Balotelli hào phóng chi 1.000 bảng mời bạn nhậu
Mario Batotelli lại một lần nữa khiến mọi người phải nhớ đến anh qua một hành động gây sốc. Mới đây khi đến một quán rượu tại phía nam thành phố Manchester, tiền đạo của Man City đã hào phóng chi ra tới 1.000 bảng để mời các bạn nhậu…
Mới đây, Balotelli đã tới một quán rượu nhỏ có tên Turdo tại Peel Hall để làm vài ly cho đỡ khát. Sự có mặt của tiền đạo đang khoác áo Manchester City đã không khỏi khiến mọi người tại đây ngạc nhiên, “Anh ta cứ như từ trên trời rơi xuống. Chẳng ai có thể tin vào mắt mình khi thấy Balotelli bước vào. Đây không phải một quán rượu to nên sự có mặt của anh ấy là một sự ngạc nhiên lớn”, một nguồn tin cho hay.
Quán rượu Tudor, nơi Balotelli ghé qua…
Video đang HOT
Sự có mặt của cựu cầu thủ của Inter đã thu hút người hâm mộ và Balotelli đã không ngần ngại giao lưu với mọi người tại đây. Tuy nhiên trái với những suy nghĩ về việc tiền đạo của Man City sẽ tạo ra một bữa tiệc quậy phá tưng bừng, Balotelli đã tỏ ra rất “Nhã nhặn, lịch sự, anh ta không cố gắng thu hút mọi sự chú ý về mình”.
Dẫu không tổ chức tiệc tùng quậy phá song Balotelli cũng tỏ ra rất hào phóng khi bỏ ra 1.000 bảng để mời các bạn nhậu “một chầu”, như một món quà cho ngày Lễ giáng sinh, tất nhiên hành động “đẹp” của anh được mọi người tại Tudor rất hưởng ứng. Sau khi uống chút rượu, tiền đạo của Man City đã đi thẳng tới nhà thờ St John tại Chorlton, nơi mà HLV Mancini tham dự lễ đón chào năm mới.
…trước khi tới nhà thờ St John dự lễ chào mừng năm mới cùng HLV Mancini
Balotelli trước đây luôn gắn liền với biệt danh “cậu bé hư’, bởi những Scandal anh gây ra bên trong và bên ngoài sân cỏ. Tuy nhiên, từ đầu mùa bóng năm nay, anh đã cố gắng cư xử nhã nhặn hơn. Gần đây, Balotelli được biết đến qua các hành động đẹp, như làm đại sự cho thành phố Manchester để tuyên truyền mọi người sử dụng pháo hoa an toàn, hay anh đã bo cho một nghệ sĩ kịch câm đường phố 20 đô la, khi anh xem người nghệ sĩ này trình diễn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vợ mắc "bẫy tình" chồng đâm chết tình địch trên bàn nhậu
Vợ mắc "bẫy tình" của người đàn ông khác. Không chịu được nhục, Điệp đã giết chết tình địch, dẫn đến kết cục bị tòa tuyên phạt bản án tù chung thân.
Đã một lần "đứt gánh", phải làm lại từ đầu nhưng Nguyễn Văn Điệp (SN 1962, quê ở thôn Phù Linh, xã Phù Linh, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) vẫn không gặp may trong cuộc hôn nhân muộn mằn.
Người đàn ông có cuộc đời kém may mắn
Gương mặt sạm đen vì nắng gió cùng với nỗi thống khổ luôn hiện rõ, Nguyễn Văn Điệp (SN 1962, quê ở thôn Phù Linh, xã Phù Linh, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) kể rằng, từ khi anh mới lên 11 tuổi, bố mẹ anh đã ly hôn. Điệp và ba anh chị em của mình phải về ở với ông bà nội. Hoàn cảnh ông bà cũng nghèo khó nhưng vì thương con cháu, họ vẫn mở rộng vòng tay che chở, nuôi nấng.
Điệp lớn lên không có sự chăm sóc của mẹ, nhưng lại cảm nhận được rất nhiều hơi ấm từ tình thương yêu của ông bà. Ngược lại, Điệp cũng dành tất cả tình cảm yêu mến, kính trọng của mình cho những người đã nuôi dạy cả bốn anh chị em Điệp khôn lớn.
Điệp từng nói rằng điều mà anh hối tiếc nhất trong đời là đã sớm chấm dứt con đường binh nghiệp. 18 tuổi, Điệp nhập ngũ, đóng quân ở chốt Cao Ba Lanh, Móng Cái, Quảng Ninh. Sau thời gian hai năm rưỡi, Điệp ra quân, trở về địa phương. Công việc gia đình không làm Điệp vơi bớt nỗi nhớ những tháng ngày rèn luyện trong quân ngũ.
Điệp bảo, ở trên chốt cao, không có nước, hàng ngày anh em phải thay nhau "cõng nước" từ chân núi lên. Đi xuống lấy nước, leo được đến chốt cũng mất nửa ngày, rất vất vả, cực khổ. Nhưng khi rời xa những công việc ấy, Điệp lại thấy chân tay như thừa thãi.
Anh tái ngũ vào lực lượng hải quân, đóng tại Cát Bi. Trong thời gian này, Điệp được tham gia khóa huấn luyện lính thủy quân lục chiến suốt ba năm. Do hoàn cảnh gia đình có ông bà nội già yếu, bố đau ốm, bệnh tật không người chăm sóc nên Điệp xuất ngũ, về quê làm ruộng để tiện bề chăm nom. Không khỏi nuối tiếc, Điệp nói: "Nếu còn ở trong quân ngũ, cuộc đời tôi chắc đã không đến nỗi khốn đốn như thế này".
Điệp lấy vợ gần nhà, có hai con, một trai và một gái. Cuộc sống của gia đình anh ta không giàu có nhưng cũng đủ ăn vì Điệp khỏe mạnh, nhanh nhẹn, chịu thương chịu khó. Người vợ cũng chăm chỉ, biết việc. Anh bảo rằng chỉ phiền lòng một nỗi, người vợ không coi ông bà nội của chồng ra gì.
Điệp nhiều lần khuyên vợ, hết lời nói với cô ta hãy hiểu cho hoàn cảnh của bốn anh chị em nhà anh, nếu không có sự đùm bọc, thương yêu của ông bà thì chắc chắn cũng sẽ không có tương lại ngày hôm nay. Ông bà chính là những người sinh ra họ lần thứ hai. Mặt khác, ông bà nội của Điệp tuổi đã cao, sức đã yếu, chẳng còn có thể sống được cùng con cháu bao lâu, nên anh càng mong muốn vợ con mình phải hiếu kính, yêu mến, làm vui lòng ông bà. Điệp nói đến thế nhưng cô vợ vẫn chứng nào tật ấy.
Cuộc sống gia đình anh không mấy yên ả vì những va chạm, mâu thuẫn, xung đột giữa cháu dâu và bà cụ đã gần trăm tuổi. Ngày qua ngày, nhiều chuyện buồn nảy sinh, dồn nén khiến Điệp không thể chịu đựng thêm thái độ hỗn láo của vợ đối với ông bà nội. Trước khi quyết định chấm dứt cuộc sống chung đã kéo dài 18 năm, Điệp nói chuyện với vợ một lần cuối: "Đói khổ mấy tôi cũng chịu đựng được, nhưng việc cô chửi mắng, xúc phạm ông bà, bố mẹ là không giữ đạo làm con, cháu. Sự việc tái diễn nhiều lần khiến tôi rất khổ tâm. Nếu cô không thể chấm đứt những điều đó thì tôi và cô phải chia tay nhau...". Người vợ ngỡ ngàng trước quyết định của Điệp nhưng rồi cũng chấp nhận vì chị ta cho rằng mâu thuẫn đã tới mức không thể giải quyết ổn thỏa được.
Hai lần đứt gánh
Hai năm sau cuộc ly hôn, Điệp lập gia đình với một người đàn bà kém mình 2 tuổi, ở Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng. Vợ Điệp không có nhan sắc mặn mà nhưng là người hiền lành, chân thật. Họ sinh được một con gái. Điệp làm ruộng, trồng cây cảnh, mua cau từ Hải Phòng đem ra Hà Nội bán. Còn vợ anh ta nuôi gà, chó, mèo rồi đem bán sang Hải Dương. Biết làm ăn, cuộc sống của vợ chồng Điệp khá no đủ.
Một buổi sáng mùa đông năm 1998, khoảng 6h30' sáng, Điệp trở dậy đi làm như thường lệ. Anh bất ngờ thấy một đứa bé nằm gọn lỏn trong thùng mì tôm vứt ở ven đường. Điệp lại gần, nhìn đứa trẻ đáng thương tê tái vì đói, rét, lại nghĩ đến hoàn cảnh của mình khi bố mẹ chia tay, nếu không có sự che chở của ông bà nội cũng sẽ phải lớn lên nơi đầu đường xó chợ, anh bùi ngùi không nỡ bỏ mặc đứa trẻ.
Điệp bèn mang nó về nhà, bàn với vợ giữ lại để chăm sóc, nuôi dưỡng. Vợ Điệp cũng nhanh chóng có cảm tình với đứa trẻ và coi nó như con ruột. Cử chỉ nhân nghĩa của vợ chồng anh được làng xóm láng giềng hết lời ca ngợi, còn Điệp chỉ nghĩ đó là một sinh linh tội nghiệp đang cần sự che chở, giúp đỡ và anh không nỡ bỏ mặc.
Cuộc sống dần trôi, Điệp thấy lòng thanh thản, những tưởng hạnh phúc đã mỉm cười với mình, thì tai họa ấp tới. Điệp lại nếm trải thêm một trái đắng trong cuộc đời: vợ ngoại tình. Trong lúc nóng giận, Điệp đã giết chết tình địch, dẫn đến kết cục bị tòa tuyên phạt bản án tù chung thân.
Chuyện xảy ra đã hơn 9 năm, nhưng Điệp vẫn còn nhớ như in cái ngày mà anh đâm chết người đàn ông tên Thỏa (SN 1956), làm nghề lái xe ôm ở gần nhà. Điệp kể, trước đó, từng nghe hàng xóm láng giềng đồn thổi chuyện vợ anh có quan hệ tình cảm với Thỏa. Lúc đầu, Điệp không tin vì cuộc sống giữa hai vợ chồng vẫn không có điểm nào đáng chê trách.
Nhưng những lời bàn tán ra vào tới tấp bay đến tai khiến Điệp đứng ngồi không yên. Anh ta hỏi trực tiếp vợ thì nhận được lời giải thích không có quan hệ tình cảm mà chỉ chỉ thỉnh thoảng nhờ Thỏa chở đi giao hàng ở Hải Dương. Tin lời vợ, Điệp chỉ khuyên rằng Thỏa là người có tính lăng nhăng, tuy đã có gia đình, vợ con nhưng vẫn nhiều lần quan hệ bất chính, bị bắt quả tang, chửi mắng. Điệp khuyên vợ không nên bảo Thỏa đưa đi giao hàng mà hãy thuê xe ôm.
Nhưng sau lần đó, chính Điệp vẫn bắt gặp vợ mình ngồi đằng sau xe máy của Thỏa đi Hải Dương giao hàng.
Một lần, vợ Điệp cũng nói đi Hải Dương giao hàng và hẹn buổi chiều sẽ về. Nhưng Điệp chờ mãi, chiều, tối rồi đến đêm cũng không thấy vợ về. Linh tính có sự chẳng lành, Điệp không thể chợp mắt. Ngày hôm sau, Điệp được tin vợ mình đang ở nhà mẹ đẻ của anh. Điệp vội đến nơi, gặp vợ để hỏi rõ sự tình thì nhận được câu trả lời do xe máy của Thỏa bị hỏng nên không thể về kịp, phải nghỉ lại qua đêm ở một nhà nghỉ tại Hải Dương.
Điệp choáng váng, cho rằng vợ mình đã bị tên "sở khanh" lừa tình. Đúng lúc đó thì Thỏa bước vào nhà, mẹ Điệp mời anh này ở lại ăn cơm. Điệp bấm bụng ngồi xuống mâm cơm cùng với kẻ mà anh coi là tình địch.
Uống vài chén rượu, Điệp thấy đầu óc quay cuồng, nỗi tủi hận trong lòng bốc lên ngùn ngụt. Điệp mở đầu câu chuyện với Thỏa: "Sao bảo chở vợ tao đi chiều về ngay mà lại đến tận ngày hôm sau?". Trước câu hỏi thẳng thừng của Điệp, vị khách "ấp úng như gà mắc tóc", tìm cách chống chế: "Do hỏng xe, nhỡ phà nên không về được".
Câu trả lời vụng về và thái độ của Thỏa không thể qua mắt được người đàn ông từng trải như Điệp. Anh ta túm cổ áo đối phương, giận dữ hỏi tiếp: "Từ Hải Dương về nhà tao không có phà. Chúng mày ăn ngủ với nhau ở đâu? Đàn ông dám làm dám chịu, sao không nói thật ra?". Thỏa mặt trắng bệch, mồ hôi vã ra như tắm, lập cập trả lời: "...Ng... ủ... ở... trên giư... ờ... ng".
Điệp lặng đi vài giây, tái người trước sự thật quá cay đắng. Điệp nghĩ cuộc đời mình trải qua bao gian truân, cơ cực, đã cố gắng sống cho thật đầy, thật trọn vẹn, nhưng rồi lại vẫn gặp những nghịch cảnh éo le, trớ trêu. Giây phút không kiềm chế được cơn giận, nỗi đau của kẻ bị phụ bạc, lừa dối. Điệp đã cầm ngay con dao cắt chanh để trên mâm cơm đâm liền mấy nhát vào người đối phương. Mọi người trong gia đình xô Điệp ra để can ngăn nhưng không kịp, nạn nhân tử vong tại chỗ do mất máu cấp.
Ảnh minh họa
Vẫn hy vọng vào tương lai tươi sáng
Điệp chẳng hề quên ngày 19/10/2001, ngày mà anh ta bị tòa tuyên phạt bán án tù chung thân. Dù nạn nhân đã gây ra điều sai trái nhưng hành vi của Điệp là không thể tha thứ. Điệp chỉ đau lòng vì hành vi ấy đã làm khổ bà nội. Tại phiên tòa, bà nội của Điệp lúc này đã 113 tuổi đưa đôi mắt mờ đục run run tìm đứa cháu. Đôi mắt ấy giờ chẳng còn có thể ứa ra những giọt lệ, nhưng từ trong sâu thẳm, bà thương cháu đến buốt lòng. Chưa đầy một năm sau khi Điệp vào trại giam, bà nội anh ta đã qua đời.
Chồng gây án giết người, phải đi tù vì lỗi lầm của mình, vợ Điệp sợ không sống nổi vì sự chê cười, lên án của dư luận nên đã bỏ trốn. Các con của Điệp phải chuyển về bám víu vào ông nội, cùng rau cháo qua ngày. Điệp nhận tin nhà, lòng đau như dao cứa, tâm tư luôn sầu não.
Mãi gần 5 năm sau, vợ anh ta mới dám trở về quê. Tìm lên trại giam thăm chồng, vợ Điệp chỉ biết khóc. Nhìn người vợ đầu ấp tay gối ngày nào, Điệp không còn giận, chỉ thấy thương. Anh ta căn dặn: "Anh chỉ yêu cầu em ở nhà nuôi con, đừng để con thất học. Chuyện đã lỡ, anh không giận em, anh cũng không cố ý giết người, hoàn toàn chỉ là do bột phát...". Từ sâu thẳm, Điệp mong sớm có ngày trở về làm lại cuộc đời. Trong cái dáng lầm lũi đi về trại giam của phạm nhân này, không khó để nhận thấy sự kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại chờ đợi một ngày mai tươi sáng hơn.
Ngẫm cuộc đời trải qua nhiều sóng gió, bố mẹ ly thân từ năm 11 tuổi, hai lần lấy vợ vẫn không được trọn vẹn, bản thân lại vướng vào vòng lao lý... Điệp tự hỏi không biết còn có những thử thách nghiệt ngã nào đến với cuộc đời mình?!
Theo Giáo Dục VN
Cha dắt trâu đi ăn, con gái bị hiếp dâm Sau chầu nhậu, người cha dắt trâu đi ăn thì con gái 9 tuổi ở nhà bị bạn nhậu lôi vào giường hiếp dâm. Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM xử phúc thẩm ngày 22-12 đã bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và tuyên y án 12 năm tù đối với bị cáo Dương Minh Chiến (SN 1985, quê...