Bấm huyệt trị liệu tiểu tiện không kiểm soát
Tiểu tiện không kiểm soát – nhẹ thì rò rỉ nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi. Nặng thì buồn tiểu là són tiểu không kịp đi nhà vệ sinh.
Tam âm giao, quan nguyên, đại lăng là huyệt vị có công năng dưỡng âm, điều hòa thần kinh, điều hòa chức năng của bàng quang… được ứng dụng trong điều trị bệnh các bệnh tiết niệu, sinh dục của y học cổ truyền.
Bấm huyệt tam âm giao: là huyệt vị giao hội với 3 đường kinh âm là Quyết âm can, Thái âm tỳ và Thiếu âm thận nên mới có tên là “tam âm giao” có công năng dưỡng âm được dùng để chữa các bệnh về đường sinh dục, tiết niệu. Huyệt tam âm giao có tác dụng bổ tỳ thổ, thông khí trệ, sơ tiết vùng hạ tiêu, kiện tỳ hoá thấp, sơ can ích thận.
Vị trí : trên mắt cá trong 3 tấc, nằm ở chỗ lõm dưới xương sát bờ trong xương chày ( từ đỉnh mắt cá trong đo lên 3 thốn, ngang 1 khoát bàn tay)
Cách bấm huyệt: Ngồi dưới đất hai tay gấp lại vừa tầm để 2 bàn tay có thể nắm lấy cổ chân một cách thoải mái. Mỗi bàn tay tác động vào huyệt Tam âm giao cùng bên. Dùng 4 ngón tay còn lại bao lấy phía ngoài cổ chân sao cho đầu ngón cái chạm đúng vào vị trí huyệt. Dùng lực vừa phải day thành vòng tròn trên huyệt liên tục từ 3-5 phút. Khi thấy mỏi tay có thể ngừng day, nhưng tay vẫn tiếp tục đặt trên huyệt, nghỉ 1 lúc sau đó day tiếp. Mỗi ngày có thể thực hành 1-2 lần ( mỗi lần 5-10 phút)
Bấm huyệt quan nguyên: là một huyệt của tiểu trường, hội của 3 kinh âm ở chân với nhâm mạch. Day bấm huyệt này có tác dụng bổ thận cố bản, bổ khí hồi dương, làm ấm hạ tiêu, giúp cho quá trình khí hóa bàng quang được thuận lợi, cải thiện tình trạng rối loạn tiểu tiện.
Vị trí : Ở dưới rốn 3 tấc trên đường trục giữa cơ thể ( từ rốn đến bờ trên xương mu được tính là 5 tấc )
Video đang HOT
Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt quan nguyên trong 3 phút. Chú ý bấm thẳng góc đầu ngón tay cái để đạt hiệu quả điều trị. Ngày nên bấm 1-2 lần.
Bấm huyệt đại lăng : là nguyên huyệt, du huyệt, huyệt thứ 7 của kinh tâm bào, thuộc hành thổ, huyệt tả. Có tác dụng thanh tâm, định thần, lương huyết nhiệt.
Vị trí: là chỗ lõm giữa 2 đường gân phía sau bàn tay ( nằm chính giữa lằn chỉ cổ tay và nằm giữa 2 gân cơ ở cổ tay).
Cách bấm huyệt: Bấm huyệt cả 2 bên. Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ day bấm huyệt đại lăng trong 3 – 5 phút. Chú ý bấm thẳng góc đầu ngón tay cái để đạt kết quả điều trị nhất định.
Hắt hơi són tiểu dấu hiệu chị em không được chủ quan
Bị tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát được, đi tiểu thường xuyên, hắt hơi bị són tiểu, đi tiểu có máu... cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo ung thư cổ tử cung mà ít ai nghĩ đến.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các loại ung thư ở nữ giới (ảnh minh hoạ)
6 tháng trước, chị Nhung (Hải Dương) bị tắt kinh. Nhưng bất ngờ, hai tuần nay chị bị chảy máu trở lại. Lo sợ bị ung thư cổ tử cung, chị vội vã đến viện khám.
Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, ung thư cổ tử cung là căn bệnh phụ khoa nguy hiểm đối với sức khỏe của chị em. Đây là một trong những loại ung thư thường gặp nhất và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các loại ung thư ở nữ giới. Đáng báo động, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam mắc chứng bệnh này đang ngày càng gia tăng.
Bệnh thường gặp ở những phụ nữ từ 15 - 45 tuổi, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh hoạt tình dục (từ 30 - 45 tuổi). Ngoài ra, một số trường hợp phụ nữ trên 65 tuổi nếu không tầm soát bệnh tốt ở độ tuổi trước đó cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này, theo BS Kim Ngọc, là do sự phát triển không bình thường, nhân lên vô kiểm soát và xâm lấn khu vực xung quanh, thậm chí là di căn tới bộ phận khác trong cơ thể của các tế bào ở cổ tử cung.
"Phần lớn những bệnh nhân mắc căn bệnh này đều do một loại virus có khả năng lây lan từ người sang người khi tiếp xúc qua da hoặc lây qua đường tình dục có tên là HPV (Human Papilloma Virus). Tuy nhiên, không phải tất cả những người nhiễm virus này đều sẽ mắc căn bệnh nói trên bởi trong hơn 200 loại virus HPV, virus HPV type 16 và type 18 đã được xác định là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư cổ tử cung", BS Kim Ngọc nói.
Bên cạnh đó, chị em hút thuốc lá, quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều người... cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
BS Kim Ngọc cũng thông tin, các nghiên cứu đã tổng kết phụ nữ sinh đẻ nhiều lần hoặc sinh con quá sớm (những người phụ nữ sinh từ 3 con trở lên hoặc sinh con khi còn quá trẻ (dưới 17 tuổi) thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường). Hoặc việc vệ sinh vùng kín không đúng cách cũng có khả năng mắc bệnh là rất lớn.
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất khi mắc bệnh này là chảy máu bất thường ở âm đạo. Theo đó, chị em có thể bị chảy máu ở âm đạo vào những ngày không phải chu kỳ kinh nguyệt mà không rõ nguyên nhân tại sao.
"Mỗi người phụ nữ nếu mắc chứng bệnh này sẽ có mức độ chảy máu khác nhau, có người chảy ít, có người chảy nhiều. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên theo dõi, cảnh giác và đi khám sớm nhất có thể", BS Kim Ngọc nói.
Không chỉ ra máu bất thường nhiều trường hợp khi mắc ung thư cổ tử cung cũng có hiện tượng dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường, có các màu khác lạ như xanh, vàng, đôi khi là hồng tựa như có lẫn mủ và máu kèm theo đó là gây ra mùi khó chịu.
Tuy nhiên, một số bệnh phụ khoa khác như: viêm vòi trứng, ung thư buồng trứng,... cũng có thể xuất hiện những bất thường về dịch âm đạo. Chính vì vậy, chị em cần đi khám phụ khoa để có thể xác định rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
Ngoài ra, ung thư cổ tử cung khiến các hormone trong cơ thể bị mất cân bằng. Điều này làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và quá trình rụng trứng. Tử cung bị kích thích do bệnh có thể khiến người bệnh bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh có màu đen sẫm,...
Một biểu hiện khác của ung thư cổ tử cung cũng được các bác sĩ sản khoa cho biết, cơn đau có thể xuất hiện vào ngày kinh nguyệt nhưng nếu xuất hiện ở cả những ngày bình thường thì bạn cần phải lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu mắc bệnh. Ban đầu, có thể đau từ âm ỉ đến đau buốt ở một vị trí, sau đó, cơn đau có thể khuếch tán ở nhiều khu vực cùng một lúc. Các cơn đau này xuất hiện có thể do các tế bào ung thư đã lan đến vùng xương chậu.
Đáng lưu ý, bị tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát được, đi tiểu thường xuyên, hắt hơi bị són tiểu, đi tiểu có máu... cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo ung thư cổ tử cung mà ít ai nghĩ đến.
"Triệu chứng đau sau khi quan hệ tình dục có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu cảm giác đau và chảy máu sau khi quan hệ tình dục xuất hiện thường xuyên thì ban nên đi thăm khám để khắc phục và phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu", BS Kim Ngọc cho hay.
Ngoài ra, không chỉ ung thư tử cung mà tất cả các bệnh ung thư đều khiến số lượng hồng cầu khỏe mạnh bị suy giảm, thay vào đó là các bạch cầu. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng, ăn không ngon miệng và sụt cân không rõ nguyên nhân. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn di căn tới các cơ quan khác như phổi, xương, gan,... Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, ho, vàng da, vàng mắt,...
Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ, đặc biệt là những người có nguy cơ cao như có yếu tố di truyền, phụ nữ trên 40 tuổi nên định kỳ khám sức khỏe và tầm soát ung thư cổ tử cung hàng năm để kịp thời chẩn đoán và phát hiện bệnh.
Nếu đang có vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa như khí hư bất thường, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến CTC... thì cần đi khám và chữa trị dứt điểm để bệnh không tiến triển nặng hơn.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống thường ngày, chị em nên giữ gìn vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ, quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.
Ngoài ra, có thể tiêm vacxin này được chế tạo nhằm ngăn chặn khả năng gây bệnh của vi rút HPV type 16 và 18 gây ra cho phụ nữ, đặc biệt là bệnh ung thư cổ tử cung. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, loại vacxin này sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất đối với nữ giới nếu được tiêm phòng trong khoảng độ tuổi từ 9 - 26 tuổi và chưa từng quan hệ tình dục.
Bất ngờ với lợi ích của rễ cây cẩm tú cầu Cẩm tú cầu không chỉ được dùng làm hoa trang trí, mà rễ và thân của nó còn được dùng như một loại thảo dược để điều trị một số bệnh tiết niệu. Ảnh minh họa Bảo vệ thận Như hầu hết các loại thảo dược có công dụng lợi tiểu, rễ cây cẩm tú cầu là một lựa chọn tuyệt vời để...