Bắn 100 tên lửa, Trung Quốc có làm đối thủ sợ hãi?
Trung Quốc vừa tung ra hơn 100 tàu, hàng chục máy bay và bắn gần 100 quả tên lửa để doạ dẫm Nhật Bản. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là liệu hành động quân sự gây giật mình trên của Bắc Kinh có khiến đối thủ Tokyo sợ hãi?
Ảnh minh họa
Trung Quốc tập trận rầm rộ răn đe nước láng giềng
Trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa Bắc Kinh và Tokyo leo thang, quân đội Trung Quốc hôm qua (27/8) đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân và không quân bắn đạn thật trên quy mô lớn ở biển Hoa Đông. Đây là khu vực biển chứng kiến cuộc đối đầu gay gắt giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á vì tranh chấp quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Không cho biết rõ sự phối hợp giữa các lực lượng cũng như địa điểm chính xác diễn ra cuộc tập trận, hãng thông tấn Tân Hoa xã của Trung Quốc chỉ cho biết, cuộc tập trận rầm rộ của nước họ có sự tham gia của hơn 100 tàu và hàng chục máy bay. Gần 100 quả tên lửa đã được bắn đi và cuộc tập trận này còn huy động cả các đơn vị chiến tranh thông tin.
Đây là cuộc tập trận hàng hải bắn đạn thật thứ ba mà Trung Quốc tổ chức ở các vùng biển chỉ trong vòng có 2 tháng qua. Hai cuộc tập trận tương tự trước đó diễn ra ở biển Hoàng Hải và Biển Đông.
Việc Tokyo thay đổi chính sách quân sự được cho là xuất phát một phần từ sức ép của Mỹ. Siêu cường số 1 thế giới đang thúc đẩy đồng minh Nhật Bản đảm nhận một vai trò lớn hơn, mạnh mẽ hơn trong việc chống lại cái mà họ gọi là sự nổi lên ngày một “hung hăng, hiếu chiến” của Trung Quốc.Cuộc tập trận trận của Trung Quốc ở biển Hoa Đông diễn ra trong bối cảnh chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe đang tích cực và nỗ lực mở rộng vai trò quân sự của Nhật Bản ra bên ngoài, khiến Bắc Kinh cảm thấy lo ngại và bất an.
Bản thân Nhật Bản cũng muốn điều chỉnh hiến pháp hoà bình theo hướng đem đến một vai trò chủ động hơn cho quân đội nước này khi mà Tokyo đang vấp phải sự thách thức rất lớn từ nước láng giềng Bắc Kinh. Điều này được thể hiện qua cuộc đối đầu gay gắt, không nhân nhượng giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản trong thời gian qua vì cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Ngoài cuộc tập trận trên, Trung Quốc cũng đang diễn tập quân sự chung với Nga ở Biển Nhật Bản – một động thái được xem là một dấu hiệu mới trong quan hệ hợp tác ngày càng gắn bó giữa Nga và Trung Quốc.
Nhật Bản có sợ hãi trước “đòn” răn đe của Trung Quốc?
Với sức mạnh quân sự ngang ngửa, nếu không nói là có phần vượt trội hơn, Nhật Bản đương nhiên là không dễ dàng bị Trung Quốc “bắt vía” như vậy. Cũng như mọi cuộc đối đầu khác, Nhật Bản luôn nhanh chóng có đòn đáp trả, thể hiện sự thách thức quyết liệt trước nước láng giềng Trung Quốc.
Video đang HOT
Khi Trung Quốc đang tập trận rầm rộ ở biển Hoa Đông, Nhật Bản hôm qua đã hạ thuỷ chiếc tàu chiến khổng lồ thứ hai và cũng là cuối cùng trong lớp tàu Izumo – chiếc tàu chiến lớn nhất của Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Con tàu mang tên Kaga với trọng lượng nước rẽ là 24.000 tấn dự kiến sẽ được đưa vào biên chế quân đội Nhật Bản vào tháng 3 năm 2017. Con tàu này được đặt tên theo chiếc tàu sân bay thời thế chiến II từng tham gia vào trận chiến Trân Châu Cảng nổi tiếng.
Tàu Kaga là chiếc tàu chiến thứ hai cùng loại với tàu Izumo. Tàu Izumo được hạ thuỷ vào tháng 8 năm 2013 và vừa được đưa vào biên chế trong Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản hồi tháng Ba.
Tokyo cho biết, vai trò chính của hai chiếc tàu chiến khổng lồ của nước này chủ yếu là phục vụ cho các mục đích hoà bình, trong đó có các chiến dịch cứu trở thảm hoạ và nhân đạo.
Các nước láng giềng cũng như đối thủ của Nhật Bản tỏ ra hoài nghi về giá trị của hai chiếc tàu nói trên với tư cách là những con tàu chỉ mang tính phòng vệ. Họ nói rằng, do quy mô và cấu tạo trên bong tàu, hai tàu Kaga và Izumo có thể thực hiện chức năng như một tàu sân bay và được xem như là thứ vũ khí tấn công.
Kaga có thể mang được 7 chiếc trực thăng tuần tra chống tàu ngầm – loại trực thăng có thể phát hiện ra những chiếc tàu ngầm tinh vi của Trung Quốc.
Trong khi đó, chiếc tàu Izumo hùng dũng dài 250m và có trọng lượng nước rẽ là 27.000 tấn có thể mang tới 14 chiếc trực thăng.
Cả hai con tàu trên đều giúp Nhật Bản “nâng cao năng lực đối phó với tàu ngầm Trung Quốc”.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư gồm 5 hòn đảo nằm cách đảo Okinawa, phía nam Nhật Bản, khoảng 160km, và cách Vùng lãnh thổ Đài Loan khoảng 200km. Chùm đảo nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan này chưa có người sinh sống nhưng lại sở hữu nguồn cá dồi dào và được cho là chứa một nguồn trữ lượng dầu mỏ khổng lồ. Nó cũng nằm gần với các tuyến đường biển quan trọng. Cả Nhật Bản, Trung Quốc và Vùng lãnh thổ Đài Loan đều đòi chủ quyền đối với quần đảo ở biển Hoa Đông mà Tokyo gọi là Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, còn Đài Loan gọi là Tiaoyutai.Mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á đang xấu đi một cách nghiêm trọng vì cuộc tranh chấp nóng bỏng xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Kể từ sau khi Tokyo quyết định mua lại 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9 năm 2012. Kể từ khi đó, Nhật Bản bắt đầu có nhiều động thái quân sự cho việc chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với Trung Quốc.
Nhật Bản đã kiểm soát những hòn đảo nhỏ chưa có người sinh sống ở biển Hoa Đông từ năm 1895 và đặt tên cho nhóm đảo nhỏ này là quần đảo Senkaku. Từ 1945-1972, Mỹ quản lý quần đảo này và sau đó trả về cho phía Nhật Bản. Hiện tại, Tokyo đang kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư nhưng Trung Quốc không chấp nhận điều đó. Cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo này là nguyên nhân chính khiến quan hệ Trung Nhật thường xuyên rơi vào căng thẳng.
Vân Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Donald Trump gây sốc nhưng vẫn được bầu chọn cao
Trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm 19/8, ông Trump cho biết bà Hillary Clinton không phải là mối lo ngại hiện tại của ông.
Ông dự đoán trong thời gian tới, bà Hillary sẽ phải vật lộn để vượt qua cuộc điều tra về những thông tin mật trong email cá nhân của bà, cũng như số tiền bà thu được trong các bài phát biểu kể từ khi rời khỏi nhiệm sở.
Ông Trump thừa nhận tuy bà Hillary không bị nêu đích danh trong vụ lùm xùm trên, nhưng ông vẫn cho rằng bà có tội.
"FBI đã vào cuộc, và họ chỉ điều tra những vụ phạm tội mà thôi" - ông Trump cho biết. "Có thể là ai đó trong số những nhân viên của bà (Hillary). Nhưng cứ nhìn xem, dù có là tội hình sự hay là một cái gì khác, thì người dính líu tới nó cũng không được chấp nhận để trở thành Tổng thống".
Tỷ phú Donald Trump vốn là niềm hy vọng của đảng Cộng hòa kể từ khi chính thức công bố sẽ tham gia tranh cử tổng thống Mỹ 2016. Tuy nhiên, đảng này đôi lúc đã buộc phải lên tiếng kiềm chế ông trong những lần xuất hiện trước công chúng.
Ông Trump cho biết bà Hillary Clinton không phải là mối lo ngại hiện tại của ông.
Ngay đầu chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump từng gây sốc khi phát ngôn ông McCain "không phải anh hùng thời chiến" mà chỉ được người Mỹ tung hô là anh hùng bởi vì ông bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
"Ông ấy không phải là anh hùng chiến tranh", ông Trump nói. "Ông ấy là anh hùng chiến tranh vì đã bị bắt nhưng tôi thích những người chưa từng bị bắt".
Sau đó, do vấp phải dư luận lớn, ông Trump đã buộc phải xuống nước và dịu giọng khi nói về Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa này. "Tôi tôn trọng thượng nghị sĩ McCain. Tôi từng rất mến ông ấy".
Chưa hết, trong một bài bình luận đăng trên báo USA Today hôm 19/7, ông Trump đã mỉa mai các ứng viên cùng đảng vì chỉ trích mình: "Nhiều đối thủ cùng chạy đua với tôi không có kinh nghiệm tranh cử tổng thống. Tôi không cần bất cứ ai trong số họ dạy dỗ. Nhiều người trong bọn họ hoặc thất bại trên chính trường hoặc không có cửa thành công trong kinh doanh".
Còn hôm 7/8 vừa qua, ông đã gặp phải nhiều chỉ trích sau khi ông cho rằng, Megyn Kelly, người điều tiết buổi tranh luận tuần trước, đã quá khắt khe với mình bởi bà đang trong "kỳ kinh nguyệt".
Trong buổi tranh luận của các ứng viên tổng thống đảng Cộng hoà, Donald Trump đã không thoải mái khi Megyn Kelly hỏi ông về những lời lẽ thô tục mà ông từng nói về phụ nữ trước đó.
Khi được CNN hỏi về Kelly, ông Trump nhận xét: "Mọi người có thể nhìn thấy máu từ đôi mắt của cô ấy, máu từ khắp nơi trên người cô". Lời nhận xét đó làm dấy lên một làn sóng tức giận đối với ông Trump.
Tuy có nhiều phát ngôn gây sốc nhưng ông Trump vẫn được số phiếu bầu cao hơn.
Tuy là vậy nhưng tỷ phú này hiện đang dẫn đầu về số phiếu tranh cử so với những đối thủ khác. Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận mới nhất được CNN/ORC công bố ngày 19/8 cho biết với việc nhận được 24% số phiếu ủng hộ trong nhóm các cử tri đã đăng ký bỏ phiếu, tỷ phú Trump hiện bỏ khá xa đối thủ cạnh tranh gần nhất trong đảng Cộng hòa là cựu Thống đốc Florida Jeb Bush - chỉ nhận được 13% số ý kiến ủng hộ.
Các đối thủ khác thậm chí còn bị bỏ lại với cách biệt xa hơn như bác sỹ phẫu thuật về hưu Ben Carson với 9%, Thượng nghị sỹ bang Florida Marco Rubio và Thống đốc bang Wisconsin Scott Walker cùng được 8%, Thượng nghị sỹ bang Kentucky Rand Paul 6% và Thượng nghị sỹ bang Texas Ted Cruz 5%...
Trong tổng số cử tri Cộng hòa và cử tri độc lập có xu thế ủng hộ đảng này, 58% số người được hỏi tuyên bố ủng hộ tỷ phú Trump, tăng khá mạnh so với 50% số người ủng hộ của cuộc thăm dò hồi tháng trước.
Tại hai bang có ý nghĩa quan trọng đối với "những chú voi" là Iowa và New Hampshire, ông Trump cũng đang dẫn điểm.
So với các đối thủ, tỷ phú này nhận được tín nhiệm cao hơn trong cách xử lý các vấn đề then chốt, khi 45% cử tri Cộng hòa tin tưởng ông về kinh tế, 44% ủng hộ cách giải quyết của ông trong vấn đề chính sách nhập cư.
Phương Thanh (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc xoa dịu láng giềng về tranh chấp Biển Đông Trung Quốc hứa hẹn sẽ tăng cường hợp tác và đàm phán với các nước láng giềng ASEAN để xoa dịu tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc hứa hẹn sẽ tăng cường hợp tác và đàm phán với các nước láng giềng ASEAN để xoa dịu tranh chấp Biển Đông. Liên quan đến tranh chấp Biển Đông, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN...