Bản án tử hình của cựu Cục trưởng Quản lý Dược chấn động Trung Quốc
Án tử hình với cựu Cục trưởng Cục quản lí Dược, Thực phẩm Trung Quốc vì tội nhận hối lộ và xao lãng nhiệm vụ từng gây chấn động Trung Quốc cách đây hơn 10 năm.
Ngày 29/5/2007, Zheng Xiaoyu, 62 tuổi bị Toà án Nhân dân Trung Quốc tuyên án tử hình với tội danh nhận hối lộ 6,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 850.000 USD ) của 8 công ty nhằm phớt lờ quy trình kiểm tra thuốc và dược phẩm.
Hành động nhận hối lộ của Zheng dẫn tới việc một loại thuốc kháng sinh không đủ tiêu chuẩn được cấp phép, tuồn ra thị trường và được cho là nguyên nhân khiến 10 người chết. Hàng loạt các loại dược phẩm khác theo lý phải bị cấm hoặc thu hồi nhưng nhờ những lần lót tay Zheng cũng được cấp phép, trong đó có 6 loại thuốc giả.
Zheng Xiaoyu bị tuyên án tử hình vào tháng 5/2007. (Ảnh: China Daily)
“Sự vô trách nhiệm nghiêm trọng của bị cáo trong quá trình thanh tra công tác đảm bảo an toàn dược phẩn và thất bại trong việc thực hiện trọn vẹn nhiệm đã gây ra hậu quả nghiêm trọng với quyền lợi của nhà nước và nhân dân Trung Quốc, ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội”, Tân Hoa xã lần lời tuyên án của Toà án Nhân dân Trung Quốc cho biết.
Video đang HOT
Theo BBC, Kongliyuan, một trong các tập đoàn “đi đêm” với Zheng được cho là đã đút tiền để đổi lấy việc phê duyệt 277 loại thuốc, chủ yếu là thuốc kháng sinh.
31 người khác cũng bị cáo buộc liên quan tới vụ việc, bao gồm thư ký của Zheng, vợ Zheng và cả con trai của ông này.
Tòa án khẳng định dù Zheng nhận tội và thành khẩn giao nộp số tiền tham ô, chừng đó vẫn không thể bù đắp tác động nghiêm trọng mà ông này gián tiếp gây ra và không đủ để giảm nhẹ hình phạt.
Zheng kháng cáo nhưng bất thành và bị hành quyết sau đó 2 tháng.
Bản án với Zheng khi đó cũng đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc kết án tử hình với một quan chức cấp cao từ năm 2000.
“Trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng bởi một nhóm nhỏ các quan chức tham nhũng, kéo theo các hệ quả tới toàn bộ hệ thống khiến chúng tôi cảm thấy xấu hổ”, Yan Jiangying, người phát ngôn của Cục quản lí Dược và Thực phẩm Trung Quốc khi đó cho biết.
Zheng Xiaoyu giữ chức Trưởng Cục quản lý Thuốc quốc gia từ năm 1994 đến 1998 trước khi trở thành Trưởng Cục quản lý Dược phẩm quốc gia (1998-2003) và sau đó leo lên tới vị trí Trưởng Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm quốc gia (2003-2005).
Năm 2015, các vụ nhận hối lộ bị vỡ lở, Zheng bị sa thải và điều tra. Không lâu sau đó, chính phủ Trung Quốc công bố đánh giá khoảng 170.000 giấy phép y tế được Zheng cấp phép trong thời gian ông này còn đương chức.
Sau khi Zheng bị kết án, lãnh đạo y tế Trung Quốc công bế kế hoạch triển khai quy trình thu hồi các dược phẩm có khả năng gây nguy hiểm và không đủ tiêu chuẩn tung ra thị trường.
(Nguồn: China Daily )
SONG HY
Theo VTC
Iraq kết án tử hình thêm một công dân Pháp là thành viên IS
Ngày 29/5, một tòa án tại Baghdad, Iraq đã tuyên án tử hình một công dân Pháp với tội danh tham gia nhóm "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, nâng tổng số công dân Pháp chịu mức án tương tự tại Iraq lên 7 người.
Đối tượng Yassin Sakkam. Ảnh: France 3 - regions.
Công dân Pháp mới nhất bị kết án tử hình là Yassin Sakkam, 29 tuổi, là một trong số 12 công dân Pháp bị các lực lượng do Mỹ hậu thuận bắt giữ tại Syria và được chuyển đến Iraq vào tháng 1 vừa qua để chờ xét xử. Trước tòa, đối tượng này thừa nhận đã tuyên bố trung thành với IS và được trả khoản tiền là 70 USD/tháng.
Sakham rời khỏi Pháp vào cuối năm 2014 để gia nhập hàng ngũ IS. Đối tượng này còn đăng tải hình ảnh của mình mang theo vũ khí và nói về IS. Giới chức Pháp đã phát lệnh bắt giữ Sakham hồi năm 2016. Theo Trung tâm phân tích chủ nghĩa khủng bố Pháp (CAT), anh trai của Sakham là Karim cũng tham gia thánh chiến và đối tượng này đã thực hiện một vụ tấn công liều chết tại biên giới giữa Iraq và Jordan hồi năm 2015.
Trước đó, trong các ngày từ 26-28/5, tòa án Iraq cũng đã tuyên án tử hình đối với 6 công dân Pháp bị kết tội gia nhập IS. Trong tuyên bố mới nhất ngày 28/5, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian khẳng định Pháp sẽ thúc đẩy những nỗ lực ngoại giao để ngăn chặn việc thi hành án đối với các công dân Pháp bị tuyên án tử hình.
Hàng nghìn đối tượng, bao gồm cả nam giới và phụ nữ, từ nhiều nước trên thế giới đã gia nhập IS khi tổ chức này tuyên bố thành lập Vương quốc Hồi giáo vào năm 2014. Iraq tuyên bố đã đánh bật IS vào cuối năm 2017 và bắt đầu xét xử những người nước ngoài bị cáo buộc gia nhập tổ chức khủng bố này năm 2018. Trong những tháng gần đây, Iraq đã giam giữ hàng nghìn đối tượng cực đoan đưa về từ Syria. Hồi đầu tháng, giới chức tư pháp Iraq cho biết kể từ đầu năm 2018, nước này đã xét xử và kết án hơn 500 nghi phạm IS người nước ngoài. Tòa đã kết án tù chung thân và tử hình nhiều đối tượng, nhưng chưa có thành viên IS người nước ngoài nào bị thi hành án.
Theo Thanh Hương (TTXVN)
Ai Cập tử hình hai tay súng khủng bố IS Chủ nhật 12/5, Tòa án Hình sự Cairo đã kết án tử hình 2 chiến binh của một mạng lưới cực đoan kết nối với nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) vì đã tấn công một nhà thờ Cơ đốc giáo vào năm 2017, theo cổng thông tin Al Youm As Sabi. Bên trong nhà thờ Mar Mina sau vụ tấn...