Bạn bè và người thân của tôi đã bị dụ tham gia đa cấp mua tiền ảo như thế nào?
Sau cơn sốt đầu tư Bitcoin, thời gian gần đây, liên tiếp những đồng tiền ảo xuất hiện trên thị trường với những cái tên rất kêu: Onecoin, Octacoin, ILcoin… Tuy nhiên, với cách trả thưởng, hoa hồng khi “nhà đầu tư” dụ được thêm người tham gia lên tới 10, 20% khiến không ít người giật mình.
Kinh doanh tiền ảo, được tiền thật!
Tuần trước, tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một người bạn học cùng lớp cấp 2. Cô bạn tên Nga, lấy chồng ở quê, đã có 2 con, lần đầu lên Hà Nội nên nhờ tôi làm “hướng dẫn viên”.
Trong cuộc gọi, Nga nói lên thủ đô có việc nhưng khi tôi chở đi, ngồi sau xe, cô nàng mới cho biết sự thật, là đi tham dự hội thảo kinh doanh tại một địa điểm trên đường Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân, HN).
Tôi hỏi thêm thì Nga không nói. Thấy lạ, tò mò, lo bạn lần đầu lên Hà Nội không quen nên tôi “hộ tống” Nga cùng tham dự.
Trên tầng 4 tại một tòa nhà lớn là căn phòng rộng hơn gần 200 m2, có gần 50 người đứng nói chuyện, phần lớn là người trung tuổi, trên đầu đã 2 thứ tóc. Trong đó, không ít người có gu thẩm mỹ thời trang “sống ở quê” như Nga.
Sau một hồi chờ đợi, một MC lên giới thiệu là “nhà đầu tư vàng”, đã đầu tư hơn 7.000 Euro vào hệ thống (tương đương gần 200 triệu đồng) đang sở hữu biệt thự ven đô, xe riêng, sẽ giới thiệu về cơ hội làm giàu: “Không cần làm gì cũng có tiền”, “Chỉ ngồi chơi không cũng thành tỷ phú…”.
Ảnh minh họa.
Diện một bộ vest màu đen bóng bẩy, nhưng cổ áo chiếc sơ mi trắng của MC đã sờn, anh ta đeo một chiếc đồng hồ không tên tuổi. Theo lời người này giới thiệu công ty được thành lập ở United Arab Emirates (DuBai), Đức và Hồng Kông, đang giúp hàng triệu người trên toàn thế giới dự trữ vàng và tiền kỹ thuật số ILcoin, hiện có 2 trụ sở chính tại Đức và Dubai. Mới đây, công ty mở thêm chi nhánh ở TP HCM và Hà Nội, số nhà đầu tư VN đã lên đến hàng trăm nghìn người.
Theo người này, ILcoin là đồng tiền ảo nhưng mang lại tiền thật. Nó có độ tin cậy lớn nhất và chống rủi ro vô cùng cao, hơn cả ngân hàng.
Người này đưa ra dẫn chứng đã có tiền lệ: “Đồng Bitcoin là đồng coin vô chủ, không có công ty nào, không có chính phủ nào đứng ra sản xuất đồng coin. Thế nhưng, nó cũng tải được về máy tính giao dịch với nhau, khi tải về máy giao dịch vẫn xả ra dù công ty có phá sản (?!) Khi đã có coin rồi, nếu công ty có biến mất thì mặc xác nó, bạn không bị ảnh hưởng“.
MC cho biết, đồng tiền này sẽ hoạt động theo hình thức: Khi các nhà đầu tư đầu tư tiền vào, sẽ được mua coin. Nếu “dụ” thêm được một người tham gia vào hệ thống của mình, nhà đầu tư sẽ được hưởng 10% hoa hồng, cộng trực tiếp vào tiền mua coin. Nếu càng dụ được nhiều người, tiền thưởng càng cao, level cao kéo theo được nhiều tiền – đấy là chưa kể giá coin ngày một tăng cấp số nhân.
Lấy dẫn chứng về đồng Bitcoin, người này cho biết, đầu năm 2009, 1 USD mua được 7.000 coin. Nhưng tại thời điểm này, 1 Bitcoin giá 240 USD. “Tức là, nếu anh chị đầu tư 1 USD vào tiền ảo năm 2009 thì hiện nay tiền thật là 1,5 triệu USD. Tính ra tiền Việt, đầu tư khoảng 22.000 đồng, sau 7 năm, cô bác anh chị sẽ sở hữu 30 tỷ đồng!”, người này nói.
Video đang HOT
“Có ai tin được không ạ? Tôi khẳng định luôn là không ai tin nhưng nó đã xảy ra rồi”, người này nhấn mạnh. Cả khán phòng vỗ tay tán thưởng, MC cười tít mắt, hoa tay múa chân.
Để chiếm được lòng tin người nghe, MC tiếp tục diễn thuyết: “Rủi ro khi đầu tư vào đồng coim mà các nhà đầu tư đang ngồi đây sợ, đó là luật pháp Việt Nam. Thế nhưng, tôi xin thưa, chưa có luật pháp nào cấm đồng coin. Mà có chăng, nếu chính phủ cấm thì xin lỗi, những nhà đầu tư vẫn đầu tư. Cũng giống như chính phủ VN cấm đánh bạc thì người Việt vẫn đang mang tiền ra nước ngoài đánh bạc“.
Những lời nói có cánh của MC lại tiếp tục nhận được một tràng pháo tay giòn giã. Không thể tin nổi hơn 50 con người ở cái khán phòng này lại có thể nghĩ làm giàu nhanh đến vậy!
Từng đọc không ít thông tin về các công ty đa cấp, lừa đảo cũng tương tự nên tôi giải thích cho Nga hiểu, đây là hình thức kinh doanh có dấu hiệu trái pháp luật. Thế nhưng, những lời đường mật của MC khiến Nga không chớp mắt.
Không thể nghe tiếp nữa, tôi kéo Nga ra khỏi khán phòng và giải thích cặn kẽ để cô bạn xóa bỏ những câu nói ảo tưởng, dối trá của MC ra khỏi đầu.
Nông dân bán gà, lợn… đổ tiền vào đa cấp
Chia sẻ câu chuyện của Nga cho đồng nghiệp trong cơ quan, tôi mới biết, đồng tiền ảo biến tướng đa cấp không chỉ tới quê mình mà còn tràn tới nhiều làng quê khác.
Một đồng nghiệp quê Thái Bình kể, 22h đêm chị nhận được cuộc gọi từ mẹ chồng ở quê, bảo giữ bí mật và tìm hiểu giúp về đồng tiền bitcoin kingdom. “Thậm chí, bà cụ đọc còn chẳng rõ tên đồng tiền, cứ “co-đờm” với “king- kong”…. Mãi một lúc hỏi rõ ngọn ngành, tôi mới biết đấy là đồng Bitcoin. Nghe bà bạn gần nhà rủ gom tiền vào đầu tư tiền ảo, kinh doanh có lời lắm”, chị này cho hay.
Ảnh minh họa.
Theo lời chị, thì bà hàng xóm kể: “Có 5 gói đầu tư cho người chơi, từ 150 Euro (khoảng 3,7 triệu đồng) đến 25.050 Euro (khoảng hơn 626 triệu đồng). Người chơi sẽ được chia lại 20% vào thứ 3 hàng tuần. Nếu góp 760 triệu đồng, sau tuần đầu tiên công ty sẽ chia hoa hồng tương đương với 61 triệu đồng. Tổng cộng số tiền cả gốc và lãi sau 6 tháng dự kiến lên tới hơn 2 tỷ đồng. Trong đó, người chơi được cầm 1,7 tỷ đồng, số còn lại sẽ hưởng trong 6 tháng tiếp theo.
Bên cạnh đó, nếu thuyết phục được người chơi cùng, sẽ được hưởng hoa hồng 10%. Càng rủ được nhiều người tham gia càng được hưởng % hoa hồng cao hơn. Chả mấy chốc mà thành tỷ phú!”
Mẹ chị kể, có người trong làng đã bán hết cả lợn, gà, bỏ ruộng để mua tiền ảo. Lời đồn đoán chơi tiền ảo giúp người này mua đất Hà Nội, người kia mua xe tiền tỷ lan đi khắp làng, khiến người dân cứ ra nhỏ vào to rủ nhau chơi.
Nghe xong câu chuyện, người đồng nghiệp của tôi mất hơn 1 tiếng thuyết phục mẹ, giải thích rõ rủi ro và chiêu thức lừa đảo của công ty này. Không yên tâm, cuối tuần chị về quê giải thích cho mẹ và thuyết phục mẹ sang động viên mọi người xung quanh cảnh giác hình thức đa cấp này.
Trò lừa đảo thực sự!
Theo chuyên gia Ngô Trí Long, công ty giới thiệu về Bitcoin nhưng lại bảo người ta mua ILcoin, tức là quảng cáo sản phẩm A nhưng lại mời mua sản phẩm B nghĩa là lừa đảo.
Thực chất, kinh doanh đa cấp biến tướng ở Việt Nam là mô hình giống như một cái cây, có nhiều tầng, nhiều nhánh. Người tham gia vừa là thành viên của công ty, vừa là khách hàng. Họ sẽ hưởng lợi từ tiền hoa hồng của sản phẩm bán được của họ và những cấp dưới của họ. Người chơi càng rủ được nhiều người vào càng tốt, người trước lừa người sau, người sau lừa người sau nữa. Cứ như vậy theo cấp số nhân.
Khi người A đi tuyên truyền mời người B vào, người B làm thì cũng chỉ được hưởng lợi một phần còn phần nhiều lợi nhuận rơi vào túi ông chủ cao nhất. Đây là trò lừa đảo thực sự.
Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã đưa ra 8 dấu hiệu phân biệt bán hàng đa cấp bất chính và chân chính:
(1) Người bán hàng thường yêu cầu người tham gia đặt cọc và phải mua lượng hàng hóa ban đầu hoặc trả tiền để tham gia vào mạng lưới của DN bán hàng đa cấp;
(2) Không cam kết mua lại hàng hóa trong thời gian luật định và không cam kết mua lại với giá tối thiểu 90% mức đã bán;
(3) Cho hưởng lợi ích kinh tế chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới;
(4) Thông tin sai lệch về lợi ích tham gia mạng lưới và hàng hóa để dụ dỗ người khác bán hàng đa cấp;
(5) Lợi nhuận không phát sinh từ việc bán hàng mà chủ yếu từ việc tuyển dụng người tham gia;
(6) Khuyến khích, dạy người khác tuyển người bằng việc hứa trả tiền thưởng;
(7) Không quan tâm tới hàng hóa, hàng hóa chỉ để tượng trưng, không có giá trị sử dụng và khó tìm thấy để so sánh trên thị trường;
(8) Buộc và hối thúc người tham gia mua hàng mặc dù biết không bán được hàng gây rối NTD.
Theo CafeBiz
Bộ Công Thương đòi xem lại tính pháp lý của Vinastas: Vì dám "chọc" vào đa cấp?
Có ý kiến cho rằng vì Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) dám "chọc" vào các công ty đa cấp nên bị Bộ Công Thương ra văn bản đề nghị xem lại tính pháp lý và có thể nghiên cứu tách tổ chức này...
Bộ Công Thương đòi xem lại tính pháp lý của Vinastas: Vì dám "chọc" vào đa cấp?
Liên tiếp muốn xem lại vai trò của Vinastas
Ngày 24/3/2016, Bộ Công Thương ra văn bản số 2562/BCT-QLCT do Thứ trưởng Trần Quốc Khánh ký, gửi Vinastas mời tham dự buổi làm việc trao đổi về việc hoàn thiện mô hình hoạt động của chính đơn vị này.
Một tuần sau đó, ngày 31/3/2016, Bộ Công Thương tiếp tục có công văn số 2813 khuyến nghị đại hội nhiệm kỳ VI của Vinastas xem xét, cân nhắc việc thay đổi tư cách "pháp lý" của hội. Cụ thể, thay vì là hội tổ chức xã hội - nghề nghiệp như hiện nay, Vinastas nên chuyển thành tổ chức xã hội để có thể tham gia (và giúp hội viên của mình tham gia) đầy đủ các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo hướng đó, đề nghị Vinastas xây dựng và báo cáo đại hội cân nhắc 2 phương án.
Một là, đổi tên thành Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam và hoạt động với tư cách là tổ chức xã hội. Hai là, chia Vinastas thành Hội tiêu chuẩn Việt Nam và Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam...
Văn bản đề nghị xem xét lại tư cách pháp lý của Vinastas do Bộ Công Thương đề xuất.
Bất ngờ về những khuyến nghị của Bộ Công Thương, trao đổi với báo chí sau đó, ông Đoàn Phương, Chủ tịch Vinastas cho biết, hội từ trước đến nay hoạt động độc lập, có tôn chỉ mục đích rõ ràng, kinh phí vận hành tự lo; Bộ Công Thương chưa hỗ trợ về tài chính cho sự phát triển. Với gần 30 năm hoạt động, Vinastas đã được các tổ chức quốc tế ghi nhận, được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và được tặng nhiều bằng khen... và đến nay chưa hề có đề xuất hay có vấn đề gì trong hoạt động xét về mặt pháp lý. Việc đề xuất của Bộ Công Thương thật sự khiến lãnh đạo hội thấy khó hiểu.
Được biết, đơn vị tham mưu chính cho lãnh đạo Bộ Công Thương ký quyết định xem lại vai trò pháp lý của Vinastas với đề xuất tách hội này thành hai đơn vị độc lập chính là Cục Quản lý cạnh tranh của bộ này. Đề xuất lạ này được đưa ra sau khi Vinastas nhiều lần đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh làm rõ các hành vi lừa đảo của các công ty đa cấp cũng như các vi phạm về quyền lợi của người tiêu dùng của nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua.
Bộ Công Thương chỉ khuyến nghị?
Trao đổi với PV Tiền Phong về những đề xuất của Bộ Công Thương, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, bộ tuyệt đối không yêu cầu hay ép buộc Vinastas phải đổi tên hoặc tách thành 2 hội riêng biệt như Vinastas phản ánh. Văn bản của Bộ Công Thương chỉ là khuyến nghị của bộ để Ban Chấp hành Vinastas cân nhắc trình Đại hội lần thứ 6 xem xét. Vinastas hoàn toàn có quyền không đồng ý với khuyến nghị của Bộ Công Thương và bộ sẽ tôn trọng quyết định đó.
Theo Thứ trưởng Khánh, sở dĩ Bộ Công Thương khuyến nghị Vinastas xem xét lại tư cách pháp lý chính là vì quyền lợi (của Vinastas). Cụ thể, theo điều lệ, Vinastas là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, không phải tổ chức xã hội. Với tư cách pháp lý như vậy, Vinastas và các hội viên của mình có thể gặp vướng mắc không đáng có trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chính vì lý do này mà đến nay 38/52 hội cấp tỉnh đã chuyển đổi thành tổ chức xã hội và đổi tên gọi thành Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD). Hiện chỉ còn 13 hội giữ tên gọi là Hội Tiêu chuẩn và BVQLNTD hoặc Hội Đo lường, Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng.
"Tại hội nghị tổng kết giai đoạn 2011-2015 do Bộ Công Thương tổ chức hồi tháng 1/2016 tại Hà Nội, đại diện nhiều Hội BVQLNTD địa phương đã kiến nghị Bộ Công Thương thống nhất mô hình của các hội trên toàn quốc. Xuất phát từ đây, Bộ Công Thương mới đưa ra khuyến nghị để Vinastas xem xét", Thứ trưởng Khánh nói.
Theo NTD
Hàng vạn người bị đa cấp lừa đảo: Đại biểu Quốc hội yêu cầu quy trách nhiệm cá nhân Trao đổi riêng với phóng viên Dân trí, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Ngọc Vinh (đoàn Hải Phòng) cho rằng, để xảy ra tình trạng hàng vạn dân bị đa cấp biến tướng lừa đảo, là cơ quan cấp phép, quản lý, Bộ Công Thương không thể vô can. Chính phủ cần quy được trách nhiệm tập thể và cá nhân. Đại...