Bấm lỗ tai, thiếu nữ 17 tuổi hoại tử vành tai
Vài ngày sau bấm lỗ tai ở một tiệm chuyên bán bông tai, thiếu nữ 17 tuổi ở Thành phố Thủ Đức bị mưng mủ phải đến bệnh viện điều trị.
Theo báo Pháp luật Việt Nam , Đ.N.M.P. (17 tuổi, ngụ tại phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức) được bạn chở đi bấm lỗ tai mặc cho mẹ cô bé khuyên can. Sau vài ngày bấm 2 lỗ tai với giá 100.000 đồng, được cửa hàng nhét 2 cây kim loại để thông lỗ tai thì tai M.P. bắt đầu đỏ, sưng mọng, đau và có mủ. Mẹ P. phải đưa em đến bệnh viện Thành phố Thủ Đức khám.
Qua thăm khám, bác sĩ cho biết P. bấm khuyên tai nhưng không bảo đảm vô trùng, cần điều trị bằng thuốc uống.
Theo các bác sĩ, những năm gần đây, nhiều bạn trẻ muốn tạo cá tính nên đã bấm khuyên ở vành tai, khi bị sưng, mưng mủ không đi bác sĩ mà tự mua thuốc về nhà uống. P. chỉ là một trong số những bệnh nhân đến bệnh viện Thành phố Thủ Đức điều trị chỉ vì bấm lỗ tai không đảm bảo vô trùng. Cá biệt, có ca khi tới bệnh viện thì đã bị nhiễm trùng nặng, không giữ được vành tai nguyên vẹn.
Điều trị viêm sụn vành tai rất phức tạp vì vi khuẩn gây viêm sụn phải dùng kháng sinh dài ngày, nạo vét sụn hoại tử dễ để lại di chứng. Nếu bệnh nhân đến bệnh viện muộn, dẫn tới hoại tử hết vành tai khiến cho vành tai bị biến dạng, chỉ còn lại một nhúm, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Những trường hợp này phải phẫu thuật tạo hình lại vành tai.
Video đang HOT
Những ca biến chứng sẹo lồi ở vành tai. Ảnh: Infonet.
Trước đó, báo Nhân Dân đưa tin, cô gái N.T.H. (24 tuổi, ở Hà Nội) dù đã có hai lỗ tai từ nhỏ, nhưng do muốn đeo khuyên trên vành tai nên H. đã tìm đến cửa hàng bấm lỗ tai. Sau khi bấm một lỗ ở sụn vành tai trái với giá 150.000 đồng. Bốn ngày sau, tai H. bắt đầu sưng đỏ, sau đó càng sưng to, đau và có mủ. Chịu đựng đau đớn hai ngày nữa, H. mới đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương khám. Kết quả, cô phải nhập viện điều trị.
Thông tin trên Infonet , các bác sĩ khuyến cáo việc bấm khuyên tai ở những tiệm làm tóc, gội đầu, massage, bấm tai dạo… rất nguy hiểm vì người thực hiện không có chuyên môn, không găng tay, không vệ sinh dụng cụ, không thuốc sát trùng gây ra tình trạng nhiễm trùng. Việc sử dụng dụng cụ không bảo đảm vô trùng, dùng nhiều lần từ người này sang người kia có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, uốn ván, viêm gan B, thậm chí lây nhiễm HIV.
Theo đó, nếu muốn bấm lỗ tai, xỏ lỗ ở vành tai, phải đến cơ sở y tế để bác sĩ có chứng chỉ chuyên môn thực hiện, không nên giao tính mạng ở những cơ sở bấm lỗ tai dạo, nơi không có chuyên môn và dụng cụ không bảo đảm vô trùng.
Tai mưng mủ, phù nề nặng sau khi xỏ khuyên
Bác sĩ cho biết, bệnh nhân bị biến chứng viêm sụn do bấm lỗ tai. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể khiến vành tai biến dạng, gây nhiễm trùng toàn thân, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nữ bệnh nhân Nguyễn Thu P. (19 tuổi, ở Hà Nội) đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương trong tình trạng tai mưng mủ, phù nề rất nặng.
P cho biết, dù đã có 2 lỗ tai được bấm từ nhỏ ở phần dái tai, nhưng vì muốn tạo thêm cá tính cho mình, cô quyết định đi bấm thêm nhiều lỗ tai phần trên tại một cơ sở tư nhân.
Sau khi thực hiện thủ thuật, bệnh nhân có cảm giác đau nhiều, tuy nhiên do chủ quan nên chỉ uống thuốc kháng viêm và tự vệ sinh tai theo hướng dẫn của cơ sở bấm lỗ tai. Khi tình trạng ngày càng nặng, tai xuất hiện mưng mủ, cô mới "tá hỏa" đi khám.
Ths. BS Trần Hữu Thắng, Trưởng Khoa cấp cứu B7, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho hay, bệnh nhân bị biến chứng viêm sụn do bấm lỗ tai. Đây là biến chứng nguy hiểm, vừa ảnh hưởng sức khỏe, vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Bác sĩ Thắng phân tích, tai được cấu tạo ở giữa là sụn, hai mặt của vành tai là da và rất ít mạch máu. Việc bấm lỗ tai đâm xuyên qua sụn vành tai rất dễ gây ra nhiễm trùng nếu dụng cụ xỏ khuyên không được tiệt trùng sạch.
Bệnh nhân viêm sụn vành tai khi không được điều trị kịp thời, vành tai sẽ bị biến dạng, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Ngoài ra, vi khuẩn tại chỗ có thể lan qua đường máu gây nhiễm trùng toàn thân. Trong trường hợp biến chứng nặng, bệnh nhân có thể tử vong.
Phần vành tai của bệnh nhân P. trước và sau khi điều trị - Ảnh: BSCC
Theo bác sĩ Thắng, P. chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp gặp biến chứng viêm sụn vành tai được anh và các đồng nghiệp Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cấp cứu thời gian gần đây. Đa số các bệnh nhân có độ tuổi từ 14 - 25 tuổi, đều nhập viện trong tình trạng nặng.
Biểu hiện của bệnh viêm sụn vành tai thay đổi tùy theo khoảng thời gian kể từ khi tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh.
Ban đầu, người bệnh thường cảm thấy ngứa rát, hơi đau nơi bị tổn thương, sau đó xuất hiện thêm nóng, sưng, đỏ vành tai. Khi viêm tấy thành mủ, mức độ đau tăng rõ. Vành tai sưng nề nhiều, làm mất các nếp gấp bình thường.
Nếu không điều trị, bệnh nhân có thể bị viêm sụn hoại tử với các biểu hiện: đau dữ dội, sưng tấy căng mọng, lan rộng cả một phần của vành tai, vỡ mủ làm cho vành tai bị co rúm,...
Ngoài ra, người bệnh có thể có các triệu chứng khác của viêm nhiễm như sốt, mệt mỏi,...
Tùy từng giai đoạn bệnh, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị hợp lý cho bệnh nhân. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân được kết hợp điều trị bằng thuốc uống kết hợp với việc dẫn lưu kín.Trong trường hợp vành tai có mủ, bác sĩ có thể chỉ định chọc hút dịch và băng ép, sau đó cấy tìm vi khuẩn và cho sử dụng kháng sinh.
Nếu túi dịch vành tai bội nhiễm thành áp xe, sụn vành tai bị viêm nặng và hoại tử, người bệnh sẽ được điều trị ngay bằng cách chích rạch rộng ổ áp xe, dẫn lưu sạch túi mủ và nạo hết tổ chức sụn viêm vành tai. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được sử dụng thuốc kháng sinh và chống viêm.
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu muốn xỏ khuyên, người dân nên thực hiện đâm xuyên ở vùng dái tai. Trường hợp muốn bấm lỗ tai ở những vùng cao hơn trên tai, xỏ nhiều lỗ hơn, cần chọn những cơ sở y tế uy tín, các bác sĩ có chứng chỉ chuyên môn để thực hiện, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân.
Bà mẹ Sài Thành ở căn hộ cao cấp với "5 không, 3 cực ít" có hóa đơn điện 39.000 đồng gây sửng sốt Chỉ chưa đến 39 ngàn đồng cho tiền điện tháng nắng nóng trên đất Sài Thành, dù 2 mẹ con chị vẫn sống ở nhà, không hề đi vắng như nhiều người nghĩ... Gần đây 1 người phụ nữ tên Thu Hoài (hiện đang sinh sống ở thành phố Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ về hóa đơn tiền điện tháng 4 (bằng hình...