Bài viết hút 12 nghìn like chỉ sau vài tiếng đăng tải của cô gái làm việc không tưởng cho bố mẹ mình vào ngày mùng 1 Tết
Một câu chuyện nghẹn ngào thu hút 12k like và rất nhiều lượt bình luận của cộng đồng mạng.
Ngày Tết, ai cũng hân hoan niềm vui với những hi vọng 1 năm mới suôn sẻ, hạnh phúc. Thế nhưng có những gia đình, ở 1 góc nhỏ nào đó đang dậy sóng, để chỉ chờ qua Tết là trực trào dâng.
Mới đây, tâm sự buồn của cô gái trên 1 diễn đàn được rất nhiều người quan tâm. Câu chuyện khiến ai đọc cũng phải suy ngẫm.
‘Vì có người quen nên em xin dùng account clone để tâm sự với mọi người ?
Hôm nay mùng 1 Tết chắc hẳn mọi người vui vẻ bên gia đình lắm nhỉ? Những người xa quê hương không được về quê cùng gia đình chắc hẳn cũng ít nhiều tủi thân. Hôm nay, với em là một ngày cực kì kinh hoàng suốt hơn 20 năm qua. Em tự tay viết đơn ly hôn cho bố mẹ mình kết thúc cuộc hôn nhân mấy chục năm qua của bố mẹ. Cuộc hôn nhân không hề vui vẻ gì của bố mẹ em có lẽ kết thúc trong khoảnh khắc ấy rồi.
Bài đăng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng
Ngày mẹ lên xe hoa mong tình yêu ấy đơm hoa kết trái ra quả ngọt. Quả thực mẹ bảo lấy chồng lãi mỗi 3 chị em em. Mỗi ngày sống với bố đều là một cực hình với mẹ. Bố em nát rượu thậm chí bây giờ sảng rượu luôn rồi. Bố chửi gia đình, chửi vợ, chửi con từ ngày này qua ngày khác. Đến thậm chí đêm giao thừa bố cũng không để cả gia đình đón giao thừa vui vẻ.
Thực sự mẹ chịu đựng quá đủ rồi. Em cũng can ngăn rất nhiều lần chuyện bố mẹ rồi nhưng đều vô tác dụng. Những ám ảnh của bạo lực gia đình, của tiếng chửi rủa khiến mấy mẹ con không thể chịu đựng được nữa. Và hôm nay một đứa con đáng lẽ phải mong bố mẹ hạnh phúc không bỏ nhau thì lại tự tay viết đơn ly hôn cho bố mẹ… Vậy là kết thúc sớm những khổ đau mấy chục năm qua. Ngày mai lại là một ngày khác.
Video đang HOT
Hôm nay trời đẹp nhưng cũng thật buồn…
Mẹ của con sẽ hạnh phúc thôi’.
Rất nhiều người bày tỏ sự đồng cảm dưới bài viết. Thậm chí có người không nén được nước mắt khi đã từng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Chắc hẳn phải đau đớn lắm cô con gái mới tự tay viết đơn ly hôn cho bố mẹ mình.
Ảnh minh họa
Phụ nữ thường chọn cách cam chịu, khổ mấy cũng cố gắng gượng vượt qua chỉ vì lý do chăm lo cho con cái. Và khi con cái đã trưởng thành, biết nhận thức, suy nghĩ thì mọi nhẫn nhịn âm thầm của người mẹ đều không thể che giấu.
Một đời quá dài, cớ sao phải tạm bợ! Phụ nữ đã phải hi sinh quá nhiều, nếu cứ ‘tặc lưỡi’ biến sự chịu đựng thành thói quen thì cuộc sống chỉ là những ngày tồn tại vô nghĩa mà thôi.
Cũng như người vợ trong câu chuyện trên, có lẽ vì họ nghĩ cố gắng vì con cái nên giờ đây những điều xấu xí nhất đã in hằn trong đầu cô con gái, đến mức cô muốn tự mình kết thúc chuỗi ngày ác mộng này.
Bi kịch hôn nhân của bố mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến con cái. Hành động ấy như giọt nước tràn ly nhưng mọi thứ có được giải quyết dứt điểm hay không lại là sự quyết định của những người trong cuộc.
Thiết nghĩ, rất khó để người ngoài như chúng ta có thể đánh giá thế nào là đúng là sai. Thế nhưng, thời buổi hiện đại, xã hội ngày càng tiến bộ, phụ nữ cần yêu quý và trân trọng bản thân mình. Đừng nghĩ nhẫn nhịn, nhún nhường sẽ có được sự bình yên cho con cái. Thà chấp nhận 1 gia đình khiếm khuyết còn hơn giữ cho con mình 1 người bố chẳng ra gì.
Quyết định của nàng dâu ngày mùng 1 Tết khiến mẹ chồng thay đổi
Dù đã thống nhất ăn Tết bên nội từ ngày 26 đến hết mùng 1 Tết nhưng sau đó, vợ tôi bất ngờ thay đổi.
Sau khi đọc xong bài "Mẹ chồng muốn tôi về ngoại ăn Tết còn chồng thì không" và "17 năm về quê nội, Tết 2021 vợ dở chứng đòi về ngoại", tôi thấy đó là những mâu thuẫn rất thường trực trong cuộc sống.
Ngay cả bản thân gia đình tôi và vợ chồng em gái ruột tôi cũng mắc phải. Gần đây, khi đi dự sinh nhật đứa cháu con em gái tôi, chúng tôi lại lôi chuyện về Tết nội, Tết ngoại ra bàn tán.
Em gái tôi lấy chồng ở Nghệ An.
Để vợ chồng không xảy ra xung đột, mâu thuẫn chuyện Tết nội, Tết ngoại, các cặp đôi phải biết cách tổ chức, đàm phán, thoả thuận và đôi khi phải biết chấp nhận lẫn nhau.
Năm ngoái, hai vợ chồng em ấy về Nam Đàn từ ngày 26/12 âm lịch. Ngày mùng 5 Tết, cả hai sang quê ngoại ở TP.Hải Phòng. Có lẽ đối với người xứ Nghệ, tính cộng đồng và văn hoá làng xã còn rất đậm nét. Họ quý người, thương con dâu ở xa và nhớ cháu nội nên muốn con ăn Tết thật nhiều ngày với mình.
Ông bà bên gia đình chồng của em gái tôi có nghề làm đậu phụ, nấu r ợu và nuôi lợn. Mỗi độ cuối năm, ông bà lại để dành con lợn to để gi ết thịt, mời họ hà ng, anh em đến ăn. Do ở xa con cái, lại ít được ra thăm cháu nên ông bà rất chu đáo trong việc đón cháu nội từ Hà Nội về.
Năm nay, kịch bản cũ ấy lại được lập lại. Gần đây, ông bà đã "đánh tiếng trước" khi gọi điện thoại cho con trai bảo con dâu thu xếp về Tết sớm.
Về phần em gái tôi, vốn dĩ lấy chồng xa, ký ức em ấy hãy còn lưu luyến những kỷ niệm của ngày đón Tết xưa tại quê nhà.
Em hay kể lại những ký ức ấy với chồng. Hôm sinh nhật con, em ấy lại khơi lại chuyện về quê ngoại ăn Tết với chồng. Lúc này, chồng em gái tôi có vẻ không hài lòng, không muốn đồng ý với ý kiến của vợ. Cậu ấy dùng dằng, im ỉm, đánh trống lảng cho qua chuyện.
Thấy vậy, em gái tôi bàn tính thêm. Em tôi nói với chồng là để cô ấy ăn Tết bên nhà ngoại đến mùng 3 thì về quê nội và không cần chồng về Hải Phòng ăn Tết cùng. Nói một cách dễ hiểu là nhà ai người nấy về.
Thiết nghĩ, chỉ còn một thời gian ngắn nữa là đến Tết cổ truyền của dân tộc, những cặp vợ chồng trẻ đều có nhiều dự tính cho riêng gia đình nhỏ của mình. Trong bản thân mỗi cá nhân đó, tôi chỉ khuyên một điều là phải biết cách thức tổ chức, đàm phán, thoả thuận và đôi khi phải biết chấp nhận lẫn nhau.
Đây là vấn đề đòi hỏi cả hai phải biết hy sinh mình và cùng nhìn vào thực tế cụ thể của gia đình mình để giải quyết hài hoà sự việc. Trường hợp của tôi, vợ tôi rất nguyên tắc, dứt khoát và khô cứng khi quyết định việc gì đó.
Năm trước, chúng tôi đã lên kế hoạch trong dịp Tết 2019 như sau: Hai vợ chồng tôi ở Hải Phòng từ 27 âm lịch đến ngày mùng 1 Tết. Chiều mùng 1, vợ tôi đòi về Nam Định để hưởng thụ không khí đón xuân ngày đầu tiên tại quê ngoại.
Tôi đồng ý ngay mặc dù mẹ tôi phật ý vì cho rằng đi trong ngày này là rước lộc đi, mất lộc của nhà chồng. Từ năm đó đến nay, khi em tôi lấy chồng xa thì việc con cái về Tết ngày nào bà cũng chấp nhận. Bà chỉ nói một câu mà tôi thấy rằng nhận thức của bà đã thay đổi và tiến bộ.
Bà nói rằng: "Các con về được ngày nào thì về, bố mẹ không quan trọng và nặng nề". Như vậy, để mọi người thấy rằng, cuộc sống còn rất dài phía trước, hãy mềm dẻo và lựa nắn trong từng trường hợp, từng hoàn cảnh cụ thể. Cốt là giữ được ngọn lửa hạnh phúc gia đình luôn ấm mãi.
Mong ước bố mẹ không còn cãi vã Bố mẹ tôi hơn 40 tuổi, nhà tôi có 2 chị em. Bố tôi rất thích nhậu, còn mẹ hay cằn nhằn. Mỗi khi bố làm những điều không đúng những gì mẹ mong muốn là mẹ lại nói này nọ. Cuộc sống của tôi không được trọn vẹn như bao người khác, những thứ tôi mong muốn có được không phải vật...