“Bấm nút cho điều luật chưa có hiệu lực đã phải sửa, tôi thấy có lỗi và xấu hổ”!
Các đại biểu Quốc hội của TPHCM (địa bàn nhiều công nhân ngừng việc tập thể để phản ứng điều luật hạn chế quyền nhận bảo hiểm một lần dù luật vẫn chưa có hiệu lực thi hành) cùng đồng thanh nhận lỗi vì đã nể nang, biểu quyết thông qua quy định chưa thực tế, khả thi…
Tổ thảo luận của đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM.
Phiên thảo luận về việc sửa Điều 60 luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tại đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM “căng” về thời lượng và “nặng” vì tâm tư. Các đại biểu TPHCM có hướng nhìn nhận, đánh giá khác nhiều so với không khí chung – nhấn mạnh tính đúng đắn, nhân văn của điều luật, đồng ý sửa vì tôn trọng nguyện vọng của nhiều người lao động chứ không phải vì việc làm luật chưa thấu đáo, sửa nhưng phải gắn với lộ trình tiến tới thực hiện quy định.
Đại biểu Trần Thanh Hải (Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) bác bỏ hướng phân tích cho rằng quy định mới gặp phản ứng vì tuyên truyền chưa tốt nên người lao động không hiểu được ý nghĩa của việc thụ hưởng lâu dài khi đóng bảo hiểm đủ 20 năm để được nhận lương hưu khi hết tuổi làm việc.
Theo ông Hải, báo cáo đề xuất sửa điều luật chưa có hiệu lực thi hành của Chính phủ chưa nêu đủ hết các lý do khiến người lao động phản ứng. Thực tế là có nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động ngắn hạn nên rất đông người lao động mong muốn làm việc lâu dài nhưng rất khó. Chính sách tiền lương hưu cho người lao động hiện cũng quá thấp, chưa trở thành động lực để cố đóng bảo hiểm để mấy chục năm sau cũng chỉ nhận được khoản tiền không đủ sống mỗi tháng.
Đồng ý với phân tích này, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Chủ tịch HĐND thành phố) thông tin, khi tiếp xúc cử tri, cử tri đặt vấn đề vì sao một số điều luật và luật tính khả thi không cao, dễ gặp phản ứng. Theo bà Tâm, đó là ý kiến rất đáng nghe.
Video đang HOT
Theo bà Tâm, nói lý do người lao động phản ứng do công tác tuyên truyền chưa tốt, công đoàn chưa vận động công nhân kịp thời… chỉ là một phần nhỏ. Cơ bản là làm sao tuyên truyền được khi người lao động không thể sống với đồng lương hưu nhận được khi nghỉ làm.
“Sao mà thuyết phục được khi cơ chế chính sách không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Nếu nói do tuyên truyền vận động thì người công nhân nghe thấy họ càng buồn hơn, thể hiện đánh giá hiểu biết của công nhân chưa đúng. Điều luật không khả thi là do chưa hiểu đời sống công nhân quá khó khan” – bà Tâm nhấn mạnh, bản chất vấn đề là chính sách không tốt, không nên “đổ lỗi” cho tuyên truyền.
Nữ Chủ tịch HĐND TPHCM cũng đề nghị xem lại cách làm luật hiện nay. Bà Tâm cho rằng cần xem lại cách lấy ý kiến trong xây dựng luật xem tính phổ quát và thực chất của việc lắng nghe dân đã tốt chưa, cách lấy ý kiến, đưa ra để lắng nghe người bị tác động có sâu sát, có thực sự muốn nghe hay không, nghe rồi, ghi nhận ý kiến nhưng tiếp thu cầu thị đã tốt chưa.
Đại biểu Võ Thị Dung tâm tư: “Khi công nhân phản ứng về điều luật này, bản thân tôi là một đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua điều luật cũng cảm thấy có lỗi và xấu hổ. Bên cạnh việc sửa đổi thì Quốc hội cũng cần có một lời xin lỗi với người dân để thể hiện sự cầu thị, thực tâm trong việc sửa đổi, chứ không phải chỉ sửa là xong”.
Cũng thẳng thắn nhận lỗi, đại biểu Trần Hoàng Ngân chia sẻ: “Làm luật như vậy tôi thấy buồn, với tư cách đại biểu Quốc hội, tôi xấu hổ, thấy mình có phần trách nhiệm trong việc ấn nút thông qua một điều luật chưa có hiệu lực đã bị cử tri phản ứng”.
P.Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng: Bổ nhiệm thêm Thứ trưởng phải được Ban Bí thư đồng ý
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề "lạm phát" cấp phó, quá nhiều Thứ trưởng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, so với đầu nhiệm kỳ, số Thứ trưởng hiện đã giảm 3 người. Hiện còn 2 Bộ có 7 Thứ trưởng, 9 Bộ có 6 Thứ trưởng...
Thủ tướng: "Số Thứ trưởng hiện đã giảm 3 người".
Văn bản trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) của Thủ tướng được ký ngày 11/2 vừa qua.
Nội dung chất vấn của đại biểu Bùi Thị An nêu, vấn đề tinh giản để nâng cao hiệu quả, chất lượng bộ máy là một nội dung vô cùng quan trọng, trong đó có việc giảm cấp phó đến mức cần thiết (theo quy định). Vậy xin Thủ tướng cho biết về sự "lạm phát cấp phó" hiện nay ở các cấp, và giải pháp của Chính phủ trong thời gian tới?
Đáp lại vấn đề nữ đại biểu nêu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, bộ máy, cơ cấu, số lượng lãnh đạo của Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được thành lập theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, và phải được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chấp thuận. Số lượng Bộ, cơ quan ngang Bộ thực tế đã giảm từ 26 trong nhiệm kỳ 1997 - 2002 xuống còn 22 trong 2 nhiệm kỳ gần đây.
Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết, theo quy định tại Nghị định số 36 ban hành năm 2012 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ thì mỗi bộ không quá 4 thứ trưởng. Đối với bộ quản lý đa ngành, số lượng thứ trưởng có thể nhiều hơn, do cấp có thẩm quyền quyết định.
"Việc bổ nhiệm một Thứ trưởng phải được Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý trước về chủ trương, sau đó mới làm quy trình nhân sự cụ thể để trình lại Ban Bí thư xem xét chấp thuận. Trên cơ sở đó, Thủ tướng mới ký quyết định bổ nhiệm" - Thủ tướng nêu rõ quy trình.
Tại thời điểm cuối tháng 11/2014, Thủ tướng cho biết, Chính phủ có Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng và 22 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (trong đó có 1 Phó Thủ tướng trực tiếp làm Bộ trưởng). Trong các bộ, cơ quan ngang bộ có 119 thứ trưởng, bình quân mỗi bộ có 5,4 thứ trưởng. Cụ thể, có 4 Bộ có 4 Thứ trưởng, 7 Bộ có 5 Thứ trưởng, 9 Bộ có 6 Thứ trưởng và còn 2 Bộ có 7 Thứ trưởng.
So với đầu nhiệm kỳ (tháng 8/2011), Thủ tướng cho biết, số Thứ trưởng đã giảm 3 người.
Còn ở cấp tỉnh có tổng số 239 phó chủ tịch, nếu không tính 26 người thuộc diện luân chuyển thì vượt 11 người so với quy định.
Thủ tướng trình bày, cấp phó ở một số bộ còn nhiều do bộ quản lý đa ngành và yêu cầu nhiệm vụ tăng thêm, thực hiện chủ trương tăng cường cán bộ nữ và do việc sáp nhập một số bộ trước đây. Việc tăng cấp phó ở địa phương để đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù và luân chuyển, đào tạo cán bộ.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy định về số lượng và quy trình bổ nhiệm cấp phó.
Đồng thời, tổ chức tổng kết và đề xuất cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, trên cơ sở đó xác định cụ thể số lượng cấp phó phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng bộ, cơ quan ngang bộ.
P.Thảo
Theo Dantri
37 năm cống hiến, về nghỉ hưu lương vẫn không đủ sống Cho ý kiến về điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), đại biểu Phạm Huy Hùng (đoàn Hà Nội) cho rằng, khi về hưu nhiều người được nhận lương hơn 1 triệu đồng không giải quyết được việc gì, còn cán bộ cao cấp 37 năm công hiến sau đó về nghỉ cũng chỉ được lương vài triệu không đủ sống. Ngày...