Bali cấm du khách dùng tiền điện tử để thanh toán
Chính quyền tỉnh Bali của Indonesia sẽ cấm du khách nước ngoài sử dụng tiền điện tử làm phương tiện thanh toán tại các khách sạn, nhà hàng, địa điểm du lịch, trung tâm mua sắm.
Một địa điểm du lịch ở Bali. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH INSIDER
“Khách du lịch nước ngoài có hành vi không phù hợp, thực hiện các hoạt động không được cho phép trong thị thực, sử dụng tiền điện tử làm phương tiện thanh toán và vi phạm các quy định khác đều sẽ bị xử lý nghiêm khắc”, Thống đốc tỉnh Bali Wayan Koster cho biết tại một cuộc họp báo về phát triển du lịch ngày 28.5, theo hãng thông tấn Bernama.
Cuộc họp báo có sự tham gia của Chánh thanh tra Cảnh sát Bali Putu Jayan Danu Putra và các bên khác.
“Xử lý nghiêm khắc bao gồm trục xuất, xử phạt hành chính, phạt hình sự, đóng cửa cơ sở kinh doanh cũng như các biện pháp trừng phạt cứng rắn khác”, ông Koster cho hay.
Video đang HOT
Ông cũng nhắc lại rằng việc sử dụng các loại tiền tệ khác ngoài đồng rupiah của Indonesia làm phương tiện thanh toán tại nước này là hành động bị cấm.
Theo luật pháp Indonesia, nếu một người sử dụng các hình thức tiền tệ khác ngoài đồng rupiah, họ có thể bị phạt tù tới một năm và phạt tiền tối đa 200 triệu rupiah (khoảng 313 triệu đồng).
“Những người thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại hối mà không được Ngân hàng Indonesia cho phép có thể bị phạt tù với mức tối thiểu là một năm và tối đa là 5 năm, cũng như bị phạt tiền với mức tối thiểu là 50 triệu rupiah (78 triệu đồng) và tối đa là 22 tỉ rupiah (34 tỉ đồng), theo ông Koster.
“Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính bằng các hình thức như khiển trách bằng văn bản, buộc nộp phạt và cấm giao dịch thanh toán”, vị quan chức cho biết.
Ông Trisno Nugroho, người đứng đầu Văn phòng đại diện tại Bali của Ngân hàng Indonesia, cho biết tiền điện tử, với tư cách là một tài sản, được phép lưu hành ở Indonesia nhưng bị cấm sử dụng để thanh toán.
Nhân viên môi trường đình công, thành phố hoa lệ Paris ngập trong rác
Không giống với vẻ hào nhoáng vốn có trên các tạp chí thời trang và du lịch đẳng cấp, Paris - Thủ đô của nước Pháp đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng rác thải, hệ quả của việc các nhân viên vệ sinh môi trường đình công trong gần một tuần qua, nhằm phản đối kế hoạch cải cách hưu trí của chính phủ.
Hôm 11/3, Người Phát ngôn Văn phòng Thị trưởng Paris cho biết, khoảng 4.400 tấn rác tại Thủ đô vẫn đang chờ được thu gom. Dù là khu vực gần tháp Eiffel hay Khải Hoàn Môn, rác thải có thể dễ dàng được nhìn thấy chất thành đống.
France 24 đưa tin, nhiều chủ nhà hàng, khách sạn lo sợ hoạt động kinh doanh giảm sút, khi rác thải chất đống trên nhiều tuyến phố ở các quận nội thành. Thậm chí, nhiều chủ cửa hàng tại Paris nhận định đây là "hình ảnh vô cùng thảm khốc của Paris".
Rác thải được nhìn thấy khắp các đường phố ở Paris. Ảnh: Reuters.
Theo giới chức Paris, đây là hậu quả của việc hàng ngàn nhân viên vệ sinh môi trường đình công từ hôm 7/3 nhằm phản đối kế hoạch cải cái hưu trí của chính phủ. Công đoàn Khách sạn Pháp (Umih) cho biết, doanh thu của các khách sạn ở Thủ đô giảm 50% trong tuần qua. Và các nhân viên vệ sinh môi trường vẫn chưa ấn định ngày nối lại dịch vụ.
Được biết, hồi đầu năm, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne thông báo, độ tuổi về hưu tại nước này sẽ được nâng từ 62 tuổi hiện nay lên 64 tuổi kể từ năm 2030. Bà Elisabeth Borne nhấn mạnh, nỗ lực này sẽ giúp hệ thống hưu trí đang thâm hụt khoảng 17 tỷ euro có thể cân bằng trở lại vào năm 2030.
Khoảng 4.400 tấn rác tại Paris vẫn chưa được thu gom. Ảnh: Getty Images.
Thành phố hoa lệ Paris trở nên xấu xí trong mắt du khách và người dân. Ảnh: Zuma Press.
Đến nay, các cuộc thăm dò chỉ ra rằng hơn 2/3 người Pháp không chấp nhận nâng tuổi về hưu. Lãnh đạo các đảng đối lập cánh tả, cực tả và cực hữu như ông Jean Luc-Mélenchon hay bà Marine Le Pen đồng loạt cho rằng kế hoạch cải tổ hưu trí của chính phủ là bất công.
Reuters dẫn lời các tổ chức công đoàn cho rằng, có nhiều cách khác để hệ thống lương hưu Pháp cân bằng trở lại, chẳng hạn như áp thuế với những người siêu giàu hoặc yêu cầu chủ sử dụng lao động hay những người hưu trí khá giả đóng góp nhiều hơn.
Năm 2019, nỗ lực của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong việc nâng độ tuổi nghỉ hưu đã dẫn tới cuộc đình công ngành vận tải dài nhất trong nhiều thập kỷ. Tuy vậy, ông Macron lần này từ chối đàm phán với các công đoàn và khẳng định cải cách hưu trí phải được tiến hành.
Được biết, ngoài vấn đề về rác thải, các cuộc đình công tại Paris cũng khiến nhiều chuyến bay và dịch vụ di chuyển công bị hoãn/hủy, trường học đóng cửa và nhiều quận ở Paris mất điện. Hôm 10/3, trong khi cuộc tranh luận về cải cách lương hưu đang tiếp diễn tại Thượng viện, các công nhân đã từ chối sản xuất, vận chuyển nhiên liệu khỏi các nhà máy lọc dầu của TotalEnergies và Esso
Ukraine dùng hệ thống HIMARS tấn công vùng Zaporozhye mới sáp nhập Nga Quyền thống đốc Vùng Zaporozhye, ông Evgeny Balitsky, cho biết các lực lượng Ukraine đã phóng một loạt tên lửa về phía thành phố Melitopol ở vùng này vào tối 10/12, đánh trúng một khu phức hợp khách sạn và nhà hàng. Đám cháy bốc lên sau vụ tấn công. Ảnh: Telegram Theo đài RT, vụ tấn công diễn ra vào khoảng 21...