Bán 10 trái bắp giá 50 ngàn, nhưng khi mua số lượng lớn, cô gái lại tính tiền như thế này khiến dân mạng “té ngửa”
Thường thì mua càng nhiều, khách hàng càng được ưu đãi giá thành rẻ hơn, ấy vậy nhưng vẫn có những pha tính tiền siêu hài hước của các chị em bán hàng online khiến cộng đồng mạng được phen cười thích thú.
Người bán hàng nào chẳng muốn có những chiêu bài để thu hút khách hàng, mà ưu đãi mua càng nhiều càng được hạ giá thành, tuy cũ nhưng luôn luôn được người buôn bán từ truyền thống cho đến hình thức bán qua mạng tin dùng.
Cộng đồng mạng được một phen cười ra nước mắt với cô gái bán bắp (ngô) Mỹ cùng màn chào hàng rất nhiệt tình.
Với nội dùng mua 10 bắp sẽ có giá 50.000 đồng, tức là nếu khách hàng mua 10 bắp sẽ được giá 5.000 đồng/bắp. Nhưng nội dung tiếp theo mới hết sức khôi hài, đó là nếu mua 50 bắp sẽ có giá 400.000 đồng, vậy tức là mua 50 bắp thì khách hàng phải trả đến 8.000 đồng/bắp.
Màn chào hàng vui nhộn của một cô gái bán hàng online.
Hài hước nữa là khi một khách mua hàng đặt nghi vấn với chủ hàng thì cô gái vẫn hồn nhiên xác nhận giá thành đó là chính xác, thậm chí còn “hồn nhiên” thông báo hàng của mình đã tạm hết.
Pha ưu đãi “siêu khủng” này đã làm dân cư mạng cười ra nước mắt, ưu đãi này chẳng khác mấy với chương trình “mua một tặng một tính tiền hai” siêu kinh điển.
Trước đây, cộng đồng mạng cũng được một pha giải trí hết sức vui nhộn của một cô gái bán mỹ phẩm có tên T.M, một cô gái khá nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook.
Video đang HOT
Trong một buổi livestream bán hàng mỹ phẩm dưỡng da, khi có khách hỏi về giá cả, cô gái ngay lập tức trả lời rất hài hước: “Ủa chứ nhiêu? Tự nhiên vô đây 550.000 đồng chia 2 bằng 225.000 đồng. Ủa chứ nhiêu? Ủa chứ nhiêu ta? 550.000 đồng chia 2 bằng 275.000 đồng. Thôi chết rồi M. xin lỗi, xin lỗi nhiều!”.
Cô gái bán hàng online T.M từng gây sôi động cộng đồng mạng vì màn tính tiền “hết hồn” của mình.
Trong vài giây bối rối cô gái đã quên mất kiến thức cấp tiểu học của mình, không những thế còn lỡ miệng lớn tiếng với khách hàng. Câu chuyện này đã khiến cộng đồng mạng chia sẻ vì tính hài hước của nó một thời gian khá dài. Thậm chí pha tính tiền khôi hài này của cô gái T.M còn trở thành trào lưu của giới trẻ.
Theo Helino
Cách giúp trẻ vị thành niên phân biệt tin tức giả trên mạng
Phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ kiểm tra mục "Giới thiệu về chúng tôi" trên mỗi trang web để tìm hiểu về người sản xuất nội dung.
Trẻ vị thành niên am hiểu công nghệ kỹ thuật số, nhưng lại không có kiến thức để phân biệt tin thật, tin giả. Khi không hiểu hết tác động của phương tiện truyền thông hoặc các thông điệp, trẻ có thể chịu một số tổn thương sau đây.
Trẻ không hài lòng về cơ thể mình. Các nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên thiếu kiến thức truyền thông cơ bản có xu hướng không hài lòng về cơ thể mình sau khi xem hình ảnh về người nổi tiếng. Các em không nhận ra những bức ảnh đó được photoshop để xây dựng hình ảnh hoàn mỹ cho người nổi tiếng.
Thanh thiếu niên thường không nhận ra tin tức về sản phẩm mình mua là tin tiếp thị để thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
Trẻ cũng có thể gặp vấn đề sức khỏe, bởi các nhà tiếp thị thường sử dụng thủ thuật để thu hút khách hàng thực hiện hành vi không lành mạnh, nhưng coi đó là việc làm tốt. Ví dụ đồ ăn vặt có thể được quảng cáo là "đem lại niềm vui", uống bia rượu được miêu tả là "mát mẻ".
Ảnh: Storyblooks.
Điều quan trọng là phụ huynh cần dành thời gian nói chuyện với con về tin tức và cách vận động của truyền thông. Nghiên cứu cho thấy trẻ em được dạy các kỹ năng nhận định truyền thông cơ bản sẽ tránh được tác động có hại nhiều hơn trẻ không được hướng dẫn.
Để dạy con đánh giá thông tin một cách hiệu quả, phụ huynh có thể áp dụng bảy phương pháp sau ngay từ khi con bạn còn nhỏ.
1. Khuyến khích tư duy phê phán
Phụ huynh hãy khuyến khích con đặt câu hỏi về nội dung tin tức mà chúng đọc. Hãy yêu cầu con luôn xem xét ai là người sáng tác nội dung và tự hỏi tại sao người đó lại viết thông tin này.
2. Thảo luận về cách thức quảng cáo
Cha mẹ nên nói với con về chiến thuật các thương hiệu thường sử dụng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Ví dụ, các thông điệp thường xuất hiện như hứa hẹn sản phẩm giúp khách hàng trở nên đẹp hơn hoặc được nhiều người biết đến.
3. Thảo luận về động cơ trong việc sáng tạo nội dung
Bạn nên chia sẻ với con về động cơ của người sáng tạo nội dung. Ví dụ, nhiều người nổi tiếng có thể được trả tiền khi có người đọc bài viết quảng cáo sản phẩm của họ. Hoặc những tiêu đề giật gân, gây tò mò có thể là mồi nhử để tăng lượt xem, nhưng nội dung bên trong không đảm bảo chất lượng.
4. Dạy con cách kiểm tra thông tin
Phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ kiểm tra mục "Giới thiệu về chúng tôi" trên mỗi trang web con đọc để tìm hiểu về người sản xuất nội dung. Ngoài ra, dạy trẻ cách đánh giá một bức hình. Một bức ảnh được ghép nối với một bài báo không có nghĩa là ảnh chụp tại sự kiện đang được thảo luận trong câu chuyện.
5. So sánh các nguồn thông tin
Phụ huynh hãy dạy trẻ so sánh các nguồn thông tin trước khi tin vào một tin tức bất kỳ. Hướng dẫn trẻ tìm thông tin trên nhiều trang báo, nhiều nguồn hoặc tìm nguồn gốc của thông tin.
6. Nắm bắt những trang cung cấp thông tin của trẻ
Bạn nên biết những trang mạng xã hội con sử dụng và theo dõi hoạt động trực tuyến của con. Ngoài ra, hãy chú ý đến những bộ phim con bạn đang xem và những bài hát chúng thích. Càng biết nhiều về những gì trẻ tiếp nhận, bạn sẽ được trang bị kiến thức tốt hơn để thảo luận cùng con về truyền thông.
7. Cùng con xem các trang web
Hãy cùng con xem xét các trang web tin tức phổ biến và hướng dẫn con cách phân biệt giữa tin tức và nội dung được tài trợ. Sau đó, cha mẹ hãy cùng con thảo luận về những thông điệp thu nhận được.
Tú Anh
Theo Verywell Family/VNE
Đường sắt lắp wifi trên tàu, nhắn tin tới khách khi có sự cố xảy ra Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đang nghiên cứu để triển khai lắp đặt wifi trên tất cả đoàn tàu khách Bắc-Nam trong năm nay. Các đoàn tàu Bắc-Nam sẽ được triển khai lắp đặt wifi trong năm 2019. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam ) Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) sẽ triển khai và...