Bản án “hợp lòng dân” sẽ được đưa vào đào tạo, nghiên cứu luật
Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Phó Chánh tòa Hành chính, TAND tối cao cho biết, trong thời gian tới sẽ áp dụng bản án của tòa vào hoạt động giảng dạy luật và nghiên cứu khoa học pháp lý tại Việt Nam.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, việc sử dụng bản án trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học pháp lý rất phổ biến ở các nước trên thế giới, đặc biệt là những quốc gia theo hệ thống Thông luật (Common Law). Chính vì vậy, việc sử dụng bản án trong công tác đào tạo luật và nghiên cứu khoa học pháp lý tại Việt Nam là việc cần triển khai để giúp giảng viên có điều kiện tiếp cận, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, gắn lý luận với thực tiễn xét xử.
Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Văn Cường cho rằng, bản án như thế nào là đúng pháp luật để chọn lọc biên soạn thành sách án, tình huống, áp dụng vào giảng dạy, nghiên cứu là không hề đơn giản. Với kinh nghiệm của mình, ông Cường cho rằng, có những vụ án được luật sư bào chữa theo đơn đặt hàng. Trong 2 vụ án tương tự nhưng vụ thì luật sư kêu oan, vụ thì xin giảm án. “Luật sư bảo vệ theo đơn đặt hàng, không theo chỉ dẫn pháp luật thì rất nguy hiểm”, ông Cường nói.
Vì vậy, theo Phó Chánh tòa Hành chính, TAND Tối cao, bản án được chọn lọc vào giảng dạy, nghiên cứu là bản án không đơn thuần đúng người, đúng tội mà phải là bản án “hợp lòng dân”.
Nói về vấn đề này, GS.TS.NGƯT Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM cho biết, phải rất cẩn trọng khi đưa bản án vào trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu pháp lý. Phải là tình huống có thực chứ không đưa tình huống ảo để phục vụ quan điểm của giảng viên đã thể hiện trong giáo trình. Phải cho sinh viên nói về tình huống thực, nhận xét về bản án và đưa ra quan điểm, kết luận của bản thân về phán quyết của tòa.
Video đang HOT
Là người có kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động giảng dạy luật, Tiến sĩ Đỗ Thị Mai Hạnh cũng cho rằng, không nên áp đặt quan điểm của người dạy mà cần phải khơi dậy trí tuệ của người học. “Hãy để sinh viên đánh giá phán quyết của tòa án. Sinh viên phải phản biện giải pháp mà tòa xử lý trong vụ án bằng kiến thức và tư duy pháp lý”, Tiến sĩ Hạnh nói.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Phó Chánh tòa hành chính, TAND Tối cao cho rằng, giữa lý luận và thực tiễn phải gắn chặt nên việc nghiên cứu bản án trong thực tiễn rất có ý nghĩa.
Về việc làm sao để giáo viên, nhà trường lấy được các phán quyết, bản án của tòa để sử dụng trong hoạt động giảng dạy, Tiến sĩ Cường cho biết: “TAND Tối cao hiện đang triển khai Án lệ và phát hành, công bố tất cả các bản án trên mạng internet. Các trường Đại học, sinh viên luật có thể trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập”.
Công Quang
Theo Dantri
Bị cha dượng đốt khi đang ngủ say, thanh niên bỏng nặng
Con trai của tình nhân xua đuổi mỗi lần đến thăm nên trong lòng Bùi Văn Hắng ấm ức và tìm cách hãm hại. Lợi dụng lúc thanh niên ngủ li bì sau khi nhậu, Bùi Văn Hắng đã châm xăng đốt khiến thanh niên này bỏng nặng toàn thân.
Ngày 2/2, TAND tối cao tại TPHCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và bác đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên y án 14 năm tù đối với bị cáo Bùi Văn Hắng (SN 1944, quê Đồng Tháp) về tội "Giết người".
Bị cáo Hắng trước vành móng ngựa
Theo bản án sơ thẩm, năm 2006, bà Nguyễn Thị Liễm (vợ Hắng) qua đời. Chán cảnh "chăn đơn, gối chiếc", Hắng sang sống chung như vợ chồng với bà Phạm Thi Mơi ở Thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp cùng Võ Văn Cường (con trai bà Mơi).
Năm 2012, bà Mơi theo con lên TPHCM làm ăn, cứ khoảng 3 đến 4 tháng về nhà một lần. Cũng trong thời gian này, bà Mơi đòi chia tay với Hắng nên đến tháng 8/2013, Hắng dọn về nhà của con ruột là Bùi Văn Hắc Long để ở.
Sau đó, vì nhớ "vợ hờ", thỉnh thoảng Hắng đến nhà của bà Mơi để chơi nhưng lại bị Cường xua đuổi. Tức giận, Hắng nảy sinh ý định đốt anh Cường để trả thù.
Trưa 14/2/2014, sau khi đi ăn đám giỗ em ruột về, Hắng lượm một chai nhựa rồi ghé vào tiệm tạp hóa mua xăng. Sau đó, Hắng đạp xe đến nhà của bà Mơi.
Khi cách nhà "vợ hờ" khoảng 200m, Hắng dừng xe rồi lội bộ, lẻn vào nhà của bà Mơi. Xác định được địa điểm của Cường nằm ngủ, Hắng liền đổ xăng lên người của anh này rồi châm lửa đốt.
Sau khi gây án, Hắng bỏ đi ăn uống rồi về nhà còn anh Cường, do say rượu nên không hề hay biết việc Hắng tưới xăng. Khi phát hiện cháy Cường, liền truy hô và được mọi người đưa đi cấp cứu kịp thời nên may mắn thoát chết nhưng để lại thương tật 73%.
Công Quang
Theo Dantri
Bị đánh chết khi cùng bạn đi đòi biển số xe Sau cuộc nhậu, Cường rủ nhóm bạn của mình đi đòi biển số xe mà Cường nghi ngờ Bình lấy. Khi gặp mặt, hai bên xảy ra hỗn chiến. Lúc này, Sơn đứng ngoài coi xe thì bị nhóm của Bình bắt lại rồi đánh cho đến chết. Ngày 29/1, TAND tối cao tại TPHCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và...