Bài văn tả bà nội của cô bé lớp 2 khiến dân tình phát sốt, đọc đến đoạn tả ngoại hình đến thiếu nữ còn “phát hờn” vì ghen tỵ
Bà nội thời 4.0 phải thế chứ, đâu cứ phải lên chức bà là da nhăn nheo, tóc lấm tấm bạc hay nhai trầu móm mém.
Một bài văn của bé lớp 2 tên Khánh Linh được chia sẻ trên diễn đàn với lời tựa “Các bạn có suy nghĩ gì về bài văn tả bà thời nay của học sinh” thu hút sự chú ý của đông đảo thành viên. Ngoài nét chữ đẹp như in, sạch sẽ nắn nót, nội dung bài văn càng khiến nhiều người yêu thích bởi tả bà nội nhưng vô cùng trẻ trung và khỏe khoắn.
“Trong gia đình em, người em yêu và kính trọng nhất là bà nội em. Bà em tên là Thu năm nay bà em 56 tuổi. Tuy bà em đã nhiều tuổi nhưng da bà vẫn trắng mịn. Mái tóc của bà vẫn đen và mượt bóng. Bà rất thích đi bộ và ăn cá kho… Mỗi tối đi học về, bà thường nấu những món ăn rất ngon, tắm rửa cho em đi chơi. Buổi tối, bà còn vỗ lưng cho em dễ ngủ. Để bà vui và hạnh phúc em thường bóp vai đấm lưng, học giỏi và vâng lời bà”.
Tuy bà em đã nhiều tuổi nhưng da bà vẫn trắng mịn. Mái tóc của bà vẫn đen và mượt bóng.
Video đang HOT
Trong bài, hình ảnh bà da nhăn nheo, tóc lấm tấm bạc như… văn mẫu đã được thay thế bằng một người bà với mái tóc đen mượt bóng và làn da trắng mịn. Hiện nay, hình ảnh những người phụ nữ trên 50 ăn mặc sành điệu đã không còn xa lạ nữa; nhiều người đã lên chức bà nhưng rất trẻ trung. Được biết bài văn dù đã xuất hiện nhiều năm nhưng vẫn được chia sẻ lại vì quá đáng yêu và chân thật.
Trước đó, một cô bé cũng từng gây sốt khi tả về bà mình: “Bà ngoại em có mái tóc tém nhuộm màu vàng. Hằng ngày bà mặc váy ngắn, mang giày cao gót, đi làm trên chiếc xe máy tay ga…”. Người mẹ cho biết, những miêu tả của con gái thực ra không sai chút nào vì mẹ chị sinh con gái đầu lòng lúc mới 20 tuổi. Chị thì sinh con gái đầu lòng năm 25 tuổi. Hằng ngày mẹ chị vẫn đi làm ở công sở và vẫn còn khỏe mạnh, yêu đời… Tóc ngắn nhuộm vàng, váy ngắn tới đầu gối hay giày cao gót là chuyện thường ngày. Mà không chỉ riêng mẹ tôi đâu, tôi thấy rất nhiều bà ngoại trẻ bây giờ đều thế cả.
Học sinh được tự do bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình là cách để khuyến khích sự sáng tạo.
Tuy nhiên, bài tập làm văn bị điểm bốn với lời phê “thiếu thực tế” dù rằng đó là những lời tả thực về người bà vẫn còn trẻ trung của cô bé lớp ba. Vì theo lời cô giáo thì bà ngoại như thế là… không đúng với hướng dẫn: “Bà ngoại phải là tóc dài bạc trắng búi sau gáy chứ không phải tóc tém nhuộm vàng. Bà ngoại đi xe đạp hay đi bộ chứ làm sao cưỡi được xe máy tay ga. Bà ngoại mặc đồ bộ và mang dép hay guốc chứ không phải váy ngắn tới đầu gối và giày cao gót…”.
Trên thực tế, văn chính là đời, là những gì diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Vì vậy, việc học sinh bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình là điều rất đáng khuyến khích.
Hiện nay, cách dạy và học dần chuyển sang hướng phát huy năng lực học sinh, hạn chế sự thụ động làm theo văn mẫu. Văn mẫu chỉ như một công cụ, một phương tiện giúp học sinh luyện kĩ năng. Sản phẩm học tập của học sinh thu được sau khi có kĩ năng là sự sáng tạo cá nhân, không phải là sự dập khuôn, bắt chước y như nguyên mẫu. Một bài văn hay vì thế phải là sự kết hợp kể, tả chân thật và lồng cảm xúc thực của các em vào đó chứ không phải chép các bài văn mẫu để chạy theo điểm số. Mỗi học sinh là một cá thể, có sự sáng tạo, cảm xúc và khả năng riêng, và giáo viên cần tôn trọng sự sáng tạo, tính cá thể đó trên cơ sở đáp ứng được mục tiêu phát triển năng lực của người học
Cậu bé cấp 1 làm văn tả bố mà như phim hành động, cả hai trải qua biến cố gì mà cô giáo đọc xong phải phê: "Sợ quá nhỉ"
Cộng đồng mạng được phen cười vỡ bụng với những chi tiết như phim trong bài văn.
Mỗi khi stress, chỉ cần đọc những bài văn miêu tả của học trò, đảm bảo bạn sẽ có ngay một tràng cười vỡ bụng. Sự hồn nhiên, cùng trí tưởng tượng quá đà của trẻ đã tạo ra vô vàn áng văn bất hủ. Bài văn dưới đây chính là một minh chứng.
Theo đó, một em học sinh đã viết văn miêu tả bố. Dù làm nghề trồng cây cảnh nhưng qua ngòi bút của em này, ông bố hiện lên vô cùng anh hùng, dũng cảm. Khi cậu bé bị bắt cóc (chả rõ có thật hay không), bố đã xông tới kịp thời, cứu con thoát khỏi tay kẻ xấu. Cô giáo đọc xong cũng hết hồn, phê ngay 1 câu "Sợ quá nhỉ!".
Cụ thể cậu bé viết:
"Bố tôi là một chuyên gia trồng cây cảnh, cũng từng đạt giải nhất cuộc thi cây cảnh quốc tế vì thế tuy nhà không có rộng nhưng vẫn có khá nhiều cây. Gần đây do bố hay đi công tác nên giao nhiệm vụ chăm sóc cây cảnh cho tôi, vì muốn bố vui và tôi cũng muốn được gần gũi với thiên nhiên nên rất chăm chỉ làm việc này.
Có một lần tôi đang đi mua phân bón cho cây cảnh khi về gần đến nhà có một người thanh niên ra ôm lấy tôi và bắt lên tôi lên xe máy tôi rất sợ . Nhưng đúng lúc đó bố tôi cũng đi làm về khi thấy tôi trên xe của người lạ bố đã đuổi theo. Bọn bắt cóc quá sợ hãi nên đã vứt tôi xuống. Bố tôi thấy vậy nhảy xuống xe ôm tôi vào lòng khi xe đang chạy rất nhanh...".
Được biết bài văn này từng xuất hiện cách đây một thời gian nhưng mới đây lại được cộng đồng mạng khai quật lại. Nhiều phụ huynh sau đó cũng chia sẻ lại những kỷ niệm hài hước khi được con cái viết văn miêu tả. Một phụ huynh tên A.N kể : "Lại nhớ ông con trai lớp 4 của tôi. Tả bố em có thể vác được cả cây cổ thụ. Tôi đọc xong mà không biết nó tả ông nào".
Học sinh lớp 1 hồn nhiên "dằn mặt" cô giáo trong bài văn miêu tả: Viết câu gì mà cô vội vàng hứa lần sau không thế nữa? Có lẽ khi đọc được lời văn miêu tả ngây ngô của trẻ, cô giáo cũng không thể nhịn cười. Những bài văn miêu tả của học sinh cấp 1 luôn là "kho tàng truyện cười dân gian" của người lớn. Bởi trẻ nhỏ quá ngây ngô, đáng yêu, mỗi lần viết văn là đều dốc hết bầu tâm tư trong lòng. Ngay...