giữ trọn vẹn.
Điểm sống ảo đẹp với những ngọn tháp cổ.
Công trình này là cụm tháp được xây bằng gạch cao nhất Đông Nam Á hiện còn tồn tại. Trong đó, tháp giữa cao đến 39 mét, riêng hai tháp Bắc – Nam lần lượt cao 33 – 32 mét. Mỗi cụm tháp được xây dựng với 3 phần gồm: đế, thân và mái. Quanh thân tháp trang trí rất nhiều hoa văn, họa tiết đặc trưng của người Chăm.
Du lịch Bình Định, bạn nhớ khám phá điểm đến mang đậm sắc màu kiến trúc Chăm này.
Đến tham quan tháp Dương Long, bạn sẽ có cơ hội đắm chìm vào bức tranh vừa xưa cũ, vừa bình yên hoang hoải. Chung quanh là đồng lúa mênh mông bát ngát càng điểm tô cho bức tranh thêm phần đẹp mắt. Ngày nay, công trình này là một trong số ít quần thể kiến trúc lớn và đẹp nhất còn tồn tại trên đất miền Trung.
Mục sở thị cụm tháp Chăm ngàn tuổi siêu độc đáo ở Bình Định
Đất Bình Định, từng là kinh đô của vương quốc cổ Chăm Pa nên còn lưu giữ được nhiều dấu tích về kiến trúc của người Chăm xưa, nổi bật là các cụm tháp còn sừng sững sau hàng ngàn năm.
Hệ thống tháp Chăm tỉnh Bình Định được hình thành trong khoảng thế kỷ XI-XIII, đến nay đã có tuổi thọ lên tới 1.000 năm.
Hiện nay, Bình Định còn lại 14 công trình tháp Chăm, tập trung thành 8 cụm tại các địa điểm khác nhau: Bánh Ít, Dương Long, Tháp Đôi, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông.
Mỗi cụm tháp Chăm thể hiện trình độ kiến trúc và nghệ thuật Chămpa ở từng giai đoạn phát triển khác nhau; có sự hấp dẫn riêng bởi những bí ẩn cũng như vẻ đẹp lạ lùng mà rêu phong và thời gian không thể nào phủ lấp.
Tháp Đôi: Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 12 là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp (tháp chính cao 20 m, tháp phụ cao khoảng 18 m). Tháp được xếp vào loại đẹp độc nhất vô nhị của nghệ thuật kiến trúc Chămpa.
Tháp Bánh Ít: Được xây dựng vào cuối thế kỷ 11, trên đỉnh một quả đồi. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên dân gian gọi là tháp Bánh Ít. Cụm tháp được đưa vào cuốn sách "1.001 công trình kiến trúc phải đến trong cuộc đời" của một nhóm tác giả người Anh.
Tháp Dương Long: Gồm 3 tháp (tháp giữa cao 24 m, hai tháp 2 bên cao 22 m). Với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ điêu luyện, các đường nét thể hiện vừa lộng lẫy, vừa tinh tế mềm mại, những con vật và họa tiết trang trí vừa sống động chân thực, vừa huyền ảo kỳ bí, tháp Dương Long được đánh giá là một trong những tháp Chăm đẹp nhất miền Trung.
Tháp Thủ Thiện: Ca dao Bình Định có câu: "Vững vàng tháp cổ ai xây/ Bên kia Thủ Thiện, bên này Dương Long". Tháp là một kiến trúc tháp tầng vuông gồm thân và ba tầng phía trên mô phỏng than tháp nhưng nhỏ hơn.
Tháp Cánh Tiên: Tháp nằm trên đỉnh một quả đồi. Trong số những tháp cổ Chămpa còn lại ở tỉnh Bình Định, tháp Cánh Tiên không chỉ là một trong những kiến trúc còn khá nguyên vẹn, mà còn thuộc nhóm những cụm tháp ít thấy trong lịch sử kiến trúc Chămpa.
Tháp Hòn Chuông: Nằm trên đỉnh ngọn núi Bà ở độ cao 727 m, tháp được xây trên một khối đá khổng lồ hình quả chuông úp cao khoảng 49m. Tháp bị đổ phần ngọn, thân tháp hiện còn cao khoảng 5 m, lòng tháp bị gạch đổ lấp.
Tháp Phú Lốc: Tháp được xây dựng trên một đỉnh đồi. Do cao hơn tất cả các đồi có tháp ở Bình Định, nên tháp Phú Lốc nổi bật lên giữa vùng đồng bằng tỉnh Bình Định như một ngọn hải đăng khổng lồ. Hiện, tháp đã bị hư hại nặng, tầng nền bằng đá cao và cả phần nền sảnh ở phía đông đã bị đổ nát hết, tuy nhiên phần tháp chính vẫn hiện rõ.
Tháp Bình Lâm: Tháp cao đồ sộ, khoảng 20m. So với các tháp Chăm thuộc phong cách Mỹ Sơn A1, tháp Bình Lâm không duyên dáng, thanh tú và rực rỡ bằng. Thế nhưng, chính việc mất đi các hoa văn trang trí trên mặt tường lại góp phần làm nổi bật những hình tượng điêu khắc chính.
Bình Định & những vùng biển mê đắm Sài Gòn những ngày dịch dã buồn tê tái. Tôi nhốt mình trong phòng từ sáng tới tối, may mà còn có vài trận banh níu chút cảm xúc mong manh...! Chuông điện thoại reo, giọng thằng bạn thời đại học vang lên "Ông có ở quê hông, sáng mai tui xuống Mũi Rồng". Tôi tiu nghỉu, đành chậm rãi hướng dẫn cho...