Bản án ‘chung thân’ của tình yêu
Trong “Ếch và Chuột” – một ngụ ngôn dành cho trẻ nhỏ, khi được một chú Chuột nhờ dẫn đường, con Ếch lắm trò đã buộc Chuột vào chân mình bằng một sợi dây thật ngắn. Rồi trong chuyến dạo chơi, Ếch dở trò lao xuống nước, cố tình kéo theo và nhấn chìm chú Chuột đang bị buộc ở đầu kia sợi dây. Hồi ấy, ngoài dòng chữ “Đừng chơi với bạn xấu” được in nghiêng dưới câu chuyện như một bài học, đứa trẻ sáu tuổi là tôi đã lờ mờ nỗi sợ hãi “sợi dây”
“Sợi dây” trách nhiệm
Sau này, tôi được nhắc về “sợi dây” ấy lần nữa trong một ngụ ngôn cùng tên của Rumi. Viết lại mô típ ấy, Rumi đã biến Ếch và Chuột thành đôi bạn tình, buộc chân nhau bằng một sợi dây thật dài, để nếu Ếch xuống nước (bản năng của loài lưỡng cư), thì Chuột vẫn tự do vui chơi trên bờ. Vì quá yêu quý nhau, chúng làm thế, để mỗi lần nhớ nhau thì chỉ cần giật dây thôi.
Có phải, từ câu chuyện ngụ ngôn xưa cũ (trước công nguyên) của Aesop đến dụ ngôn của Rumi, là một sự cách tân trực diện mà tinh tế trong ngôn ngữ về những cự ly, giới hạn của mọi sự gắn bó? Kỳ thực, tình thân, tình bạn, tình yêu, hay mọi loại tình cảm trên đời đều dễ đưa người ta vào một sợi dây ràng buộc, mà càng thân thiết, càng ràng chặt.
Hôn nhân lại càng thế!
Có những người trẻ hễ kết hôn là mất hết bạn bè. Vì sao? Vì tan giờ làm đã phải leo lên xe bạn đời, về tổ ấm. Đâu phải chỉ “vài lần đón đưa”, còn lại là khoảng trời tự do bè bạn như thuở còn yêu đương.
Có hàng tỷ lý do để người ta phải có nhau từng phút giây trong một cuộc hôn nhân. Ngày ấy, hễ ba nhận lời ra đánh cờ tướng với ông bạn hàng xóm, mẹ tôi lập tức ngăn lại bằng mấy câu hỏi: “Anh tưới mấy cây lan ngoài cửa chưa?”, “Thức ăn em nấu xong rồi, anh không ở nhà ăn với con cho vui?”.
Rồi mẹ còn hàng trăm lý do liên quan đến con cái, nào là “Thằng lớn không biết sao mà cứ thấy rầu rầu, anh không ở nhà trò chuyện với con?”, “Con bé Út bữa nay học hành thế nào rồi, anh biết không?”. Là người có trách nhiệm, chỉ cần mẹ “đặt vấn đề” kiểu ấy, ba tôi chẳng còn hứng thú ra ngoài mà lặng lẽ quay vô với vợ con. Mà, mấy chuyện không thể thiếu bàn tay đàn ông mới thật đắt giá, khi nó cứ hay xảy đến, và không thể đặng đừng ngay lúc ba đang muốn đi chơi.
Có lần, ba đem ý định “đăng cai” tổ chức một cuộc nhậu của mấy ông bạn cờ ra bàn bạc trong bữa ăn, mẹ tôi lập tức thở dài. Khi ấy tôi đã lớn, đã bắt đầu hiểu sự tù túng, ngột ngạt của ba trong những “mật ngọt ràng buộc” của vợ. Vậy nên, tôi cũng… đứng tim trước “nước cờ” quyết định của mẹ với người chồng đang háo hức.
Mẹ nói: “Thằng lớn sắp có vợ rồi mà mình chưa mua nổi cho nó một miếng đất, anh có vui vẻ gì mà tiếp đãi người ta?”. Rồi miếng-đất-chưa-đủ-tiền-mua ấy ngăn cách ba tôi với mọi cuộc chơi bời. Đến khi đã mua được cho anh trai tôi miếng đất, thì lại đến lượt tôi – với bao nhiêu việc mà ba phải (từ bỏ vui chơi) để cùng mẹ lo lắng.
Cuộc đồng hóa vĩ đại
Video đang HOT
Có lẽ, những gì mẹ tôi đã làm là một phương cách ngọt ngào nhất để “tước đoạt” tự do của bạn đời. Nhưng còn có bao người tự mình vùi lấp tự do, sở thích, và dâng hiến cả cái tôi của mình, như một sự mặc định khi bước vào hôn nhân.
Bạn tôi 27 tuổi. Cuộc hôn nhân cô vừa trải nghiệm trong hai năm qua là một cuộc đồng hóa vĩ đại. Cô thôi yêu màu xanh, từ bỏ thú vui nuôi mèo, sợ thức ăn dầu mỡ. Bởi đó là những điều không có trong từ điển của chồng cô. Sau ngày cưới, cô đem mọi sở thích, quan điểm của hai vợ chồng lên “bàn cân”, có điểm nào còn chưa vừa vặn, cô lại tự sửa mình đi. Mấy lần hiếm hoi bạn bè gặp lại nhau, cô đều dắt theo chồng, rồi gượng gạo kéo anh vào những đề tài của chúng tôi. Có lẽ, vì nhận ra rằng không gian của một nhóm bạn gái không vừa vặn cho một cặp vợ chồng mỗi lúc tụ tập, nên cô dần lảng đi, rồi biệt tích.
Bẵng đi một thời gian, tôi lại được cô chủ động liên lạc, rồi nhì nhằng than thở về chuyến du lịch nhạt nhẽo cô vừa trải qua. Du lịch chưa bao giờ là thú vui của chồng cô. Vậy nên, dù có cố gắng cùng vợ xách vali lên mà đi trong dịp lễ, anh cũng không thể hào hứng khi cứ cảm thấy cuộc vui gượng gạo ấy đang lấy mất của mình những ngày nghỉ.
Chuyện ấy làm cô thất vọng não nề. Bởi, có một vấn đề trọng đại đã được đặt ra trong những ngày ngao du buồn tẻ. Cô nói: “Đến cả chuyện đó anh cũng không thể làm vì vợ, thì lấy gì để chứng tỏ anh ấy yêu mình đây?”.
Thực ra, cuộc sống nhiễu sự này thiếu gì những người đàn bà dằn vặt đau khổ, chỉ vì chồng không cùng mình xem một bộ phim, ăn một món ăn, đến một nơi nào đó… một cách vui vẻ? Diễm phúc từ một cuộc hôn nhân hoàn hảo nào đó, nơi mà mọi thứ đều nhịp nhàng, đồng điệu cứ khiến người ta tự “gọt giũa” mình đi, rồi đòi hỏi ở bạn đời những sự đồng lòng khiên cưỡng. Thế là, nếu vợ thích đi du lịch, chồng đương nhiên cũng phải thích ngao du. Nếu chồng thích xem kịch nói, thì vợ cũng phải từ bỏ mấy bộ phim cô thích để dành thời gian cho sở thích của bạn đời. Vậy mới đích thực là tình yêu?
Chuyện này khiến tôi cảm thấy tình yêu từ mấy trăm năm trước trong dụ ngôn của Rumi mới thật là hiện đại – khi nó không bắt một loài lưỡng cư phải từ bỏ ao hồ, hay một chú chuột phải lao xuống nước… một cách vui vẻ. Đành rằng, hôn nhân được khởi đi và duy trì bởi những đồng điệu nào đó giữa hai con người. Nhưng không ai có thể hoàn toàn chung sống trong mọi sở thích của một người khác, dù đó là bạn đời. Vì thế, sở thích, tự do là điều mà người ta không thể nhân danh một mối quan hệ nào để tước đoạt của người khác. Và, tất cả những khác biệt ấy chỉ là biểu hiện sức mạnh của đời sống riêng tư nơi bạn, chứ không phải minh chứng cho độ sâu đậm của bất kỳ một loại tình cảm nào.
Vậy mà, xưa nay, không chỉ những khác biệt, mà ngay cả những điều thuộc về quyền riêng tư tối thiểu của một con người cũng không dễ được bạn đời tôn trọng. Ví tiền, điện thoại di động, sổ tay cá nhân, các tài khoản online… thường được người ta đồng nhất với những điều được đồng sở hữu trong hôn nhân. Và mọi động thái bảo vệ quyền riêng tư, đều dễ trở thành biểu hiện của một thái độ chung sống tồi.
Trong cuộc nhậu khá say sưa, một người phụ nữ đã trút hết mọi khủng hoảng trong đời sống hôn nhân của chị. Xung đột bắt đầu ngay từ những ngày đầu tiên, khi anh đột ngột và ngang nhiên mở tung cửa lúc chị đang dùng phòng tắm. Hoảng hốt, chị hét lên như một phản xạ. Khi nhận thấy chồng mình không lỡ tay mở nhầm, chị chủ động đóng sầm cửa lại, rồi rưng rức khóc. Chị kể, suốt những ngày tháng sau này, chị cũng không bao giờ quen với việc có một ai đó bất ngờ mở cửa phòng tắm, dù đó là chồng chị. Anh lấy đó làm bực bội, rồi kết luận rằng chị không yêu chồng.
Đương nhiên, hình ảnh riêng tư của nhau sẽ chẳng còn xa lạ khi người ta đã là vợ chồng.Thế nhưng, một con người văn minh bất kỳ nào cũng đều có quyền từ chối hay đồng thuận mọi sự tác động lên hình ảnh và không gian riêng của họ. Và việc một người phụ nữ sốc, cảm thấy tổn thương khi bạn đời xâm phạm một cách thô lỗ vào không gian cá nhân của mình – là một việc không quá khác thường. Chỉ có một điểm khá trớ trêu, là tất cả những nỗ lực trân trọng và gìn giữ những riêng tư đẹp đẽ ấy, lại xung đột với thói quen sở hữu của hầu hết mọi người, trong mọi cuộc hôn nhân.
Tự bao giờ, người ta đã quên đi cách yêu một ai đó bằng tất cả những nét đẹp và những lô gic riêng của họ. Người ta quen nhân danh tình yêu mà can thiệp thô lỗ vào tinh cầu riêng tư đã khiến họ phải lòng trong những phút đầu của tình yêu. Để khi hôn nhân trở thành một “cam kết tình cảm” khiến ta bức bối, kiệt quệ, ta lại gào lên rằng “hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”.
Hôn nhân không giết chết tình yêu. Sự tù túng, ngột ngạt, và thậm chí kiệt quệ của một cuộc tình, là “sản phẩm” của những người tình ích kỷ. Chúng ta thường có cảm giác đã hoàn thành một điều gì đó vào ngày kết hôn, rồi mất hết động lực nuôi dưỡng, vun đắp, chỉ chăm chăm giữ gìn. Từ ngày thành hôn, chúng ta dần thu cho “sợi dây” ngắn lại, biến hôn nhân thành nấm mồ, rồi tự rơi vào đấy, chung thân…
Theo Baophunu
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ bản án hình sự 22 năm có dấu hiệu oan sai
Trong 22 năm qua, bị cáo Trần Văn Vót vẫn liên tục kêu oan và kiên quyết không ký vào bản nhận tội, vì cho rằng mình không có tội.
Thủ tướng đề nghị Viện trưởng Viện KSNDTC, Chánh án TANDTC xem xét lại bản án hình sự phúc thẩm được tuyên từ năm 1994 với bị cáo Trần Văn Vót có dấu hiệu oan sai.
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ án Trần Văn Vót. Ảnh: T.Hạnh
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có chỉ đạo đến Viện trưởng VKSNDTC và Chánh án TANDTC xem xét, giải quyết kiến nghị của GS.TS Nguyễn Lân Dũng về vụ án Trần Văn Vót (SN 1949, ngụ thôn Nhân Phúc, Phú Phúc, Lý Nhân, Hà Nam).
Thủ tướng nhận được thư của GS.TS Nguyễn Lân Dũng phản ánh về bản án hình sự phúc thẩm số 1030 ngày 27/8/1994 của tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đối với bị cáo Trần Văn Vót có dấu hiệu oan sai và kiến nghị xem xét lại.
Theo đó Thủ tướng đề nghị Viện trưởng VKSNDTC và Chánh án TANDTC chỉ đạo xem xét, giải quyết phản ánh, kiến nghị của GS.TS Nguyễn Lân Dũng đối với bản án phúc thẩm của bị cáo Trần Văn Vót theo quy định của pháp luật và thông báo cho Thủ tướng biết kết quả.
GS.TS Nguyễn Lân Dũng cho biết, trước khi nhận được phản hồi từ Thủ tướng, ông đã chuyển đơn kêu cứu của gia đình bị cáo Trần Văn Vót đến nhiều nơi nhưng không nhận được phản hồi.
Sau đó, báo Nông nghiệp Việt Nam đã vào cuộc điều tra. Bước đầu cho thấy vụ án có nhiều điểm chưa được làm rõ.
Đáng lưu ý, trong 22 năm qua, bị cáo Trần Văn Vót vẫn liên tục kêu oan và kiên quyết không ký vào bản nhận tội, vì cho rằng mình không có tội. Cũng chừng đó thời gian, bố của nạn nhân vẫn kêu oan cho hung thủ...
Theo điều tra của báo Nông nghiệp Việt Nam, mâu thuẫn đất đai giữa 2 làng Thanh Nga và Nhân Phúc (xã Phú Phúc) đã dẫn đến đỉnh điểm là vụ ném lựu đạn diễn ra vào ngày 29/11/1992 khiến anh Trần Văn Việt tử vong và 21 người bị thương.
Ngay sau đó, công an huyện Lý Nhân đã khởi tố vụ án hình sự "giết người" và "tàng trữ vũ khí trái phép", khởi tố bị can đối với Trần Văn Cự khi đó đã bỏ trốn về 2 hành vi trên, đồng thời ra lệnh truy nã Cự trên toàn quốc.
Tuy nhiên đến ngày 23/2/1993, Trần Ngọc Thanh (SN 1974) bị di lý về Công an tỉnh Nam Hà (nay là Hà Nam) để điều tra về hành vi "giết người". Kế tiếp đến 27/5/1993, Trần Văn Vót khi đó đang là Bí thư chi bộ xóm cũng bị bắt tại trụ sở UBND xã để phục vụ điều tra về hai hành vi "giết người" và "tàng trữ trái phép vũ khí".
Kết luận điều tra của Công an tỉnh Nam Hà ghi: Trần Văn Vót là người đã tàng trữ và đưa trái lựu đạn cho Trần Ngọc Thanh, để Thanh ném vào đám đông bà con xã viên Nhân Phúc gây nên cái chết cho anh Trần Văn Việt và làm bị thương 21 người.
Trần Văn Vót sau đó bị VKSND tỉnh Nam Hà truy tố về 4 tội: "Giết người","tàng trữ trái phép vũ khí", "phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế xã hội" và "gây rối trật tự công cộng", còn Trần Ngọc Thanh bị truy tố về hành vi "giết người".
Ngày 26/2/1994, Trần Văn Vót bị TAND tỉnh Nam Hà tuyên phạt tù chung thân vì 4 tội trên; Trần Ngọc Thanh bị tuyên 15 năm tù.
Tuy nhiên các nhân chứng và 21 người Nhân Phúc bị thương không được triệu tập, thân nhân của những bị cáo cũng không được vào tòa.
Từ ngày 25-27/8/1994, tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội phúc thẩm lại vụ án trên và tuyên y án sơ thẩm với bản án hình sự phúc thẩm số 1030.
Trong suốt 22 năm qua, cụ Trần Anh Điền (bố của nạn nhân Trần Văn Việt) liên tục kêu oan cho Trần Văn Vót và Trần Ngọc Thanh, với những chứng cứ như: Trần Ngọc Thanh không có mặt ở hiện trường khi xảy ra vụ án; 4 cán bộ công an huyện Lý Nhân có mặt ở hiện trường đã nhìn rõ lựu đạn được ném từ phía người Thanh Nga sang phía người Nhân Phúc.
Gia đình Trần Văn Vót sau đó cũng đã liên tiếp gửi đơn khiếu nại đến nhiều nơi nhưng tất cả đều chìm vào im lặng.
Trần Văn Vót là người đã có 18 năm quân ngũ, được tặng huân chương Chiến sỹ giải phóng hạng ba, huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng nhì, được Nhà nước Lào tặng thưởng huân chương chống Mỹ./.
Thúy Hạnh
Theo_VOV
Chồng MC Quỳnh Chi kháng cáo bản án không được nuôi con Thiếu gia miền Tây đi công tác nước ngoài nên không hay tòa xử vụ án ly hôn với vợ. Theo quy định, chồng MC Quỳnh Chi vẫn còn quyền kháng cáo và ông Chương đã làm điều này. Ngày 13/6, gia đình nữ doanh nhân Diệu Hiền cho biết, con trai của nữ đại gia đã lập ủy quyền từ Mỹ, giao...