Bạn bao nhiêu tuổi? Nếu trên 18, chắc chắn bạn có hàng triệu con này trên mặt!
Các chuyên gia đã đưa ra kết luận khiến nhiều người giật mình: 100% người trưởng thành có rận mặt.
Có một sự thật mà phần lớn chúng ta bỏ qua, hay đúng hơn là chẳng muốn nhắc đến. Đó là nếu zoom vào làn da của chúng ta, bạn sẽ thấy trên đó có những sinh vật trông rất kinh khủng, ví dụ như con này.
Sinh vật trong hình là Demodex brevis, hay còn gọi là rận mặt. Đúng như tên gọi, D. brevis sống ngay trên mặt bạn, bên trong những tuyến bã nhờn. Chúng có những lớp vảy cho phép bám cứng trên da mặt, đặng thưởng thức những chất cặn bã do cơ thể thải ra.
Nhưng câu hỏi đặt ra là, ai là người có mấy rận mặt, ai không? Các nghiên cứu trước kia từng chỉ ra rằng khoảng 10% – 20% người trưởng thành sở hữu rận mặt, nên bạn có quyền hy vọng rằng chúng nó chừa bạn ra.
Nhưng rất tiếc, nghiên cứu do Megan Thoemmes từ ĐH Bắc Carolina lại cho một kết quả thực sự đáng buồn: 100% người trưởng thành có dấu vết ADN của ít nhất một trong số những loài rận thuộc họ Demodex.
Cụ thể, Thoemmes đã sử dụng biện pháp “vắt dầu” tại da mũi để lấy trọn vẹn bã nhờn tại đây, sau đó đem mẫu thử đi xét nghiệm ADN. Kết quả, 100% người trên 18 tuổi có ADN của loài rận này, trong khi chỉ 70% ứng viên tuổi teen có chúng.
Lũ rận này chỉ dài khoảng 0,3 – 0,4 mm, và trong mỗi tuyến bã nhờn có ít nhất vài con D. brevis. Mà nếu bạn chưa biết thì trên mặt chúng ta có khoảng… 5 triệu tuyến bã nhờn, tức là một ổ rận đang bò lúc nhúc trên mặt bạn.
Cái lũ này thực sự đang bò lổm ngổm trên mặt bạn.
Ngoài ra có một điểm không biết là hên hay xui, đó là lũ rận này chỉ ở trên mặt bạn thôi, dù khắp cơ thể đều có tuyến bã nhờn.
Nhưng cũng đừng quá lo lắng mà nhúng cả mặt vào nước sôi đấy. Sự thực là lũ bọ này hầu như vô hại. Chỉ những người có hệ miễn dịch suy yếu mới dễ khiến chúng phát triển đột biến, gây kích ứng và mẩn ngứa. Rận mặt cũng có thể gây nổi mụn, viêm bờ mi… nhưng đại đa số chẳng gây hại nếu như bạn chăm chỉ giữ gìn vệ sinh cẩn thận.
Video đang HOT
Trông kinh thế thôi nhưng vô hại ấy mà…
Theo Thoemmes, kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để trả lời một bí ẩn về loài rận này: chúng ở đâu ra, và xuất hiện từ bao giờ?
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PlosOne.
Theo Kênh 14/Trí Thức Trẻ
Có 1 sinh vật "khổng lồ" trốn trong thân gỗ khiến ai cũng phải khiếp sợ
Đó là "quái vật" bí ẩn gì - cùng mổ xẻ sinh vật siêu bí ẩn trốn trong thân gỗ ngâm dưới nước này.
Nhìn vào bức hình này, hẳn ai trong chúng ta cũng cảm thấy hoảng hốt. Dám cá rằng 10 người nhìn thì đến 11 người phải thốt lên câu "Má ơi, cái gì thế này".
Đây là kết quả sau khi một người đàn ông bổ dọc thân cây ngâm trong đầm lầy nhiều năm.
... và khi zoom kĩ vào bề mặt thân cây... Con "quái vật" nào thế???
Nhiều người sẽ vô cùng thắc mắc không biết sinh vật kỳ quái nào trú ngụ trong thân cây để khi bổ cây ra thì nó "hiện hồn" phát gớm như vậy.
Vâng, câu trả lời chính là loài Hà đục gỗ (tên khoa học: Teredo Navalis) đấy các chế ạ!
Teredo navalis là một loài thân mềm đục gỗ - là quái vật siêu bí ẩn và là một kẻ lang thang khắp thế giới.
Có nguồn gốc ở phía Đông Bắc Đại Tây Dương nhưng chúng đã len lỏi và du hí nhiều nơi trên quả địa cầu. Nhiều người cho rằng, chúng là hành khách đi lậu vé - trốn trong vỏ tàu và rồi đi chu du khắp thế giới qua nhiều thế kỷ.
Sở dĩ chúng đặt chân và cư ngụ ở nhiều nơi như thế là vì Teredo navalis có độ thích nghi cực tốt - có thể sống trong nước ấm nhiệt đới; trong biển Bắc lạnh hay nước mặn Địa Trung Hải cũng như nước lợ của biển Baltic.
Dù có ngoại hình giống giun nhưng loài sinh vật này lại thuộc vào lớp vỏ hai mảnh nhuyễn thể (lớp hà). Thân hình của Teredo Navalis đa phần nhỏ bé, dài khoảng 2cm, màu trắng đục; nhưng có cá thể dài tới 60 cm cùng đường kính thân lên tới 1cm và hơn thế nữa.
Một vài cá thể được phủ ngoài thân 1 lớp màu nâu nhạt cùng đường vân thô nên dễ "tàng hình" trong môi trường sống.
Điểm đặc biệt ở Teredo nhất chính là phần đầu - gần như tròn, có 2 mảnh cong nhô lên và được cấu tạo bằng chất vôi cứng bao bọc, mặt nhám để khoét gỗ, giữa 2 mảnh vôi cong là miệng tròn và phẳng.
Ở phía đuôi hà có hai ống và hai ống này có thể thò ra thụt vào. Ống to ở phía ngoài loe ra, ống bé ở phía ngoài bé lại, ống to hút nước và các sinh vật có trong nước, ống nhỏ thải phân ra ngoài nên người ta còn gọi hai ống này là hai ống xi phông. Phía bên ngoài hai ống xi phông có hai áo giáp bằng chất vôi.
Nói Teredo là kẻ phá rối đáng ghét không sai khi chúng xâm nhập vào gỗ từ khi còn bé tí, chỉ để lại một lỗ nhỏ như đầu đinh ghim. Từ chiếc lỗ này, chúng sẽ tận dụng 2 ống xi phông của mình để kết nối cuộc sống trong thân gỗ và môi trường bên ngoài.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, hà hại gỗ luôn tiết ra một chất dịch làm mềm gỗ, chất dịch có chất vôi khi khô kết lại xung quanh hang đục của hà có màu trắng. Chính lớp vôi này bảo vệ cho chúng an toàn không bị xâm hại của nước biển.
Và rồi bạn biết không, đầu hà gặm gỗ đến đâu thì thân càng dài ra đến đó. Mỗi cá thể hà đục một hang riêng biệt trong gỗ, nhưng những hang đục của cá thể này không xuyên qua hang gỗ kia, khi nào gỗ không còn nữa thì hà cũng hết thức ăn rồi bỏ mạng ở đó.
Được biết, h à đục gỗ là loài lưỡng tính, trải qua thời kỳ đực và cái lần lượt. Những cá thể đực sẽ giải phóng tinh trùng vào biển, cá thể cái sẽ bơi đến những khu vực có tinh trùng và làm công việc của mình khi hút tinh trùng vào cơ thể qua ống xi phông.
Tại đây, những quả trứng sẽ được thụ tinh và chờ "xuất xưởng". Bạn có tin nổi không, mỗi lứa, Teredo sẽ cho ra đời 5 vạn đến 1 triệu trứng đấy! Trứng của chúng trôi nổi trong nước biển rồi bám vào các mạn tàu gỗ, thuyền gỗ rồi phát triển.
Với những ngư dân sở hữu tàu thuyền gỗ thì Teredo là 1 loại sâu hại có khả năng phá hoại kinh hoàng.
Một số tài liệu ghi nhận, tại biển Baltic, những cá thể Teredo có thể hô biến một cây thông bình thường bị ngâm nước trở nên "mục" với vô vàn đường hầm trong 16 tuần. Khoảng thời gian để một cây sồi có đường kính thân 30cm bị biến dạng là trong vòng 32 tuần, và gần như biến mất hoàn toàn trong vòng 1 năm.
Chỉ cần vài tuần thôi thì một cây gỗ lớn cũng trở nên "biến dạng" như thế này!
Nói vậy đủ để biết những cá thể Teredo có sức phá hoại kinh hoàng thế nào. Tuy nhiên, không ít người cho rằng, do sống trong thân cây nên Teredo có giá trị dinh dưỡng khá cao. Và nó được nhiều người dân địa phương như Thái Lan chế biến và coi như một món đặc sản.
Hà đục gỗ được coi là một món ăn đặc sản ở nhiều địa phương. Bạn có muốn thử như người đàn ông này không?
Theo Kênh 14/Trí Thức Trẻ
Sự thật phía sau hàng trăm vật thể lạ như quả bóng chày cỡ khủng xuất hiện trên bờ biển Hàng trăm quả bóng "ngoài hành tinh" đã khiến các du khách đang đi dạo trên bờ biển hốt hoảng thực chất là gì? Những người dân ven bờ biển Devon và bờ biển Cornwall tại Anh vừa chứng kiến một hiện tượng lạ vô cùng bí ẩn: Hàng trăm quả cầu có hình thù kỳ dị trôi dạt vào bờ. Có người...