Bài văn tả bố của học sinh tiểu học không khác gì bóc phốt, kể luôn tật xấu ai nghe cũng ngại, kiểu này bố hết dám đi họp phụ huynh!
Bài văn tả bố của học sinh tiểu học khiến dân mạng được phen cười nắc nẻ.
Tập làm văn là một trong những phân môn quan trọng nhất trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. Thông qua bộ môn này, học sinh được thể hiện khả năng ngôn ngữ, từ vựng, cách đặt câu, diễn giải vấn đề, được vận dụng óc quan sát, trí tưởng tượng, sự sáng tạo,… Đây được xem là bài đánh giá tổng quát nhất về năng lực tiếng Việt của học trò trong quá trình học tập. Tuy nhiên, với sự ngây ngô và thật thà của mình, không ít bài văn khiến dân mạng cười nắc nẻ.
Một bài văn tả bố gần đây lại được dân mạng truyền tay nhau, không phải vì đây là một áng văn xuất sắc, lai láng đi vào lòng người mà lại là một bài “ bóc phốt” bá đạo hết chỗ nói. Trong bài văn, sau khi giới thiệu tên tuổi của bố, bạn nhỏ này bắt đầu miêu tả chi tiết về bố mình, nhưng câu nào câu nấy đều đầy ý chê bai.
Bạn nhỏ này miêu tả bố có hình dáng còi và cao, đặc biệt nhất là bố hay “ thả bom”. Sau đó, bài văn kể về việc bố làm vào ngày nghỉ và tình cảm giữa hai bố con.
Video đang HOT
Ảnh: Internet
Đọc chi tiết bố “còi và cao” dân mạng đã không thể nhịn được cười, đến đoạn bóc phốt tật xấu hay “thả bom” của ông bố thì ôi thôi, ai cũng xỉu lên xỉu xuống vì quá bá đạo. Ai cũng cho rằng chủ nhân của bài văn này phải là một học trò vừa thật thà vừa ngây thơ, đặc biệt là vô cùng hài hước thì mới dám đem chi tiết này vào bài văn.
Ở phía dưới, cô giáo không vội chấm điểm mà chỉ để lại lời phê: Con nên lựa chọn chi tiết hay để kể. Sắp xếp ý lộn xộn!
Chưa biết bài văn này có thật là bài tập của một học sinh hay không, song dân mạng đã được phen cười nắc nẻ với những câu từ trong bài viết và không ngừng chia sẻ rầm rộ trên MXH. Netizen cũng thắc mắc, nếu đây là bài tập làm văn thật của học trò thì liệu sau khi ông bố đọc xong sẽ có thái độ như thế nào. Đúng là không thể đùa được với ngòi bút trẻ con!
Thêm bài văn tả mẹ "bất hủ" của học sinh tiểu học: Mẹ đọc xong phải đặt lịch đi thẩm mỹ gấp
Chỉ có học sinh tiểu học mới đủ "can đảm" tả mẹ như thế mà thôi.
Nhiều người nhắc đến những bài văn tiểu học thì thấy buồn cười, thú vị, sáng tạo... khiến ai đọc được cũng thấy mình như trẻ lại. Nhưng đó là khi bạn không phải là... "nạn nhân" được miêu tả trong bài. Thử nghĩ nhé, giả sử lên lớp con tả: "Bố rất cao lớn. Mỗi lần bố ôm em, em chìm trong bóng tối", "Bố hơi lười chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy" hay "Mẹ em dữ như sư tử"; "Mẹ em không đẹp nhưng bác bán thịt lợn đầu ngõ phải ngước nhìn" ... thì có phải huyết áp tăng vùn vụt hay không?
Thế nhưng chủ đích của tụi nhỏ không phải là bóc phốt hay kể xấu các ông bố bà mẹ của mình. Vì ngây thơ và quá thật thà cùng với trí tưởng tượng vượt quá mức mong đợi nên mới có những "tác phẩm" văn chương gây choáng váng vậy thôi.
Cũng có khi muốn tả mẹ xinh đẹp mĩ miều nhưng ngôn từ... có hạn, thành ra kết quả khiến dân tình cười lăn lộn như cậu bé dưới đây:
Muốn tả mẹ xinh đẹp mĩ miều nhưng ngôn từ... có hạn, thành ra kết quả khiến dân tình cười lăn lộn.
Cậu bé viết: "Trong gia đình em người em yêu quý là mẹ, em rất yêu quý mẹ. Mẹ em năm nay 42 tuổi, dáng khuôn mặt rất to tròn xòe như hai hòn bi xòe. Hai đôi mắt to tròn, mẹ ở trong nhà luôn chuẩn bị quét nhà, nấu cơm, giặt quần áo. Em luôn giúp mẹ trông em để quét nhà. Em rất yêu mẹ em".
Sự so sánh ngộ nghĩnh của con trẻ và cách dùng từ khiến bài văn trở nên thú vị hơn bao giờ hết: "Dáng khuôn mặt rất to tròn xèo như hai hòn bi xòe". Nhiều người đọc xong cho rằng, họ vận dụng hết trí tưởng tượng nhưng không thể nghĩ ra "dáng khuôn mặt" mà như "hai hòn bi xòe" cộng thêm hai mắt cũng to tròn thì trong người mẹ sẽ như thế nào: "Đọc mà cười đau cả ruột, mẹ xem xong chắc soi gương rồi có khi book lịch thẩm mỹ ngay đấy chứ. Nhưng mà đọc mấy bài văn thế này thấy dễ thương ghê" , một cư dân mạng bình luận.
Thêm một bài văn bóc phốt khiến các ông bố khóc thét: Từ trốn việc đến mê chân dài nhưng 'lươn lẹo" nhất là câu chốt cuối Nhiều ông bố đọc xong hẳn giật mình thon thót. Con người ta tả bố mà sao như nói về bản thân mình thế kia? Học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 1, lớp 2 mới làm quen với thể loại văn miêu tả, cộng thêm sự ngây thơ, hồn nhiên của lứa tuổi nên nhiều em đã cho ra đời...