Bài văn tả chó của học sinh lớp 3 bị cô giáo cho 1 điểm và mời phụ huynh lên gặp, dân mạng đọc thử rồi tranh cãi ầm ĩ
Không ai có thể lường trước được bước đi này của em học sinh.
Trẻ nhỏ luôn ngây thơ và nhìn nhận thế giới xung quanh theo cách đơn giản, vô tư nhất. Không ít lần người lớn đã có những trận cười vỡ bụng khi đọc những bài văn tả của các em bởi nó chân thật hơn cả… chữ thật như “Mẹ em toàn ngủ đến trưa mới dậy”, “Nhà em có một ông nội” hay “Trên đời bố em sợ nhất là mẹ em”…
Trên MXH năm 2019 cũng đã từng xuất hiện một bài văn như thế khiến cộng đồng mạng xôn xao. Được biết, bài làm này là của một em học sinh lớp 3 viết về đề bài “tả về con vật mà em thích nhất”.
Nội dung bài văn của cậu bé như sau:
“Có rất nhiều con vật mà em thích. Nhưng em thích nhất là con chó. Không những em thích mà bố em cũng rất thích. Cứ dịp cuối tuần hoặc cuối tháng, bố em bảo mẹ em chiều nay làm tí chó đi, vì mẹ em không có tiề.n nên mẹ em chỉ mua một cân một, thế là mẹ em cho vào luộc hoặc nấu rượu mận. Vậy là tối hôm đó, em và bố em rất thích”.
Bài văn gây tranh cãi
Video đang HOT
Điều đáng chú ý ở đây là bài văn rất chân thật này của cậu bé lại làm cho cô giáo bực mình và đã chấm 1 điểm kèm theo lời nhận xét: “Ngày 6/5 phụ huynh lên gặp cô”.
Hành động này của cô giáo đã nhận lại rất nhiều phản ứng trái chiều của cộng đồng mạng. Không ít người cho rằng cô giáo đang chấm điểm hơi gay gắt, bởi học sinh mới chỉ đang học lớp 3 nên thấy gì viết vậy là điều dễ hiểu, chưa đến mức phải mời gặp phụ huynh.
Trẻ con vốn có lối suy nghĩ đơn giản và ngây thơ, vì vậy có thể chúng sẽ cho “ra lò” những bài văn có nội dung khiến giáo viên phải “ngã ngửa”. Trong trường hợp này, cô giáo nên nhẹ nhàng giải thích để cậu bé có thể hiểu và thay đổi cách viết văn của mình chứ không nên cho điểm kém cũng như mời phụ huynh lên gặp mặt như vậy.
Một vài bình luận của netizen:
- Lớp 3 các cháu vẫn còn thật thà, thấy gì viết vậy cũng là dễ hiểu. Có gì chưa đúng cô giáo nên nhẹ nhàng giải thích chứ không phải cho 1 điểm rồi mời phụ huynh gay gắt như kia, bởi làm như thế trẻ cũng không hiểu mình làm sai ở chỗ nào được.
- Có thể cô giáo không đồng ý với trẻ khi viết về việc ăn thịt chó. Nhưng đó là chuyện riêng của gia đình, cô giáo có thể trao đổi riêng với phụ huynh, không phải lỗi của trẻ, nên cô cho điểm như vậy là chưa được linh hoạt.
- Ít nhất thì bạn học sinh cũng viết văn theo ý hiểu riêng của mình chứ không phải học thuộc theo văn mẫu 10 bài như 1, mình nghĩ cô cũng nên xét đến tính sáng tạo của học sinh chứ.
- Không xét đến việc làm trong bài văn là đúng hay sai, thực chất cậu bé viết cũng thú vị, mạch lạc đó chứ, xét đến cả những yếu tố ấy để chấm điểm nữa chứ.
Học sinh làm phép toán 11 - 4 = 7 bị chấm sai, phụ huynh bức xúc đi hỏi cô giáo thì nhận về câu trả lời không ai ngờ tới
Nếu chỉ tính theo cách bình thường, tất cả học sinh đều không bao giờ làm đúng đề bài mà cô giáo đưa ra.
Đối với những người lớn đã rời xa ghế nhà trường để đi làm từ lâu, đôi khi chúng ta sẽ quên vài kiến thức đã từng học hay không còn giải được một vài toàn khó. Nhưng khi nhắc đến những phép tính tiểu học cơ bản như cộng trừ nhân chia, ai cũng đều tự tin mình sẽ dễ dàng giải được chỉ trong vài giây. Thế mà một phép tính trừ đơn giản dưới đây lại khiến cả học sinh và phụ huynh của một trường tiểu học tại Trung Quốc phải đau đầu.
Theo đó, một phụ huynh Trung Quốc than phiền trên mạng xã hội rằng con mình bị cô giáo chấm sai một phép tính vô cùng đơn giản, và rõ ràng phụ huynh này kiểm tra lại nhưng cũng không hề thấy có điểm gì sai sót. Đáng nói, gần như tất cả học sinh trong lớp đều trả lời cũng một đáp án và bị cô giáo chấm sai. Chỉ có một học sinh được điểm tuyệt đối vì đã đưa ra được đáp án đúng ý cô giáo.
Nhìn đề bài mà phụ huynh này đăng lên, nhiều người cũng đồng tình rằng chỉ nhìn qua cũng biết học sinh đã đưa ra đáp án chính xác. Theo đó, đề bài cô giáo đưa ra là: "Có 11 bóng đèn trong lớp học, tắt đi 4 bóng thì trong lớp còn lại bao nhiêu bóng đèn?". Đương nhiên, sẽ không ngạc có gì ngạc nhiên khi phần lớn mọi người sẽ dễ dàng đưa ra đáp án là 7, vì 11 - 4 = 7.
Gần như tất cả các học sinh đều trả lời đáp án là 11 - 4 = 7 nhưng đều bị cô giáo chấm sai
Cảm thấy bức xúc vì cho rằng cô giáo chấm điểm không đúng, các phụ huynh đều đồng loạt nêu ra ý kiến của mình trong nhóm chat chung của lớp học. Đến lúc này, câu trả lời của cô giáo lại khiến họ vô cùng bất ngờ và gật gù chấp nhận, vì hóa ra ra đây là một câu hỏi "bẫy" để kiểm tra tư duy logic của học sinh.
Cô giáo giải thích, đáp án chính xác không thể là 7 mà phải là 11. Vì khi 4 bóng đèn bị tắt, chúng vẫn là bóng đèn chứ không hề bị mất đi. Câu hỏi trong bài là "còn bao nhiêu bóng đèn" chứ không phải "còn bao nhiêu bóng đèn đang sáng". Vì vậy, nếu không đọc kỹ mà chỉ lấy tổng số 11 bóng đèn trừ đi 4 bóng đèn đã tắt thì không thể đưa ra được đáp án phù hợp với tư duy logic.
Kết quả này khiến nhiều phụ huynh đồng tình, vì nó giúp con trẻ có thể khai phá thêm nhiều hướng suy nghĩ mới trong khi làm một phép tính đơn giản. Tuy nhiên, cũng có vài ý kiến phản đối cho rằng việc ra đề như vậy không phù hợp trong bài thi số học bình thường, vì học sinh chỉ áp dụng đúng những gì đã được dạy. Nếu câu hỏi này được sử dụng trong các buổi đố vui giải lao, để thử thách trí não của học sinh nhưng không liên quan đến điểm số thì sẽ phù hợp hơn.
Đây chỉ là một trong số các phép tính "hack não" phổ biến trên mạng thường tạo ra nhiều ý kiến tranh cãi của mọi người. Tương tự, ở Việt Nam cũng từng có một bài toán khiến nhiều người tranh cãi khi cô giáo ra đề bài: " Hai bác thợ cưa một cây gỗ dài 7m thành những đoạn dài 1m. Cứ 12 phút thì cưa xong một đoạn. Hỏi cưa cả cây gỗ hết bao lâu?".
Đáp án "hack não" khiến mạng xã hội xôn xao
Học sinh đã đưa ra cách giải: "Cưa cả cây gỗ đó hết số phút là: 12 x 6 = 72 (phút)", vì cho rằng đoạn gỗ 7m, cưa thành 7 đoạn 1m bằng nhau thì chỉ cần cưa 6 lần. Tuy nhiên cách làm này bị cô giáo gạch sai và thay bằng đáp án: "Cưa được số đoạn là: 7x1=7 đoạn. Cưa cả cây gỗ hết thời gian là 12x7=84 phút".
Nhiều ý kiến cho rằng cô giáo đã giải sai, Cây gỗ dài 7 đoạn thì chỉ cần 6 lần cưa là đủ và thời gian cưa là 72 phút. Nhưng cũng nhiều người nói rằng vì đây là câu hỏi "bẫy", nên theo logic đúng, phải tính cả lần cưa gỗ từ thân cây, tức là 7 lần.
Học sinh làm "1+2+2=5" bị cô giáo gạch đỏ, phụ huynh bức xúc đi kiện thì nhận về câu nói gâ.y số.c: "Sao vô lý vậy được?" Bài toán khiến netizen tranh cãi. Đối với các bậc phụ huynh, việc học tập của con cái luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Trong quá trình hướng dẫn con học bài, không ít cha mẹ đã có những trải nghiệm đầy thú vị và đôi khi không kém phần "thử thách". Nhiều người thừa nhận từng cảm thấy...