Bạn biết gì về tộc người Việt cổ Minangkabau ở Indonesia?
Truyền thông quốc tế và các nhà nghiên cứu Indonesia từng tán thành giả thuyết bộ tộc người Minangkabau sinh sống phía tây đảo Sumatra (Indonesia) có nguồn gốc từ Việt Nam.
Giả thuyết lịch sử cho rằng sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi đến eo biển Malacca, sau đó định cư tại phía tây đảo Sumatra, Indonesia. Cũng từ đó, dân tộc người Minangkabau sống tại quốc đảo này cho đến ngày nay.
Du khách đến thăm tây Sumatra, Indonesia có lẽ sẽ không ấn tượng quá nhiều với vẻ đẹp của hồ và đồi núi nơi đây. Thay vào đó, họ sẽ rất nhớ những người Minangkabau từ phong tục đến văn hoá, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ. Ảnh: Bondo.
Tộc người Minangkabau mang theo chế độ thị tộc mẫu hệ như người Việt cổ. Người Minangkabau phần lớn theo đạo Hồi nhưng tín ngưỡng của họ là thuyết vật linh. Họ tin rằng vạn vật đều có linh hồn. Thuyết này cũng là tín ngưỡng đầu tiên của người Việt cổ trước khi các đạo khác du nhập vào đất nước. Ảnh: GoodnewsfromSoutheastAsia.
Nhắc đến đạo Hồi, nhiều người thường nghĩ đến các chế độ hà khắc và số phận nhỏ bé của người phụ nữ. Nhưng với tộc người Minangkabau, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội đặc biệt hơn cả. Đến đảo Sumatra, nếu hỏi người dân chắc chắn du khách sẽ nhận được câu trả lời: “Phụ nữ là chủ gia đình”. Theo đó, phụ nữ và nam giới trong gia đình chia sẻ quyền lực và tuân thủ nguyên tắc giữ trọn vẹn trách nhiệm, bảo vệ lẫn nhau trong xã hội.
Video đang HOT
Người dân Minangkabau sinh sống bằng nghề trồng lúa nước với tục ăn trầu, nhuộm răng từ lâu đời. Họ còn có những nét văn hoá khác gần gũi với người Việt. Tộc Minangkabau có những điệu nhảy và bản nhạc truyền thống mà họ luôn tự hào như điệu múa nến kinh điển.
Phụ nữ cũng giữ trách nhiệm sở hữu mọi tài sản trong gia đình tộc Minangkabau. Cụ thể, đất đai, nhà ở, trại chăn nuôi… đều phải truyền từ mẹ sang con gái. Người cha trong gia đình có thể chuyển tài sản thừa kế cho con trai bằng thu nhập từ công việc kinh doanh của họ.
Mọi nghi thức, lễ hội quan trọng đều do phụ nữ chủ trì như lễ nhậm chức lãnh đạo trong gia tộc, đám cưới, thu hoạch mùa màng… Đám cưới của các cặp đôi Minangkabau được tổ chức, trang hoàng lộng lẫy với lễ phục truyền thống.
Khi một cặp vợ chồng kết hôn, chú rể sẽ chuyển đến sinh sống tại nhà cô dâu. Mọi quyết định trong gia đình đều được cân nhắc giữa ý kiến của cả vợ và chồng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, phụ nữ nắm quyền quyết định chính trong các vấn đề liên quan đến hoạt động gia đình, thu chi, mua sắm và giáo dục trẻ em…
“Phụ nữ là mối liên hệ quan trọng của hiện tại và quá khứ. Nếu gặp một phụ nữ người Minangkabau đang mang thai, mọi người đều thực sự hy vọng cô ấy sẽ cho ra đời một bé gái đầu lòng”, cựu giáo sư Taufil Abdullah, chủ tịch Uỷ ban Khoa học Xã hội tại Học viện Khoa học Indonesia chia sẻ. Ảnh : Pinterest, The Daily Beast.
Trẻ em người Minangkabau mỗi dịp sinh nhật sẽ đón lễ aquika với những bộ trang phục truyền thống lộng lẫy. Những chiếc mũ cầu kỳ tượng trưng cho tinh thần dũng cảm của tộc người Việt cổ sinh sống tại Indonesia.
Ngôi nhà truyền thống của người Minangkabau với tên gọi Rumah Gadang sở hữu kết cấu đặc biệt, có mái cong vút như mái chùa cổ Việt Nam. Mái nhà được làm từ gỗ surian địa phương với cấu trúc hình vòm, cong vút như chiếc sừng trâu.
Những bức tường dệt bằng tre là biểu tượng phong cách xây dựng nhà truyền thống của người Minangkabau. Kiến trúc bề thế đặc biệt của ngôi nhà này không chỉ giúp tộc người Minangkabau có nơi cư trú mà còn là không gian phục vụ các cuộc họp, nghi lễ trang trọng. Du khách quốc tế có thể trải nghiệm cơ hội tham quan, lưu trú và thử những lễ phục truyền thống tại đây khi đến Indonesia.
Người Minangkabau trong trang phục truyền thống cổ đã sinh sống tại Indonesia từ lâu đời. Đàn ông và phụ nữ tộc người Minangkabau có những khái niệm bình đẳng như các xã hội khác. Dù căng thẳng có thể xảy ra đôi lúc, vị trí người phụ nữ vẫn được tôn trọng bởi toàn thể cộng đồng. Phụ nữ có thể tự do báo cáo, lên án mọi hành động bạo lực về tinh thần hay thể xác trong gia đình mình. Ảnh: PadangscheBodenvanlen.
Theo zing.vn
Toba: Hồ núi lửa lớn nhất thế giới
Nằm ở phía Bắc vùng đảo Sumatra, cách thành phố Medan 176km, và nằm chơi vơi ở độ cao 905m so với mặt nước biển, Toba là hồ nước ngọt của Indonesia được xếp vào loại lớn nhất Đông Nam Á và là hồ núi lửa lớn nhất thế giới với diện tích 1.150km2.
Hồ Toba là một miệng núi lửa đầy nước, được hình thành từ sau một đợt phun trào kinh hoàng xảy ra cách đây khoảng 75.000 năm. Nằm giữa cao nguyên với chiều dài 100 km và rộng 30km. Cách mặt nước biển khoảng 900m, hồ Toba quanh năm suốt tháng rất mát mẻ, trong lành và được mệnh danh là viên ngọc bích trên đảo Sumatra.
Hồ Toba không chỉ đẹp vì phong cảnh nên thơ mà còn được biết đến nhờ những ngôi làng trên đảo Samosir với những nét độc đáo cổ xưa. Du khách đến đây thường thích ra đảo thăm các làng của người Batak còn nguyên vẻ đẹp cổ truyền với những ngôi nhà bằng gỗ, vừa giản dị vừa xinh xắn, với hai mái vòm cong vút giống như một chiếc thuyền và thấp thoáng sau những rặng cây, những cánh đồng trồng bắp và ớt.
Hòn đảo Samosir nằm ngay trong lòng hồ Toba với khoảng 200.000 dân sinh sống, trong đó có người Batak. Trong số hơn 250 dân tộc ở Indonesia, người Batak nổi tiếng tài hoa về kiến trúc, điêu khắc và âm nhạc. Các nhà thờ Thiên Chúa giáo cũng được thiết kế theo kiểu nhà này với quy mô hoành tráng hơn.
Sự kết hợp giữa tôn giáo với đời sống dân gian, tín ngưỡng bản địa được thể hiện qua hình ảnh quen thuộc của đời sống như hình trâu, bò cho đến các vị thần da ngăm. Ghé thăm bảo tàng, hoàng cung... ta sẽ hiểu rõ hơn lịch sử cũng như đời sống của người Batak xưa.
Nét quyến rũ của Toba còn ở những di tích xưa như nơi xử tử các tội nhân của bộ lạc, khu mộ cổ của các vị vua đã từng trị vì đảo Samosir và nơi xem biểu diễn múa truyền thống nằm rải rác quanh hồ. Nhưng đọng lại trong lòng du khách chính là sự thanh bình từ môi trường đến người dân. Các khách sạn, nhà nghỉ đều nằm ven hồ với những vườn cây râm mát. Những hàng ghế nghỉ chân ven hồ bên cạnh con sóng lăn tăn càng khiến du khách lưu luyến không muốn rời đi.
Toba thích hợp cho những du khách thích sự tĩnh lặng, bình yên. Những buổi chiều tà nằm ở hàng ghế dọc bờ hồ nghe sóng vỗ, ngắm những cánh chim khoáng đạt bay lượn trên bầu trời, mọi lo lắng trong bạn sẽ tan biến. Hồ Toba là điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất Sumatra.
Hiện nay người dân xung quanh hồ sinh sống chủ yếu bằng các dịch vụ như nhà nghỉ, khách sạn và nông nghiệp. Làng Tuk Tuk là nơi tập trung nhà hàng khách sạn và là nơi thuận lợi để khám phá đảo. Hầu hết khách sạn ở đây đều có "view" nhìn ra hồ.
Đến thăm làng Tomok, du khách sẽ ngạc nhiên khi chứng kiến những ngôi mộ đá của các vị tù trưởng Batak xưa. Với quan niệm thế giới bên kia giống như cuộc sống đương thời. Người Batak xây mộ hệt như ngôi nhà, nhưng phần trang trí có phần tỉ mỉ hơn.
Tại làng Simanindo còn có bảo tàng về đời sống của người Batak xưa, được đặt tại khu nhà của các vị tù trưởng ngày trước với đầy đủ vật dụng trong sinh hoạt thường ngày như khay, chẻ, chiêng, trống..., kể cả vũ khí như cung, nỏ... cho du khách cái nhìn tổng quan về nếp sống cổ truyền của người Batak.
Hồ Toba thật đẹp thích hợp cho những du khách yêu thích phong cảnh thiên nhiên, yên tĩnh và an bình, nhưng cũng thật lãng mạn. Đây là một điểm lý tưởng cho các cặp vợ chồng son đến tận hưởng tuần trăng mật. Tuy nhiên, với khí hậu đặc trưng của vùng cao nguyên, nhiều khách sạn và nhà nghỉ xung quanh hồ không hề có máy lạnh. Hơn nữa các dịch vụ giải trí vào buổi tối cũng chưa có nhiều...
Theo CAND
Quên Bali đi, Indonesia còn có nhiều điểm đến khác đẹp như mơ Hồ Toba, đảo Sumatra, khu đền Borobudur hay công viên quốc gia Komodo là những điểm du lịch tuyệt đẹp mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến "đất nước vạn đảo". Nhắc đến Indonesia, có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay tới Bali xinh đẹp. Tuy nhiên, quốc đảo này còn nhiều điểm đến tuyệt vời khác mà bạn không nên bỏ...