Bán 9% vốn tại Vinamilk, SCIC muốn bán “càng cao càng tốt”
Thừa nhận hiện tại chưa có nhà đầu tư nào tiếp xúc “ngỏ ý” mua Vinamilk nhưng lãnh đạo SCIC vẫn khẳng định không lo bị ế” và kỳ vọng bán được mức giá cao khi thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam này.
(Ảnh minh hoạ),
Trao đổi với báo chí chiều ngày 23/9 về lộ trình thoái vốn tại CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), ông Nguyễn Đức Chi – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết, việc thực hiện thoái vốn tại “con bò sữa tỷ đô” này sẽ phải thực hiện theo lộ trình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho Nhà nước và đảm bảo ổn định phát triển cho doanh nghiệp.
“Vinamilk là doanh nghiệp lớn, việc thoái vốn có thể ảnh hưởng tới xã hội, thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Do đó, trong năm nay, SCIC sẽ thực hiện thoái vốn đợt 1 tại doanh nghiệp này với mức thoái vốn 9%, con số này đủ lớn để hấp dẫn nhà đầu tư và nếu bán theo lô thì cũng đảm bảo hiệu quả về giá”, ông Chi cho biết.
Theo lãnh đạo SCIC, về cách thức thoái vốn tại Vinamilk, sau khi chọn được tổ chức tư vấn, SCIC sẽ làm việc thêm để xem xét bán trọn lô, chào giá cạnh tranh và giao dịch thoả thuận nhằm đạt mức giá cao hơn khống chế theo quy định.
“Kỳ vọng sẽ bán được giá cao nhất có thể, càng cao càng tốt. Trong quá trình làm việc với tư vấn, chúng tôi sẽ đưa ra mức giá sàn và chắc chắn không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm đó. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Vinamilk sẽ không lựa chọn nhà đầu tư chiến lược mà chào bán công khai, khi bán cũng không đặt ra giới hạn nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài, cá nhân hay tổ chức miễn là có tiềm lực tài chính”, ông Chi nói.
Hiện SCIC cũng đang làm việc với một số nhà tư vấn cả trong nước và quốc tế để lựa chọn đơn vị tư vấn ngay trong tháng 9 này. Trong số các tổ chức được mời có những cái tên nổi bật như: Credit Suisse, HSBC, J.P. Morgan Chase, Nomura Holdings, vấn công ty tư vấn Rothschild. Bài viết cũng có đề cập tới 2 công ty chứng khoán trong nước nhận được lời mời tư vấn là Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), Công ty chứng khoán TPHCM (HSC)…
Ông Chi cũng cho biết, mức giá khởi điểm khi bán vốn sẽ căn cứ vào giá tham chiếu trên thị trường và tính toán các yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra là tính toán mức giá phù hợp chứ khó bán cho nhà đầu tư cao hơn giá trị thật vì họ chuyên nghiệp nên kì vọng công khai minh bạch.
Video đang HOT
Mặc dù, thừa nhận hiện tại chưa có nhà đầu tư nào tiếp xúc “ngỏ ý” mua Vinamilk nhưng ông Chi vẫn khẳng định không lo bị ế”.
“Hôm nay chúng ta mới nói câu chuyện bán 9% trong năm nay thì nhà đầu tư còn phải có thời gian nghiên cứu, cân nhắc bởi đây cũng là thương vụ lớn”, ông nhấn mạnh.
Nói về lo ngại bị mất thương hiệu nếu bán cho nhà đầu tư ngoài, ông Chi cho rằng: “Vinamilk là 1 thương hiệu lớn và giá trị rất cao, giá trị thực chưa tới 1 tỷ USD nhưng giá thị trường lên tới 9 tỷ USD, chả lẽ nhà đầu tư mua với giá như vậy lại bỏ đi. Dù vậy, Chính phủ cũng rất trăn trở và tất nhiên sẽ có chính sách khác nữa để giữ gìn thương hiệu Việt sau khi thoái vốn”.
Hiện SCIC đang sở hữu 44,7% vốn tại Vinamilk. Theo truyền thông quốc tế đưa tin trước đó, hiện Fraser & Neave Ltd. (F&N), tập đoàn đồ uống của tỷ phú giàu nhất Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi, hiện đã sở hữu 10,9% vốn Vinamilk và đang có ý định tiếp tục gia tăng sở hữu tại doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam này. Hiện người của F&N đã có một ghế trong HĐQT VNM.
Tại một cuộc họp báo cuối ngày 14/9, ông Đặng Quyết Tiến – Phó cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp Bộ Tài chính – cũng cho biết, SCIC đã lên kế hoạch và sẽ bắt đầu bán vốn của Vinamilk ngay trong năm 2016.
“Đương nhiên có thể bán một phần hoặc bán hết cổ phần tại Vinamilk tùy vào tình hình. Với doanh nghiệp lớn như Vinamilk thì cần lựa chọn bán trình tự làm sao để lợi ích Nhà nước đạt cao nhất. 9 doanh nghiệp còn lại sẽ lên kế hoạch để làm trong năm nay và đầu năm sau”, ông Tiến nói.
Vị lãnh đạo Cục này cũng cho biết, quy mô vốn Nhà nước tại Vinamilk lên tới trên dưới 100.000 tỷ đồng nên không thể bán ra thị trường và được hấp thụ ngay trong một lúc, mà có thể thực hiện nhiều lần. Nguyên tắc bán cổ phần vẫn phải đảm bảo công khai, minh bạch.
Phương Dung
Theo Dantri
SCIC đang mời tư vấn quốc tế, dự kiến thoái 10% cổ phần tại Vinamilk
Truyền thông nước ngoài đưa tin, phía Việt Nam đã đưa ra lời mời một số ngân hàng đầu tư nước ngoài tham gia tư vấn về việc bán cổ phần tại CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk). Số cổ phần bán ra khoảng 10% vốn điều lệ Vinamilk, tương đương giá trị thị trường 900 triệu USD.
(Ảnh minh hoạ),
Đây được coi là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy chính phủ Việt Nam đang rất nghiêm túc trong việc giảm vốn cổ phần nắm giữ tại các doanh nghiệp Nhà nước không cần chi phối.
Trong số các ngân hàng đầu tư nhận được lời mời của chính phủ Việt Nam có những cái tên nổi bật như Credit Suisse, HSBC, J.P. Morgan Chase, Nomura Holdings, vấn công ty tư vấn Rothschild. Bài viết cũng có đề cập tới 2 công ty chứng khoán trong nước nhận được lời mời tư vấn là Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC).
Hiện các bên liên quan từ chối đưa ra bình luận trong khi Vinamilk cho biết, kế hoạch bán vốn phụ thuộc vào SCIC.
Tổng công ty Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) hiện đang nắm giữ 45,06% cổ phần của Vinamilk và dự kiến sẽ bán khoảng 10%, trị giá khoảng 900 triệu USD. Số cổ phần còn lại sẽ được giảm dần theo từng giai đoạn.
Vinamilk hiện là công ty niêm yết lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá trị thị trường đạt gần 9 tỷ USD. Vinamilk tăng trưởng 21 lần về giá trị kể từ khi niêm yết trên thị trường chứng khoán vào một thập kỷ trước, cổ phiếu VNM cũng đã tăng 28% trong năm nay. Hồi tháng 7, Chính phủ cũng đã chấp thuận bỏ giới hạn tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại Vinamilk.
Trước đó, Bloomberg đưa tin, tỷ phú giàu nhất Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi thông qua công ty con Fraser&Neave (F&N) tại Singapore đang tìm cách cách thâu tóm các công ty đồ uống trong khu vực nhằm gia tăng vị thế của mình tại khu vực Đông Nam Á.
Theo ông Lee Meng Tat, Giám đốc điều hành mảng đồ uống không cồn của F&N, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) là một "mục tiêu tiềm năng". Vinamilk được đánh giá là "một ví dụ điển hình cho thấy F&N đang muốn hướng tới, bao gồm: một công ty có thị phần lớn, thương hiệu mạnh và một mạng lưới bán lẻ rộng khắp".
"Lý tưởng nhất vẫn là M&A", ông Lee cho biết. Đồng thời đề cập tới những nỗ lực để F&N tăng cường mở rộng trong khu vực Đông Nam Á, một thị trường tiềm năng nhưng F&N mới chỉ xếp thứ ba, sau Coca và Pepsi.
Vào hồi tháng 11 năm ngoái, từng rộ lên thông tin về Tập đoàn đồ uống lớn nhất Singapore là Frasser & Neave (F&N) gửi thư chào mua 45% cổ phần của SCIC tại Vinamilk với giá 4 tỷ USD. Thông tin này được đưa ra sau khi Chính phủ quyết định thoái toàn bộ vốn Nhà nước khỏi 10 doanh nghiệp lớn, trong đó có Vinamilk - vốn được mệnh danh là "quả trứng vàng tỷ USD" với mức cổ tức vài nghìn tỷ đồng mang lại mỗi năm.
Hiện F&N thông qua công ty con là F&N Dairy Investment đang là cổ đông lớn nhất của Vinamilk với tỷ lệ sở hữu 11%. Phân tích tại thời điểm đó, giới chuyên gia cho biết, nếu mua thêm 45% cổ phần của Vinamilk, F&N sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 56%, "thừa" để nắm quyền chi phí doanh nghiệp dẫn đầu ngành sữa của Việt Nam.
Tại một cuộc họp báo cuối ngày 14/9, ông Đặng Quyết Tiến - Phó cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp Bộ Tài chính - cho biết, SCIC đã lên kế hoạch và sẽ bắt đầu bán vốn của Vinamilk ngay trong năm 2016.
"Đương nhiên có thể bán một phần hoặc bán hết cổ phần tại Vinamilk tùy vào tình hình. Với doanh nghiệp lớn như Vinamilk thì cần lựa chọn bán trình tự làm sao để lợi ích Nhà nước đạt cao nhất. 9 doanh nghiệp còn lại sẽ lên kế hoạch để làm trong năm nay và đầu năm sau", ông Tiến nói.
Vị lãnh đạo Cục này cũng cho biết, quy mô vốn Nhà nước tại Vinamilk lên tới trên dưới 100.000 tỷ đồng nên không thể bán ra thị trường và được hấp thụ ngay trong một lúc, mà có thể thực hiện nhiều lần. Nguyên tắc bán cổ phần vẫn phải đảm bảo công khai, minh bạch.
Phương Dung
Theo Dantri
SCIC và câu chuyện nới room lên 100% của Vinamilk Câu chuyện nới room cho nhà đầu tư nước ngoài lên 100% của Vinamilk lại nóng lên trước thềm đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của doanh nghiệp này. Mấu chốt của vấn đề là chờ xem SCIC thoái vốn như thế nào. Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2016 vào ngày 21.5 tới....