Bài văn lạ về nỗi sợ của loài người
Diễn viên Lương Mạnh Hải lại nói: “Tôi chỉ sợ luật pháp”… Phải chăng bên cạnh sự can đảm thì cái sợ ở một khía cạnh nào đó cũng thật cần thiết?
Ảnh minh họa
Đề bài:
Trong bài phỏng vấn diễn viên Lương Mạnh Hải trên trang tạp chí điện tử Đẹponline ngày 14.9.2012 có đoạn đối thoại sau:
- Còn anh, anh sợ “thằng”nào?
- Tôi chỉ sợ luật pháp.
- Ngoan hiền thế kia sao phải sợ luật pháp?
- Đấy, chính vì sợ luật pháp nên mới ngoan hiền.
Video đang HOT
Lấy “Sợ” làm đề tài, anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình .
Bài làm:
Napoleon từng nói “Kẻ nào sợ bị khuất phục, kẻ đó sẽ thất bại.” Bởi thế nên trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn được khích lệ động viên bằng những câu nói “Đừng sợ thất bại”, “Chớ sợ khó khăn”… Có lẽ trong suy nghĩ của nhiều người, cái sợ dường như thật vô ích, cái sợ trở thành một thứ ngăn trở con người tiến lên, thành công. Vậy mà trả lời phỏng vấn một tờ báo, khi được hỏi sợ điều gì, diễn viên Lương Mạnh Hải lại nói :”Tôi chỉ sợ luật pháp.” “- Ngoan hiền thế kia sao phải sợ luật pháp?” “- Chính vì sợ luật pháp nên mới ngoan hiền.” Phải chăng bên cạnh sự can đảm thì cái sợ ở một khía cạnh nào đó cũng thật cần thiết?
Sợ là cảm xúc lo lắng, bất an khi đối diện với một nỗi nguy hiểm hoặc một mối đe dọa nào đó có thể xảy đến với mình. Sợ là một biểu hiện tâm lý mà bất kỳ ai cũng sẽ gặp phải trong cuộc sống, nó luôn hiện diện thật phong phú. Một đứa bé có thể sợ không có mẹ ở bên, một học sinh sợ bị điểm kém, một cô gái nhút nhát có thể sợ khi đối diện với đám đông, một người bán rong sợ trời mưa gánh hàng bị ế, một người sắp rời khỏi cuộc đời sợ cái chết,…. Theo các nhà tâm lý học thì sợ là một cảm xúc thuộc về bẩm sinh, bản năng của mỗi con người, nó là một điều rất đỗi bình thường.
Đa phần ta vẫn thường cho rằng sợ hãi là một cảm xúc không tốt, nó khiến con người trở nên nhụt chí, trở nên hèn nhát và cản trở thành công. Kinh Phật cũng đề cao cái “vô úy”, “vô sở úy” (Tức là không sợ hãi) mà răn rằng: “Đừng nên để lòng vào chỗ sợ hãi lắm mới xa lìa trong trường chiêm bao tráo trác”.
Nếu sợ thất bại mà không dám đối diện với khó khăn, không dám thử, không dám khám phá những cái mới, cái sợ đó sẽ khiến con người trở nên nhỏ bé và giới hạn khả năng của chính mình. Turgot nói: “Có những người vì sợ gãy chân mà không dám bước đi. Nhưng không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy?” Quả thực, với cuộc sống phong phú này thì một lần dám đối diện với thử thách, một lần dám “liều” thì con người sẽ khám phá và mở rộng hơn rất nhiều cuộc sống vốn ngắn ngủi, đó là khi thành công đến, là khi tìm thấy và khẳng định được chính mình.
Nếu sợ cường quyền mà khuất phục, cúi đầu để được sống, để đạt được mục đích đê hèn thì nỗi sợ hãi đó cũng thật đáng khinh. Sợ cấp trên nên nịnh nọt để được thăng tiến, để không bị trù dập, sợ mất cơ hội mà tranh giành, đấu đá dẫm đạp nên mọi giá trị. Những nỗi sợ đó khiến con người vốn nhỏ bé lại càng bị kéo xuống thấp hơn.
Nhưng không phải vì thế mà cứ sống một cách ngang tàng, không biết sợ bởi lẽ có những nỗi sợ lại rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu biết tiết chế nỗi sợ hãi và biết sợ hãi đúng lúc, đó có khi lại là một cách hay để sống tốt cuộc sống của mình.
Bởi lẽ đối diện với bất kỳ một vấn đề nào trong cuộc sống, cái sợ sẽ khiến con người trở nên cẩn trọng hơn. Cuộc sống luôn ẩn chứa những khó lường, những thay đổi mà con người không thể biết hết, sợ những hiểm nguy đó cũng giống như một người đi trong đêm sợ bóng tối vậy. Để từ nỗi sợ đó, ta sẽ tính toán cẩn thận và có những bước đi đúng đắn. Sợ thất bại, ta sẽ cẩn trọng để không phải mắc sai lầm, để đi đến thành công nhanh chóng hơn. Nếu không biết sợ, ai cũng có thể nhắm mắt làm liều, làm bừa thì hậu quả sẽ khôn cùng. Vụ sập cầu Cần Thơ năm 2008 chẳng phải cũng là biểu hiện của sự thiếu cẩn trọng mà căn nguyên của nó cũng chỉ vì không biết sợ hay sao?
Hơn nữa, đôi khi cái sợ lại là biểu hiện trái chiều của thái độ trân trọng với cuộc đời. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Mỗi một con người vì ngại chết mà muốn sống. Mỗi một con người vì sợ mất tình mà giữ mãi một lòng nhớ nhung.” Một ví dụ giản dị nhất của nỗi sợ, đó là sợ cái chết. Sợ cái chết không chỉ là một nỗi sợ bản năng của con người mà với những người biết trân trọng cuộc sống, sợ cái chết vì còn nhiều điều chưa hoàn thành, vì còn nhiều dự định còn ấp ủ. Không yêu đời sao phải ngại chết, không trân trọng tình người sao phải sợ mất tình?
Ta vẫn thường nhìn nhận sự sợ hãi đồng nghĩa với hèn nhát, thiếu can đảm, từ đó mà xem nhẹ, coi khinh cái sợ. Nhưng đôi khi, có những nỗi sợ hãi lại tôn con người lên, khẳng định phẩm giá của con người, như nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao – một con người không biết sợ bất cứ thế lực nào nhưng lại có một nỗi sợ thật cao quý “sợ phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.” Chính cái sợ đó đã tôn vinh Huấn Cao lên thêm một bậc của kẻ anh hùng.
Trở lại với cuộc đối thoại ngắn của diễn viên Lương Mạnh Hải để thấy được một trong những điều con người nên sợ hãi, đó là sợ pháp luật. Người ta thường nói, nếu không làm điều gian tà, độc ác, sao phải sợ sự trừng trị của pháp luật? Nhưng Lương Mạnh Hải lại cho rằng người thiện lương mới là người sợ pháp luật. Bởi lẽ cái sợ sự trừng trị nghiêm minh của pháp luật với những kẻ gian tà thực chất chỉ là cái sợ bề ngoài, cái sợ thuộc về bản năng khi phải đón nhận một bản án không tốt dành cho mình. Còn cái sợ pháp luật của người lương thiện đó không chỉ là cái sợ để hướng con người biết giới hạn, biết hành xử đúng mực mà đó là cái sợ khi phải đối diện với tòa án lương tâm trong chính mỗi con người.
Xã hội sẽ ra sao nếu như ai ai cũng không biết sợ pháp luật? Đó là khi những quy tắc, chuẩn mực, giới hạn bị phá vỡ, khi mọi quyền của con người bị xâm phạm một cách ngang nhiên. Đó là khi ai cũng có thể lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để gây tội ác, như những dư chấn sau vụ án Lê Văn Luyện, đó là tội ác của Lê Anh Tuấn, không biết sợ pháp luật vì biết mình chưa đủ độ tuổi luật định để nhận bản án thích đáng của pháp luật đối với tội ác dã man của mình.
Bởi thế mà cái sợ không phải lúc nào cũng là vô ích, vô nghĩa. Sợ để biết sống đúng mực, sợ để biết trân trọng những gì đáng quý trong cuộc đời, sợ để biết cẩn trọng hơn. Đó là cái sợ nên có trong cuộc đời.
Cuối cùng, thực chất, sợ và không sợ cũng chỉ tồn tại trong cùng một mối quan hệ mà thôi, vì sợ cái này mà không sợ cái kia. Nó giống như sự can đảm của người lính, không sợ cái chết bởi sợ sống một cuộc sống còn tồi tệ hơn cái chết, đó là cuộc sống của một dân tộc đã chết. Nó cũng giống như nhà bác học Ga-li-lê không sợ giáo hội Thiên Chúa giáo thế kỉ XVIII vì sợ chân lý bị đánh cắp khi bảo vệ quan điểm Trái Đất quay quanh mặt trời của mình. Bởi vậy sợ và không sợ, cái nào nên, cái nào không nên thực chất không có ranh giới rõ rãng, ranh giới đó do chính mỗi người tự đặt ra khi đối diện với mọi vấn đề trong cuộc sống. Để làm sao, dù không sợ hay sợ thì ta vẫn luôn hành xử một cách đúng mực.
Còn tôi, tôi sợ một ngày tôi đánh mất chính mình…
Theo Dantri
Thủy điện Đồng Nai 6, 6A vẫn ẩn chứa nhiều... nỗi sợ
Nhiều chuyên gia vẫn tỏ ra nghi ngại về những tác động tiêu cực của dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A đối với môi trường cũng như hệ sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên.
Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A do Tập đoàn Đức Long Gia Lai (ĐLGL) làm chủ đầu tư, nằm trên địa bàn bàn 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Phước. Trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, lộ trình Thủy điện Đồng Nai 6 đưa vào vận hành năm 2015 và Thủy điện Đồng Nai 6A đưa vào vận hành năm 2016. Tuy nhiên, hai dự án này đã trải qua hơn 6 năm chuẩn bị do còn nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Tại buổi họp Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá ĐTM dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A làm cơ sở cho việc phê duyệt dự án do Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức chiều 28/11, dù chủ đầu tư dự án đã bổ sung, làm rõ nhiều vấn đề trong bản ĐTM lần 3, nhưng các thành viên trong Hội đồng vẫn tỏ ra nghi ngại về những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường cũng như hệ sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên. Số phận dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A vẫn chưa được định đoạt.
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung - chuyên gia ngành lâm nghiệp, thành viên Hội đồng - cho rằng, đây là báo cáo ĐTM chi tiết nhất từ trước đến nay của chủ đầu tư, tuy nhiên còn một số vấn đề chưa rõ ràng. Thứ nhất, đường dây tải điện tại sao không nằm trong dự án, nó ảnh hưởng đến rừng như thế nào? Thứ hai, hệ thống vận hành liên hồ chứa sẽ như thế nào bởi dòng sông này có 13 nhà máy thủy điện, hồ trên xả mà hồ dưới không xả thì rất dễ vỡ đập, tính chất cắt lũ không còn nữa. Thủy điện 6, 6A hiện nay nằm trong danh sách vận hành liên hồ chưa? Chủ đầu tư xử lý vấn đề này ra sao? Ông Lung cũng bày tỏ quan điểm: Dự án có nhiều mặt lợi về hiệu quả kinh tế như sử dụng rất ít đất rừng (137ha, trong khi diện tích Vườn quốc gia Cát Tiên là 70.000ha, tức chỉ chiếm 0,02%), khu vực Bàu Sấu cách vị trí xây nhà máy 25km nên không ảnh hưởng nhiều, không phải di dân tái định cư, diện tích hồ tương đối nhỏ nên tác động của hồ lớn với môi trường là không cao...
Vận hành thủy điện đang là vấn đề nóng tại nhiều địa phương. (Ảnh minh họa)
TS Đào Trọng Tứ (Mạng lưới sông ngòi Việt Nam) lại bày tỏ băn khoăn về tính pháp lý và tác động môi trường của dự án. Ông Tứ nhấn mạnh, hiện vẫn chưa phân tích việc thuỷ điện Đồng Nai 6, 6A có phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành không. Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch sẽ có văn bản góp ý riêng về khía cạnh Luật Di sản, bởi Vườn quốc gia Cát Tiên đang trong quá trình được UNESCO xem xét công nhận làDi sản thiên nhiên thế giới.
Ở góc nhìn khác, TSTô Văn Trường - chuyên gia tài nguyên nước và môi trường, thành viên Hội đồng vấn đề của dự án Đồng Nai 6, 6A - cho rằng cần xem xét việc mất vĩnh viễn diện tích rừng và suy giảm đa dạng sinh học Vườn quốc gia Cát Tiên. Theo báo cáo, đối với Đồng Nai 6A, nếu lựa chọn phương án mực nước dâng 175m, diện tích khu bảo vệ nghiêm ngặt bị ngập là 25 ha. Đối với Đồng Nai 6, nếu lựa chọn phương án mực nước dâng 224m thì diện tích chiếm đất vĩnh viễn là hơn 170ha, trong đó có hơn 77ha thuộc rừng Quốc gia Nam Cát Tiên.
Tuy nhiên, trong báo cáo chưa tính đến diện tích đất dùng cho tuyến truyền tải điện, bao gồm cả hành lang an toàn, như vậy diện tích đất và rừng bị mất cũng sẽ không nhỏ. Căn cứ theo Luật Đa dạng sinh học, cả 2 dự án đều vi phạm vào khu bảo tồn thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên. Toàn bộ quá trình từ giai đoạn chuẩn bị, xây dựng và vận hành đều gây tác động vĩnh viễn đến việc mất tổng số gần 300 ha đất rừng. Cũng theo đánh giá của báo cáo thì khu vực này là một trong những khu vực hiếm hoi ở Đông Nam Bộ có tínhđa dạng sinh học cao, tồn tại nhiều loại động thực vật có tính bản địa, có giá trị kinh tếvà cần được bảo tồn vì có nguy cơ tuyệt chủng, thuộc những loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Theo ông Trường, báo cáo đề cập đến rất nhiều loại rủi ro và sự cố nhưng lại chưa nói tới những rủi ro hoặc lỗi kỹ thuật trong các khâu thiết kế, thi công. Báo cáo cũng cho rằng, trong trường hợp rủi ro, vỡ đồng thời 2 đập Đồng Nai 6, 6A thì mức độ, diện tích ngập ở phía hạ lưu được tính toán tương đương với trường hợp lũ năm 2000 và 2006. Như vậy chủ đầu tư phải có cam kết xây dựng kế hoạch ứng phó trong trường hợp sự cố xảy ra.
Ông Mai Thanh Dung - Cục trưởng Cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) - khẳng định, Hội đồng thẩm định mới chỉ họp kỹ thuật, chưa quyết định có phê duyệt ĐTM của dự án hay không. Chủ đầu tư phải tiếp tục hoàn thiện báo cáo, làm rõ các vấn đề mà các thành viên Hội đồng thắc mắc về các lỗ hổng trong báo cáo tác động môi trường. Ông Dung cũng khẳng định, việc có phê duyệt ĐTM hay không cần phải cân nhắc kỹ bởi đây là bài toán đánh đổi giữa hiệu quả kinh tế với tổn thất tài nguyên thiên nhiên và các giá trị di sản văn hóa do dự án nằm trong Vườn quốc gia Cát Tiên.
Trước đó, ngày 20/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã gửi công văn kiến nghị tới Thủ tướng, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát về cơ sở pháp lý, đồng thời tiến hành xem xét đánh giá tác động tới môi trường xã hội trước khi dự án được triển khai trong kỳ họp Quốc hội đang diễn ra tại Hà Nội.
Theo Dantri
Cứu sống gần 800 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh Ngày 27.11, Quỹ Bảo trợ trẻ em VN cho biết, chương trình "Vì trái tim trẻ thơ" đã phẫu thuật và cứu sống cho 788 em bị bệnh tim bẩm sinh, với tổng số tiền là 38,5 tỉ đồng. Chương trình Vì trái tim trẻ thơ đã phẫu thuật và cứu sống cho 788 em bị bệnh tim bẩm sinh. Nhờ đó, từ...