Bái vọng Đại tướng tại tư gia
Sáng nay, tại 30 Hoàng Diệu, nhiều người mắt ngấn lệ chắp tay bái vọng từ ngoài cổng, trong đó có cụ già gần 90 tuổi đạp xe từ mờ sáng mong được vào viếng Đại tướng.
6h sáng ngày 11/10, dù biết lễ viếng ở nhà Đại tướng đã kết thúc, nhưng nhiều người vẫn tập trung trước cổng căn nhà 30 Hoàng Diệu.
Báo được chuyển tới nhà Đại tướng như thường lệ.
Cụ Nguyễn Văn Sự, 85 tuổi, ở Cao Bá Quát (Hà Nội) từng là học sinh trường Thăng Long, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp dạy môn lịch sử, đạp xe từ 5h sáng tới 30 Hoàng Diệu để mong được vào thắp hương viếng Đại tướng.
Video đang HOT
Những ngày qua chị Ngụy Thị Bích Hường (quận Ba Đình) cùng chồng vẫn chưa thể vào trong viếng Đại tướng được. Sáng nay, chị đứng ở ngoài vái vọng vào phía trong.
Đến ga Hà Nội lúc rạng sáng, anh Nguyễn Đức Chi ở Lâm Thao, Phú Thọ đã đi bộ tới 30 Hoàng Diệu. Hơn 6h có mặt ở trước cổng, hướng mắt vào trong nhà, anh Chi chia sẻ: “Chỉ cần đứng ngoài nhìn nhà cụ như thế này thôi là mãn nguyện lắm rồi”.
Nhiều người đã đặt những lẵng hoa nhỏ trên bức tường rào trước nhà Đại tướng.
Một tốp người vái vọng ở ngoài cổng để tỏ lòng thương tiếc và biết ơn công lao người đã khuất.
Cũng trong buổi sáng sớm, một đoàn gồm 103 người (tượng trưng cho tuổi của cố Đại tướng) có đủ tầng lớp, từ người già, thanh niên, trẻ em cùng mặc áo có in hình đại tướng. Anh Nguyễn Minh Đức, trưởng nhóm chia sẻ, sau khi in đủ 103 chiếc áo tang lễ có in hình đại tướng, anh đã đăng lên Facebook cá nhân để kêu gọi những người cùng yêu mến cố Đại tướng thành một hội 103 người. Chưa đầy một ngày, có tới 3.000 người đăng ký, trong số đó nhiều người ở các tỉnh như Bắc Giang, Bắc Ninh…
Nhóm cũng tập hợp và xếp thành hình con số 103. Theo anh Đức, hội đã liên hệ với gia đình Đại tướng xin được vào viếng, sau đó sẽ gửi lại những tấm hình này vào sổ lưu niệm.
Bá Đô
Theo VNE
Hà Nội mở rộng phố đi bộ quanh Hồ Gươm
Ngoài đề xuất của quận Hoàn Kiếm triển khai thêm phố đi bộ trong khu phố cổ, lãnh đạo thành phố Hà Nội còn yêu cầu nghiên cứu nhân rộng phố đi bộ quanh Hồ Gươm.
Hiện nay, tại khu phố cổ mới triển khai tuyến đi bộ Hàng Đào - Hàng Đường - Đồng Xuân vào các tối cuối tuần. Mới đây, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đã đề xuất mở rộng thêm phố đi bộ sang khu bảo tồn cấp 1 thuộc các phường Hàng Buồm và Hàng Bạc. Cụ thể gồm sáu tuyến phố: Hàng Buồm, Mã Mây, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, ào Duy Từ.
Các phố quanh Hồ Gươm như Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ nhiều khả năng trở thành phố đi bộ. Ảnh: Nguyễn Lê
Trước đề xuất đó, ngày 9/10, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã yêu cầu quận Hoàn Kiếm nghiên cứu toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như trật tự đô thị, an toàn cho người dân và du khách, cảnh quan đô thị, bảo vệ các di tích lịch sử, sắp xếp các phương tiện quanh phố đi bộ..., để hoàn thiện đề án mở rộng phố đi bộ ra khu bảo tồn cấp 1. Ngoài ra, phương án mở rộng ra khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm được nghiên cứu thêm.
Ông Khôi cũng chỉ đạo quận này đánh giá lại hoạt động của phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân để rút ra bài học, triển khai thêm các tuyến mới và phải hoàn tất đề án phố đi bộ trong tháng 10 để có thể triển khai ngay cuối năm nay.
Hà Nội hiện có 2 khu vực đi bộ là tuyến Hàng Đào - Đồng Xuân trong khu phố cổ và quanh Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phần lớn khách du lịch đến Hà Nội đều không thể bỏ qua trải nghiệm đi bộ mua sắm trên những con phố cổ, nhất là những phiên chợ đêm mở vào cuối tuần. Cũng vì sức hút này mà đôi lúc các tuyến phố đi bộ trở nên quá tải.
Trước thực tế đó, UBND quận Hoàn Kiếm đã đề nghị UBND TP. Hà Nội cho phép triển khai ề án mở rộng không gian phố đi bộ sang khu bảo tồn cấp I Khu phố cổ Hà Nội.
Đoàn Loan
Theo VNE
Nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng tại Vũng Chùa - Đảo Yến Vũng Chùa - Đảo Yến, có núi Mũi Rồng đâm ngang ra biển, với người Quảng Bình là vùng đất rất linh thiêng. Nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bao bọc bởi triền cát mênh mông trải dài tít tắp, cảnh vật hoang sơ thanh bình. Vũng Chùa - Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7km về phía nam,...