Bán bảo hiểm cháy nổ ‘lụi’ cho tiểu thương
Hôm qua 21.9, nhiều tiểu thương kinh doanh tại chợ mới Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo việc bà Phạm Thị Phương Thảo, đại lý Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu, bán bảo hiểm cho họ nhưng đưa giấy chứng nhận không có giá trị.
Tiểu thương chợ mới Vũng Tàu bức xúc vì mua bảo hiểm hỏa hoạn không có giá trị – Ảnh: Nguyễn Long
Theo phản ánh của tiểu thương, tháng 8.2013, Ban Quản lý (BQL) chợ mới buộc họ mua bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Sau đó, BQL dẫn bà Phạm Thị Phương Thảo (47 tuổi, ngụ H.Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu), xưng là đại lý của Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu, đến bán bảo hiểm cho tiểu thương với giá 250.000 đồng/ki ốt/năm; số tiền được bảo hiểm lên đến 50 triệu đồng. Khi đóng tiền, bà Thảo phát cho mỗi tiểu thương một giấy chứng nhận (bản photo) của Công ty CP bảo hiểm Nhà Rồng. Bà N.T.Q.L (kinh doanh quần áo) nói: “Tôi nghĩ khi bán bảo hiểm thì phải có bảng kiểm kê tài sản, qua đó mới biết giá trị của tài sản là bao nhiêu mà bán. Thế nhưng, bà Thảo chỉ biết nhận tiền mà không có một động thái nào nên tôi và nhiều tiểu thương khác thắc mắc”.
Ban quản lý chợ không biết bảo hiểm “lụi” Ông Lưu Đức Lục, Trưởng BQL chợ mới Vũng Tàu, cho rằng bản thân ông cũng không biết giấy chứng nhận bảo hiểm bà Thảo bán cho tiểu thương là không còn giá trị. “Trước đó, bà Thảo đã bán bảo hiểm cho hơn 200 tiểu thương của chợ bằng bảo hiểm AAA, chỉ còn khoảng 100 tiểu thương chưa mua. Sau đó, BQL chợ vận động tiểu thương mua thì bà Thảo bán cho 80 tiểu thương bảo hiểm Nhà Rồng và 20 bảo hiểm Bảo Long”, ông Lục nói. Để khắc phục việc bán bảo hiểm không có giá trị của bà Thảo, ông Lục cho biết đã gọi điện thoại cho giám đốc của Công ty CP bảo hiểm AAA hỏi mua lại bảo hiểm cho tiểu thương. “Tôi hỏi bà Thảo có nộp tiền cho Bảo Long chưa, thì bà Thảo nói chưa nên tôi yêu cầu phải chuyển qua mua bảo hiểm AAA cho số tiểu thương mua phải bảo hiểm không có giá trị”, ông Lục nói.
Video đang HOT
Nghi ngờ mua phải bảo hiểm “lụi”, nhiều tiểu thương tìm đến địa chỉ của Công ty CP bảo hiểm Nhà Rồng thì biết doanh nghiệp này đã đổi tên thành Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu. “Tại đây, khi chúng tôi đưa các giấy chứng nhận đã mua bảo hiểm từ bà Thảo, nhân viên Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu nói giấy chứng nhận này không có giá trị”, một tiểu thương cho biết.
Theo văn bản mà Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu trả lời tiểu thương, từ ngày 18.6.2012, tên của chi nhánh Công ty CP bảo hiểm Nhà Rồng được đổi thành Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu và Giấy chứng nhận bảo hiểm mang logo và con dấu của chi nhánh Công ty CP bảo hiểm Nhà Rồng không còn hợp lệ từ ngày 1.4.2012 cho đến nay. Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu hoàn toàn không chịu trách nhiệm giải quyết quyền lợi nếu phát sinh các sự kiện bảo hiểm.
Đại lý thiếu trung thực
Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Nghiệp vụ Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu, xác nhận: “Bà Thảo là đại lý của công ty. Trong trường hợp bà Thảo nộp về công ty số tiền bảo hiểm đã bán cho tiểu thương, chúng tôi cũng sẽ không chấp nhận vì giấy chứng nhận bảo hiểm không còn giá trị pháp lý”.
Trong khi đó, giải thích với PV Thanh Niên về việc bán bảo hiểm cho tiểu thương bằng giấy chứng nhận đã không còn giá trị, bà Thảo nói: “Không biết công ty đã thay đổi mẫu và con dấu”, mặc dù khẳng định đã làm đại lý cho công ty này hơn 10 năm nay. Khi chúng tôi đưa ra chứng cứ, vào tháng 5.2013, cũng chính bà Thảo đã bán khoảng 20 bảo hiểm cho tiểu thương chợ mới Vũng Tàu trước đó bằng giấy chứng nhận mới của Công ty bảo hiểm Bảo Long Vũng Tàu, bà Thảo lại nói: “Do phí bảo hiểm của công ty năm nay cao nên tiểu thương không chịu mua. Vì vậy, tôi đưa giấy chứng nhận cũ là để bán bảo hiểm cho các tiểu thương có rủi ro thấp, đó là các trường hợp bán rau, củ, trứng… Tôi bán xong sẽ về xin ý kiến giám đốc công ty giảm phí cho họ. Nếu công ty không chịu thì tôi chuyển qua mua bảo hiểm khác”.
Nguyễn Long
Theo TNO
Điều bi thảm thấy trước
Hàng trăm tiểu thương đang khóc ròng do hàng hóa, vốn liếng, thậm chí là cả gia sản đã bị "bà hỏa" thiêu rụi trong vụ cháy Trung tâm thương mại (TTTM) ở Hải Dương. Nguyên nhân, trách nhiệm của vụ cháy còn đang được cơ quan chức năng điều tra, song đã thấy những hệ lụy, bất ổn vô cùng lớn từ vụ cháy TTTM gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Khoản tiền hỗ trợ hơn chục tỷ đồng của TP và tỉnh Hải Dương cho mỗi gia đình tiểu thương 10 triệu đồng, hỗ trợ mỗi sinh viên con em tiểu thương 3 triệu đồng, miễn học phí 2 năm cho con em tiểu thương... cũng như việc ưu tiên hoãn hay miễn giảm thuế xem ra chẳng thấm tháp gì so với thiệt hại quá lớn và những hệ lụy xảy ra. Giá trị hàng hóa của các tiểu thương kinh doanh, buôn bán trong TTTM này rất lớn - người ít vài trăm triệu đồng, người nhiều lên tới cả tỷ đồng - song lại không có bảo hiểm. Nỗi đau xót của hàng nghìn con người phút chốc trắng tay, tương lai nợ nần giờ đây phải đối mặt với tình cảnh bi đát không biết sống ra sao... quả là quá sức chịu đựng.
Vụ cháy này là một thảm họa, thảm thiết hơn đây là hậu quả bi thảm có thể thấy trước. Điều thấy trước này còn hiển hiện rất rõ nếu nhìn ra những TTTM khác trên cả nước lúc này. Hầu hết ở các chợ lớn, bé ở nước ta san sát hàng hóa, quầy này liền quầy kia, hàng nghìn, hàng triệu chủng loại hàng hóa, nhiều chủ hàng lập bàn thờ riêng, có nhang và nến... Trong khi việc sử dụng điện lại quá tùy tiện, không có luôn cả thiết bị bảo vệ tự động như cầu chì, áp tô mát... Sự mất an toàn về cháy nổ ở các chợ, các TTTM cứ mặc nhiên tồn tại cho tới khi xảy ra thảm họa.
Cháy chợ Đồng Xuân, cháy TTTM ITC- TP.HCM, cháy chợ Quảng Ngãi... nay TTTM Hải Dương không còn sót tí của cải nào khiến người dân thường chẳng biết trông vào đâu để có thể phục hồi lại đời sống, phục hồi sinh kế. Cho dù từ cuối tháng 11-2006, Chính phủ đã có Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong đó có chợ, TTTM.
Dù đã có văn bản pháp luật quy định, chuyện bảo hiểm cháy, nổ đối với chợ, TTTM vẫn không được mấy ai quan tâm. Trong vụ cháy chợ Quảng Ngãi hồi đầu năm 2012, hầu hết tiểu thương đều chủ quan không mua bảo hiểm vì "chắc gì chợ đã cháy mà mua cho tốn". Còn ở Hải Dương các chủ sạp hàng lại cho hay không thấy ai phổ biến gì, chỉ biết nộp phí này phí kia...
Và cũng có trường hợp ở nhiều nơi khi số ít tiểu thương muốn mua bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm cũng không sẵn sàng, bởi họ có lý khi cho rằng nguy cơ cháy chợ là rất cao, là đơn vị kinh doanh, dại gì họ ôm lấy rủi ro. Vậy là văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành nhưng không có biện pháp bảo đảm thực thi hiệu lực.
Trong khi ráo riết buộc các phương tiện giao thông mua bảo hiểm bắt buộc thì các cơ quan chức năng liên quan cũng nên làm hết trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với tòa nhà, chợ, siêu thị hay TTTM. Có vậy mới hạn chế, giảm thiếu được những điều bi thảm thấy trước. Không chỉ là những khoản đền bù nếu xảy ra cháy nổ mà còn là những biện pháp hữu hiệu phòng cháy nổ mà cơ quan quản lý chợ, các công ty bảo hiểm thực hiện để phòng ngừa, ngăn chặn hiểm họa có thể xảy ra.
THIÊN THANH
Theo ANTD
Đang ngủ bị gạch rơi trúng đầu chết Khoảng 4 giờ ngày 21.9, cụ bà Nguyễn Thị Hai (84 tuổi, ngụ thị trấn Long Điền, H.Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu) bị một viên gạch trên tường rơi trúng đầu gây tử vong. Theo thông tin ban đầu, vào thời gian trên xảy ra một cơn mưa lớn kèm theo gió mạnh đã làm viên gạch trên tường nhà bà Hai rơi...