Bám sát nhiệm vụ, bảo đảm đúng, đủ, kịp thời cho mọi hoạt động
Quân khu 2 là địa bàn chiến lược, miền núi, dân tộc, có 1.454km đường biên giới trên bộ với Trung Quốc và Lào, kinh tế- xã hội chậm phát triển, đường sá đi lại khó khăn, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra… gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng huy động hậu cần tại chỗ phục vụ quốc phòng.
Với tinh thần tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, ngành hậu cần Quân khu 2 kịp thời bám sát tình hình; tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, bảo đảm tốt công tác hậu cần cho các nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của LLVT quân khu.
Xuất phát từ mục tiêu Phong trào thi đua (PTTĐ) “Ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” lần thứ V (giai đoạn 2015-2020), ngành hậu cần Quân khu 2 luôn tích cực nghiên cứu, học hỏi; làm tốt công tác giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ chuyên môn cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hậu cần ở các cấp, gắn với xây dựng và nhân rộng các mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo, hướng vào thực hiện tốt các mục tiêu bảo đảm đầy đủ hậu cần trong nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất; quản lý, sử dụng tốt cơ sở vật chất hậu cần, tài chính; xây dựng ngành hậu cần vững mạnh về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu xây dựng LLVT quân khu vững mạnh toàn diện.
Huấn luyện vận tải chiến đấu ở Trung đoàn 652, Quân khu 2. Ảnh: ĐỨC HANH.
Video đang HOT
Một trong những việc thể hiện rõ tinh thần “làm theo lời Bác Hồ dạy” của ngành hậu cần quân khu là luôn bảo đảm tốt công tác hậu cần cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ). Đây vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ trọng tâm của ngành hậu cần quân khu trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Do vậy, đòi hỏi công tác hậu cần vừa phải bảo đảm đầy đủ, kịp thời cho LLVT tác chiến thắng lợi, vừa phải bảo toàn được lực lượng cung cấp, bảo đảm đủ khả năng đối phó với chiến tranh công nghệ cao của đối phương. Để thực hiện tốt yêu cầu đó, ngành hậu cần quân khu đã luôn cập nhật tình hình, bám sát nhiệm vụ quân sự-quốc phòng, chủ động điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn kiện hậu cần SSCĐ, văn kiện hậu cần bảo đảm cho tác chiến và các kế hoạch hậu cần phòng, chống, ứng phó với sự cố, thiên tai, thảm họa…; đồng thời tổ chức luyện tập các phương án sát tình huống, nâng cao khả năng chỉ huy, điều hành và thực hành bảo đảm cho các nhiệm vụ. Hằng năm, ngành hậu cần đều bảo đảm đầy đủ, kịp thời mọi mặt hậu cần cho nhiệm vụ SSCĐ, luyện tập, diễn tập và các nhiệm vụ đột xuất khác của quân khu, nhất là trong diễn tập KVPT các tỉnh, diễn tập chiến thuật, động viên, diễn tập tác chiến chiến lược; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị lớn của Đảng, Nhà nước, quân khu và các địa phương, đơn vị. Qua đó, đã rút ra những kinh nghiệm thiết thực về chỉ đạo bảo đảm hậu cần cho SSCĐ và các nhiệm vụ đột xuất khác, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra. Bên cạnh đó, trong công tác đối ngoại quốc phòng, ngành hậu cần quân khu đã tích cực, chủ động với phương châm “giúp bạn là tự giúp mình” để góp phần bảo đảm hậu cần theo nhu cầu của Bộ CHQS các tỉnh Bắc Lào như xây dựng các trạm xá, đầu tư trang bị vật tư y tế và chia sẻ thông tin về phòng, chống dịch Covid-19 cho các đơn vị bạn.
Để cụ thể hóa quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân, hậu cần nhân dân, ngành hậu cần Quân khu 2 đã chỉ đạo bộ CHQS 9 tỉnh, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương thành lập hội đồng cung cấp KVPT, xây dựng lực lượng hậu cần quân sự, hậu cần nhân dân địa phương, cơ sở hậu cần tại chỗ, bảo đảm nhân lực, vật lực, tài chính cho nhiệm vụ quốc phòng và tạo nguồn vật chất, kinh phí bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện và xử trí các tình huống khẩn cấp về QPAN. Tham gia thẩm định, xây dựng, thực hiện các quy hoạch, đề án, kế hoạch… phát triển KT-XH, sử dụng đất quốc phòng, xây dựng căn cứ hậu cần, căn cứ hậu phương, thế trận hậu cần KVPT; tổ chức diễn tập, phòng, chống lụt bão, cháy rừng có hiệu quả. Công tác kết hợp quân dân y và các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo, trồng cây, gây rừng, Phong trào “Quân đội chung tay xây dựng nông thôn mới”… được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; xây dựng thế trận lòng dân, tạo ra tiềm lực, thế trận hậu cần trong KVPT liên hoàn, vững chắc và rộng khắp.
Để giữ ổn định, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống bộ đội, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp: Phân cấp tạo nguồn hợp lý, duy trì hoạt động có hiệu quả hội đồng (ban) giá ở các cấp, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tiêu chuẩn tiền ăn của bộ đội; đẩy mạnh tăng gia sản xuất (TGSX), nâng cao chất lượng chế biến lương thực, thực phẩm; duy trì các trạm xay xát, chế biến tập trung… Phát huy quan điểm tự lực, tự cường trong công tác hậu cần theo lời Bác Hồ dạy: “… Phải thực hành tự túc, tự cấp bằng cách thiết thực tăng gia sản xuất..”, các cơ quan, đơn vị ở 3 cấp (tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn và bộ CHQS tỉnh) trong quân khu đều tập trung đẩy mạnh TGSX theo mô hình 5 cơ bản, thực hiện thâm canh, chuyên canh, đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp; chủ động tự túc về vật nuôi, cây giống và áp dụng khoa học-kỹ thuật vào TGSX, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, có giá rẻ hơn giá thị trường từ 10 đến 15%. Cùng với công tác bảo đảm quân nhu, công tác bảo đảm quân trang cũng được ngành hậu cần quân khu chủ động tạo nguồn, tổ chức tiếp nhận, sản xuất, cấp phát bảo đảm đầy đủ, đồng bộ cho các đối tượng, đáp ứng yêu cầu SSCĐ và xây dựng chính quy.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cũng được cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả. Thực hiện tốt yêu cầu xây dựng hình ảnh người chiến sĩ quân y “Sáng về y đức, sâu về y lý, giỏi về y thuật” với PTTĐ “Xây dựng đơn vị quân y 5 tốt”, “Chiến sĩ quân y làm theo lời Bác”. Chủ động phối hợp với y tế địa phương tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tư vấn sức khỏe cho các đối tượng chính sách và nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh ở nhiều nơi trên thế giới liên tục xảy ra, diễn biến phức tạp như: Dịch cúm A H5N1, H1N1, não mô cầu, dịch sởi, Rubella, Covid-19… nhưng đội ngũ y sĩ, bác sĩ ở các cơ quan, đơn vị và bệnh viện của quân khu luôn tích cực cập nhật, theo dõi, kịp thời tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chỉ huy các cấp triển khai nhiều biện pháp phòng, chống có hiệu quả. Nhờ vậy, toàn quân khu không có dịch bệnh xảy ra; chất lượng thu dung điều trị ở các tuyến luôn được nâng lên.
Công tác quản lý, sử dụng cơ sở vật chất-hậu cần tài chính và xây dựng ngành hậu cần vững mạnh về mọi mặt cũng là những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng mà ngành hậu cần quân khu đặc biệt quan tâm. Thấm nhuần lời dạy của Bác về “cần, kiệm, liêm, chính”, cấp ủy, chỉ huy các cấp luôn quan tâm lãnh đạo giáo dục, quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ nắm chắc các chỉ thị, nghị quyết của trên; triển khai nhiều biện pháp thực hành tiết kiệm trong công tác hậu cần, nhất là công tác xây dựng cơ bản ngay từ khâu quy hoạch, khảo sát, lập dự án, thiết kế, thi công và đưa vào khai thác sử dụng, bảo đảm tiết kiệm, đúng mục đích, không để sai sót, lãng phí. Thông qua việc phân cấp quản lý và công khai hóa các tiêu chuẩn, chế độ, nguồn thu để tăng cường công tác công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm chặt chẽ, minh bạch. Đây cũng là cơ sở để ngành hậu cần quân khu xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên hậu cần vừa “hồng”, vừa “chuyên”, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp và khả năng SSCĐ của LLVT Quân khu 2 trong thời kỳ đổi mới.
Vào chuỗi liên kết, hội viên thêm vốn, kinh nghiệm
Từ phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi do Hội ND phát động, hội viên nông dân trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy lợi thế của địa phương.
Ông Nguyễn Đăng Hệ - Chủ tịch Hội ND huyện Lương Tài cho biết: Những năm qua, Hội ND huyện Lương Tài đã chú trọng nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Hàng năm, số hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp liên tục tăng lên.
Chị Nguyễn Thị Hường ở xã Phú Hoà có thu nhập cao nhờ tham gia chuỗi liên kết nuôi thỏ xuất bán cho Nhật Bản. Ảnh: Đức Thịnh
Riêng năm 2019, toàn huyện có 7.621 hộ hội viên tham gia đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp. Qua bình xét đã có 6.072 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp (đạt gần 80% hộ đăng ký). Trong đó, cấp Trung ương: 50 hộ; cấp tỉnh: 178 hộ; cấp huyện: 859 hộ; cấp cơ sở: 4.985 hộ.
Từ phong trào nông dân thi đua SXKD, nông dân huyện Lương Tài đã hăng hái thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế giỏi. Đáng chú ý, nhiều nông dân giỏi đã mạnh dạn liên kết với doanh nghiệp hình thành nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị như: Mô hình trồng cà rốt tại xã Minh Tân, Lai Hạ; mô hình nuôi thỏ bán cho Nhật Bản ở xã Phú Hoà;...
Theo Chủ tịch Hội ND huyện Lương Tài, để nông dân tích cực tham gia phong trào, các cấp Hội đã đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tư vấn, dạy nghề, dịch vụ hỗ trợ nông dân. Cụ thể: Năm 2019 và quý I/2020, Hội ND huyện tổ chức 60 buổi tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho hơn 11.000 lượt hội viên tham dự; thực hiện cung ứng 350 tấn phân bón theo hình thức trả chậm cho nông dân phát triển sản xuất.
Ngoài ra, để giúp người nông dân có thêm vốn đầu tư sản xuất, Hội ND huyện chủ động tham mưu, đề nghị UBND huyện cấp bổ sung kinh phí hàng năm cho Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện; thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ do Trung ương Hội và Hội ND tỉnh ủy thác với tổng số vốn đạt trên 7 tỷ đồng. Đồng thời, Hội ND huyện đã phối hợp với các ngân hàng: Chính sách xã hội và NNPTNT để nhận ủy thác, thực hiện cho vay. Tổng dư nợ các ngân hàng đến nay đạt 93,475 tỷ đồng cho 3.159 hộ vay.
Cùng với đó, Hội cũng hướng dẫn, khuyến khích các địa phương thành lập 3 HTX, 14 tổ hợp tác xã và duy trì hoạt động hiệu quả của các mô hình dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế ở 14/14 cơ sở Hội... để giúp nông dân định hướng sản xuất.
Học và làm theo Bác: Đem lợi ích thiết thực đến nông dân Với nhiều giải pháp thiết thực, đặc biệt thông qua các phong trào thi đua, Hội Nông dân (ND) huyện Tam Đường (Lai Châu) thiết thực đưa Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào cuộc sống. Tuyên truyền lồng ghép Xác định học tập và...