Bán “báu vật” của làng để làm đường nông thôn mới
Để có tiền làm đường, xây dựng nông thôn mới, nhiều bản của xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) phải bán đi những “báu vật” của bản.
Anh Hà Văn Sỹ đã mua lại được báu vật của làng.
Theo ông Hà Văn Sỹ (bản Hiêu, xã Cổ Lũng) cho biết: Năm 2014, sau khi họp bàn, người dân trong bản quyết định bán chiếc sanh đồng để lấy tiền làm đường giao thông, xây dựng nông thôn mới.
Chiếc sanh đồng này nặng 84 kg, có bốn tay cầm, đường kính miệng sanh gần 1 m, cao gần 50 cm. Trên vành phía mặt trong có cả chữ Hán và chữ quốc ngữ, ghi năm 1929.
Sanh đồng này là tài sản chung của bản Hiêu nhiều năm qua. Mỗi khi bản, làng có việc lớn, tổ chức nấu nướng ăn tập thể thường mang sanh đồng ra sử dụng.
Sau khi bản Hiêu quyết định bán chiếc sang đồng, chiếc sanh đồng được ông Hà Văn Sỹ mua với giá 64 triệu đồng.
“Chiếc sanh đồng này như báu vật mang lại phúc lộc cho người dân bản. Vì vậy, gia đình tôi cố gắng để mua lại chiếc sanh đồng này. Đã có người ở địa phương khác tìm đến hỏi mua với giá cao nhưng gia đình tôi vẫn quyết lưu giữ lại”.
Được biết ngoài bản Hiêu ra, ở bản Lọng của xã Cổ Lũng cũng đã bán hai vạc đồng (một cái to, một cái nhỏ) được 120 triệu đồng để góp vào làm đường, xây dựng nông thôn mới.
Video đang HOT
Một trong bốn tay cầm của chiếc sanh.
Du khách tham quan chiếc sanh.
Theo TPO
Theo_PLO
Nông thôn mới ở Yên Bái: Nhiều hộ dân tự nguyện tháo nhà để làm đường
Sự đồng thuận, tự nguyện hiến đất của người dân đã và đang góp phần hoàn thành sớm tiêu chí về đường giao thông nông thôn.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã đạt nhiều kết quả trong việc huy động sức dân làm đường giao thông.
Tại thôn Cây Đa, khi mở tuyến đường vành đai liên thôn bản từ thôn Cây Đa đến thôn Lạc Hồng gần 2km tưởng chừng khó thực hiện, bởi nguồn kinh phí lớn, lại ảnh hưởng đến đất đai của nhiều hộ gia đình. Trước tình hình này, xã đã tổ chức họp dân tại các bản có đường đi qua ảnh hưởng đến đất đai của người dân, phổ biến kỹ chủ trương xây dựng nông thôn mới...
Cột nhà chị Vương Thị Rớt đã được tháo đi cho mở đường
Khi tư tưởng đã thông, bà con thấy rõ được lợi ích của giao thông nông thôn, nhiều hộ gia đình tự nguyện chặt cây, nhổ rào nhường đất cho mở rộng mặt đường. Điển hình như gia đình anh chị Nguyễn Văn Thuỷ và Vương Thị Rớt, khi mở tuyến đường liên thôn Cây Đa - Lạc Hồng, gia đình không chỉ hiến 260m2 đất cho làm đường mà còn tự nguyện tháo 1 gian nhà để cho đường được thẳng mà không đòi đền bù.
Chị Vương Thị Rớt cho biết: "Gia đình tôi suy nghĩ là con đường này thuận tiện cho cả gia đình tôi, cho cả tập thể. Để cho bà con thôn xóm có đường đi lối lại dễ hơn, gia đình tôi đã tự dỡ đi thôi".
Cũng giống như ở thôn Cây Đa, khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại thôn Khe Cỏ, nhiều tuyến đường liên thôn bản, nội đồng được mở rộng, nâng cấp. Điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hướng đến đất đai của nhiều hộ gia đình.
Đường liên thôn bản được mở rộng thêm
Tuy nhiên, không vì thế mà khó thực hiện, ngay khi còn chờ đợi kinh phí từ cấp trên người dân trong thôn đã chủ động phá vườn, bỏ ruộng, đóng góp ngày công chuẩn bị mặt bằng cho cứng hoá mặt đường. Như gia đình ông Nguyễn Ngọc Đạt đã hiến 360m2 đất vườn, đất ruộng cho mở rộng đường liên xã mà không đắn đo gì.
Ông Nguyễn Ngọc Đạt, thôn Khe Cỏ chia sẻ: "Tôi nghĩ nếu đường nông thôn không mở rộng thì chính những người già chúng tôi khổ trước".
Sau hơn 4 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", xã An Thịnh, huyện Văn Yên đã nâng cấp, cứng hoá được hơn 10km trong tổng số hơn 22km đường liên xã, liên thôn bản; mở mới và mở rộng được 10km đường nội đồng.
Có 3 tuyến đường bê tông rộng 3m, dài gần 1km là 100% sức dân đóng góp, với tổng kinh phí đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Đến nay xã đã hoàn thành 8 tiêu chí và phấn đấu hết 2015 xã hoàn thành 10 tiêu chí.
Đường nội đồng xã An Thịnh nhìn từ trên cao
Ông Nguyễn Xuân Quyết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: "Trước tiên, chúng tôi vẫn tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân đa dạng hoá các hình thức đóng góp để phục vụ mở đường. Chưa có nguồn vốn thì cứng hoá mặt đường bằng việc giải cấp phối. Chúng tôi đã liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn để xin đá tận dụng giải cấp phối phục vụ cho bà con đi lại ".
Với sự chủ động của chính quyền địa phương, sự đồng thuận chung tay góp sức của nhân dân, xã An Thịnh, huyện Văn Yên đang phấn đấu hoàn thành sớm tiêu chí về đường giao thông nông thôn trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới./.
Thừa Xuân
Theo_VOV
Vụ mạo danh T.Ư Hội NDVN huy động tiền: Hội Nông dân nhiều nơi phản ứng mạnh mẽ Liên quan đến việc Trung tâm Hỗ trợ người nghèo trong xây dựng nông thôn mới đã mạo danh Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) để huy động tiền kiểu đa cấp trong ND thông qua chương trình "Trái tim ViệtNam", PV NTNN đã tìm về một số địa phương để ghi nhận thêm thông tin. Theo đó, trước những hành vi khả...