Bàn bếp đá thạch anh đã hết thời “đỉnh cao”: Ngày càng nhiều gia đình quay lưng vì 4 lý do
Thay vì lắp đặt đá thạch anh, mọi người đang chuyển sang lựa chọn 3 thiết kế “vừa lạ vừa quen”.
Trong những năm gần đây, bàn bếp đá thạch anh đang bị giảm sự ưa chuộng, dù trước đó chúng rất phổ biến trong các thiết kế bếp hiện đại. Lý do thì rất nhiều, nhưng tựu chung lại có thể kể đến 4 điều sau.
1. Thiếu tính nổi bật
Bất cứ sản phẩm nào cũng vậy, chỉ cần có nhiều người sử dụng là ngay lập tức sẽ mang lại cảm giác chán nản, vì cho rằng chúng quá phổ thông nên dễ mất đi tính độc đáo so với lúc ban đầu. Điều này càng đúng hơn đối hơn với những người trẻ ưa chuộng sự mới mẻ và tiện lợi. Vậy nên có thể nói đây chính là 1 trong những lý do phổ biến khiến bàn đá thạch anh ngày càng bị quên lãng.
2. Vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng
Làm bàn bếp bằng đá thạch anh thực sự không hề rẻ, loại cơ bản cũng đã dao động từ 1,5 – 3 triệu đồng cho 1 mét vuông, loại cao cấp thì giá thành càng đắt đỏ hơn. Vậy nhưng trên thị trường, các sản phẩm đá thạch anh giả hoặc đá nhân tạo kém chất lượng vẫn có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nếu mua nhầm, bạn vẫn phải mất 1 khoản chi phí lớn nhưng sản phẩm nhận được lại vô cùng kém đảm bảo. Sử dụng lâu dài, bàn đá thạch anh giả có thể xuất hiện nhiều vấn đề như: dễ bám bẩn, độ bền kém, bề mặt không sáng,…
3. Có thể bị nứt
Theo thời gian sử dụng, mặt bàn bếp đá thạch anh có thể xuất hiện vết nứt trông vô cùng kém thẩm mỹ. Nguyên nhân không nhất thiết là do đá kém chất lượng mà có thể đến từ quá trình lắp đặt cũng như thói quen sử dụng của gia đình. Chẳng hạn như dưới mặt bàn không được trang bị tấm lót, thường xuyên đặt nồi chảo nóng trực tiếp lên bề mặt, làm rơi chén bát/dụng cụ kim loại nặng xuống mặt bàn,…
Dù nguyên nhân là gì thì một khi mặt bàn bị nứt cũng sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, gây ra một số vấn đề tiềm ẩn về sự an toàn, hiệu suất sử dụng và chi phí sửa chữa.
4. Sửa chữa rắc rối
Quá trình sửa chữa mặt bàn bếp đá thạch anh khiến nhiều người ngao ngán vì chúng có khả năng biến khu vực nấu nướng trở thành một “hiện trường thảm họa”.
Một cư dân mạng chia sẻ về trải nghiệm của mình: Nếu phải lựa chọn lại, tôi chắc chắn sẽ không lắp đặt bàn thạch anh nữa. Bạn thấy đó, ngay cả khi trong bếp nhà tôi đã có cửa trượt thì khói bụi phát sinh khi sửa chữa vẫn có thể bay khắp nơi. Bụi đến nỗi không mở mắt nổi!
3 chất liệu bàn bếp đang được ưa chuộng
Video đang HOT
1. Bàn gỗ nguyên khối
Với sự phổ biến của đồ nội thất bằng gỗ, nhiều người lại quay về chọn thiết kế quen thuộc đó là mặt bàn bếp bằng gỗ nguyên khối. Bởi vì chúng đáp ứng những tiêu chí cơ bản: đẹp, bền và ít trầy xước. Ngoài ra, gỗ nguyên khối còn sở hữu những vân gỗ trông rất tự nhiên và độc đáo, có thể mang đến vẻ đẹp vừa mộc mạc vừa sang trọng cho không gian.
2. Bàn bếp đá phiến
Mặt bàn bằng đá phiến đã trở thành vật liệu tương đối phổ biến trong những năm gần đây. Khi kết hợp với phong cách tối giản, thiết kế này sẽ giúp khu bếp trông đẹp và cao cấp hơn. Về đặc tính vật liệu, đá phiến gần giống như đá thạch anh, chúng cũng có thể bị nứt nên quá trình lắp đặt và sử dụng cần hết sức lưu ý. Đổi lại, đá phiến có khả năng chịu nhiệt và chống thấm tốt, lại còn dễ bảo dưỡng nên vẫn thích hợp sử dụng cho những ai yêu thích vẻ đẹp tự nhiên.
3. Inox (thép không gỉ)
Về tính thẩm mỹ, mặt bàn bếp bằng inox có thể trông kém đẹp hơn 2 lựa chọn trên, nhưng về tính tiện ích thì không có điểm nào để chê. Vật liệu này rất bền, có khả năng chống ăn mòn và chống gỉ sét tốt. Độ chịu lực và chịu cứng cao nên không sợ nứt nẻ ngay cả khi có tác động từ chảo nồi hoặc các vật dụng nặng. Bề mặt sáng bóng của inox còn tạo được chiều sâu, giúp cho không gian bếp trông rộng rãi, sạch sẽ hơn.
Dãy số quan trọng của đồ inox: Đừng dùng suốt mà không biết nó ảnh hưởng thế nào tới bản thân
Hầu như nhà ai cũng có vài món đồ làm từ chất liệu inox - thép không gỉ, thế nhưng ít người để ý tới dãy số quan trọng dưới đáy sản phẩm.
Ở nhà tôi sử dụng nhiều vật dụng được làm từ inox (hay còn gọi là thép không gỉ). Trước nay tôi chỉ nghe nhiều về inox 304. Cho đến khi tôi phát hiện chiếc bát ăn cho tr.ẻ e.m được in số 316, và điều khiến tôi bận tâm là chúng có giá đắt hơn loại 304. Vậy là tôi liền nghĩ số in càng lớn thì chứng tỏ là chất lượng càng tốt. Vì đồ dùng cho trẻ nhỏ lúc nào cũng phải ưu tiên chất lượng mà.
Mãi tới đợt này khi ngồi trò chuyện với người bạn là thợ luyện kim, tôi mới biết ý nghĩa và cách dùng thực sự của những con số 304, 316. Tôi đã hỏi rất nhiều thứ và vỡ vạc được nhiều điều. Tiện đây tôi sẽ chia sẻ lại để mọi người cùng biết nhé!
1. Sự khác biệt giữa các loại inox
Không phải chỉ có mỗi 304 và 316, các loại inox phổ biến trên thị trường có đến hơn 10 loại, có thể kể đến như: inox 304, inox 316, inox 201, inox 202, inox 403,...
Về cơ bản, mỗi loại có sẽ đặc tính và tỷ lệ thành phần khác nhau. Chẳng hạn: inox 304 chứa khoảng 18% crom và 10% niken, inox 201 chứa khoảng 18% crom và 8% niken, trong khi inox 316 chứa khoảng 17% crom và 12,5% niken.
Các chuyên gia đán.h giá về khả năng chống ăn mòn của một số loại inox phổ biến: inox 316> inox 304> inox 201> inox 430. Giá cả sản phẩm cũng theo thứ tự này, tức là đắt nhất là inox 316 và rẻ nhất là inox 430. Chẳng trách chiếc bát tr.ẻ e.m mà tôi mới mua lại có giá đắt đỏ như vậy, đúng là vì chúng sử dụng inox 316!
2. Tại sao lại xuất hiện chữ "L" ở đằng sau?
Tôi rất thắc mắc vì đã phân chia 304 và 316 rồi, nhưng tại sao lại còn tách thành 304 và 304L. Rốt cuộc chữ "L" có ý nghĩa và vai trò gì?
Sau khi được nghe giải đáp tôi đã mở mang óc hiểu biết hơn nhiều. Ký tự L ở đây có thể được hiểu là thêm thấp cacbon. Nghĩa là so với inox 304, inox 304L sẽ yếu hơn vì cacbon thấp, giúp giảm thiểu và loại bỏ cacbua trong quá trình hàn.
3. Tại sao lại xuất hiện chữ "SUS" ở đằng trước?
Người bạn của tôi giải thích rằng thực ra điều này không có gì quá đặc biệt. Vì inox SUS 304 đơn giản chỉ là tên gọi theo tiêu chuẩn Nhật Bản, chúng được sử dụng phổ biến ở một số quốc gia. Nghĩa là về bản chất thì không có sự khác biệt giữa inox SUS 304 và inox 304, cả hai đều có cùng tính chất và thành phần hoá học.
Điều tôi muốn nhắc bạn là cẩn thận mua nhầm hàng "dỏm" vì có một số sản phẩm kém chất lượng sẽ in nhầm mã SUS 304 thành SVS 304. Chẳng tồn tại khái niệm inox SVS 304 nào cả, bạn hãy thật cảnh giác khi mua hàng!
3. Inox 304 và 316 có thực sự không gỉ sét?
Mặc dù inox 304 và 316 thuộc nhóm inox không bị gỉ, nhưng trên thực tế chúng vẫn có thể bị gỉ sét. Đúng là chúng có khả năng chống lại quá trình oxy hoá khí quyển nhưng khả năng chống ăn mòn vẫn có thể bị thay đổi bởi thành phần hoá học, tình trạng sử dụng và môi trường sử dụng.
Vậy nên, inox 304 và 316 cần được dùng và bảo quản đúng cách trong môi trường khô ráo sạch sẽ, nếu không chúng vẫn hỏng hóc như thường.
4. Đồ inox bảo quản thực phẩm có an toàn không?
Đồ inox vốn là chất liệu quen thuộc, được dùng để sản xuất nhiều vật dụng cần thiết trong gia đình. Về vấn đề bảo quản và đựng thực phẩm bằng chất liệu inox, có 2 vấn đề mà mọi người cần lưu ý:
Thứ nhất, không phải thực phẩm nào cũng phù hợp
Chuyên gia khuyến cáo không nên đựng sữa, đồ uống có gas và đồ uống có tính axit như nước trái cây trong bình giữ nhiệt dù chúng được làm bằng inox an toàn. Lý do là vì chất liệu này có tính chống ăn mòn tốt nhưng nếu tiếp xúc lâu dài với môi trường có tính kiềm hoặc axit thì có thể gây nguy hại cho sức khỏe.
Thứ hai, vấn đề hàng giả, hàng kém chất lượng
Có không ít người mua nhầm đồ inox chất lượng kém, điển hình là các loại nồi niêu xoong chảo. Trong quá trình sử dụng, chúng có thể bị gãy vỡ hoặc biến dạng do áp lực và nhiệt độ cao. Vậy nên, bạn cần mua đúng hàng chính hãng thì mới đảm bảo được sự an toàn khi dùng đồ inox.
5. Thiết bị gia dụng có nên mua các sản phẩm làm từ inox?
Ngoài các chất liệu như gốm sứ và thủy tinh, inox cũng là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến, đặc biệt là với các vật dụng và đồ dùng nhà bếp. Lý do là vì đồ inox dễ lau và có khả năng chống va đậ.p tốt.
Nhưng cũng cần tìm hiểu một chút để biết nên ưu tiên dùng loại inox nào. Tôi có thể gợi ý bạn 3 cách phân biệt như sau:
Đối với đũa, thìa dĩa
Những vật dụng này có khả năng tiếp xúc với gia vị và thực phẩm có tính axit, nên hãy ưu tiên chọn inox 316 vì chúng có khả năng chống ăn mòn tốt hơn. Đôi đũa inox 316 dưới đây là một ví dụ. Nó có kết cấu chống trượt tốt nên thao tác cầm nắm rất dễ dàng. Việc rửa sạch đũa cũng vô cùng đơn giản, tự rửa bằng nước rửa chén hoặc cho vào máy rửa chén đều phù hợp, đảm bảo không gây nấm mốc và sản sinh vi khuẩn.
Đối với các loại thau, chậu rửa
Với món đồ này, bạn có thể sử dụng inox 304 vì chúng bền và chống oxy hóa tốt. Tiện đây, tôi muốn giới thiệu về chiếc rổ tiện lợi mà nhà tôi đang sử dụng. Nó được làm từ inox 304 và rất bền, có thể dùng được linh hoạt từ vo gạo, rửa rau thậm chí còn có thêm thiết kế chắt nước tiện lợi.
Đối với các loại đồ dùng lưu trữ
Những vật dụng này dùng để lưu trữ đồ đạc chứ không ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề ăn uống, vậy nên bạn có thể dùng inox 201. So với inox 316 và 304, inox 201 sẽ có giá thấp hơn.
Nhà tôi có 1 giàn phơi bằng chất liệu inox, tuy kích thước nhỏ nhưng sức chứa lại lớn. Có thể dùng để lưu trữ linh hoạt cả giày dép và tất.
Tương tự, những chiếc móc treo quần áo của nhà tôi cũng được ưu tiên sử dụng chất liệu inox. Dùng trong tủ quần áo và ngoài trời đều không sợ bị oxy, ngược lại còn rất bền và cứng cáp. Bạn có thể mua móc treo inox 201 để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng.
Lắp điều hòa ở 4 vị trí này trong nhà vừa lâu mát, tốn điện, lại hại sức khỏe: Thì ra bấy lâu nay rất nhiều người hiểu sai Bạn hãy kiểm tra xem nhà mình có đang phạm phải những sai lầm lắp đặt này không nhé! Trong những ngày nắng nóng như hiện nay, điều hòa trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Do thiết bị này tiêu tốn một lượng điện năng lớn. Nhiều gia đình loay hoay tìm đủ mọi cách, mẹo hay nhằm...