Bài văn của cô bé lớp 7 dành tặng các y bác sĩ Việt Nam trong mùa chống Covid-19
Lòng tin của em với các bác sĩ vô cùng mạnh mẽ, em tin rằng họ sẽ một lần nữa lập nên kì tích, một lần nữa đẩy lùi virus Covid-19 ra khỏi Việt Nam!
Trong mùa dịch cúm virus Covid-19 có lẽ vất vả, nhọc nhằn và áp lực nhất phải nói đến ngành y.
Bài văn như món quà tặng các y bác sĩ Việt Nam trong mùa dịch cúm (Ảnh do gia đình cung cấp)
Để phòng và kiểm soát căn bệnh khủng khiếp này, các y bác sĩ luôn là những người tiên phong đầu tiên và luôn bám trụ dai dẳng.
Có người quên ăn, quên ngủ, quên cả bản thân và gia đình với mục tiêu trước mắt không để dịch bệnh lây lan.
Ngoài việc kiểm soát tốt còn nghiên cứu để có những phương pháp điều trị tốt nhất cho những bệnh nhân chẳng may bị nhiễm.
Thế nhưng mấy ai có thể thấu hiểu được những vất vả, khó khăn này để đồng cảm và sẻ chia với họ?
Vậy mà, một cô bé học lớp 7 đã có những suy nghĩ khiến không ít người lớn phải giật mình vì sự vô tâm của mình.
Chị Đào Thị Hồng Thuận (Hà Nội) đã chia sẻ bài văn mà con chị (học sinh lớp 7) làm trong những ngày nghỉ học phòng chống dịch cúm đã làm chúng tôi khá bất ngờ.
Video đang HOT
Bất ngờ lớn nhất vì ở lứa tuổi ấy (mới hơn chục tuổi đầu) nhưng cô bé lại có sự hiểu biết khá rộng và sự đồng cảm lớn dành cho những y bác sĩ của chúng ta.
Đề bài: Em nghĩ gì về trình độ và bản lĩnh của các bác sĩ Việt Nam trước các dịch bệnh?
Bài viết như một món quà dành tặng những thầy thuốc nhân dân đang ngày đêm chiến đấu trên mặt trận chống dịch bệnh để đem lại cuộc sống bình yên cho bao người.
Có thể mọi người đã biết vào đầu năm Canh Tý 2020, người dân Trung Quốc và toàn thế giới đã phải đối mặt với một dịch bệnh vô cùng khủng khiếp mang tên “Corona” hay còn gọi là “Covid-19″
Tính đến ngày hôm nay tức mười lăm tháng hai đã có chính xác một nghìn năm trăm hai mươi sáu ca tử vong, sáu mươi bảy nghìn một trăm ca nhiễm trên toàn thế giới.
Đó thực sự là những con số đáng sợ mà chỉ cần nghe đến thôi cũng đã thấy rùng mình rồi.
Với tốc độ lây lan nhanh như vậy đương nhiên Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng không ít.
Tất cả các tỉnh đã có tổng cộng mười sáu ca xác định dương tính với virus Covid-19 nhưng may mắn thay đã có 7 bệnh nhân được chữa khỏi.
Từ đó, ta mới thấy được trình độ và tác phong làm việc vô cùng tuyệt vời của các bác sĩ Việt Nam khi phải đương đầu với dịch viêm phổi nguy hiểm có thể lây lan cho bất kỳ ai.
Họ hi sinh quyền lợi của mình trong mùa dịch, cả ngày mặc đồ bảo hộ chăm sóc bệnh nhân trong khu vực cách ly.
Thậm chí có những bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch còn chẳng có đủ thời gian ăn uống và nghỉ ngơi, đầu tóc rối bù, mặt in vết khẩu trang…
Dầu vậy họ vẫn không quản ngại nguy hiểm, dùng tất cả thời gian sức khoẻ và tâm huyết của mình để cứu giúp bệnh nhân và tuyên truyền những cách phòng dịch hiệu quả để cộng đồng tự bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân họ.
Chính lúc đó bộ trưởng bộ y tế Trần Thị Trung Chiến đã lập nên kì tích lớn khi chỉ đạo toàn ngành y tế xử lý thành công đại dịch SARS, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên dập được dịch SARS trên toàn thế giới. Cũng giống với corona, cách đây mười bảy năm đã có một dịch bệnh cướp đi tính mạng của bảy trăm bảy mươi tư người khiến toàn thế giới hoảng loạn mang tên SARS.
Tuy chúng ta chịu một tổn thất lớn khi bốn bác sĩ bệnh viện Việt Pháp đã bị nhiễm trong thời gian chống dịch nhưng những cố gắng và nỗ lực của họ không phải là vô ích khi dịch SARS đã được khống chế hoàn toàn tại Việt Nam.
Em thực sự ngưỡng mộ bản lĩnh và trình độ của các bác sĩ Việt Nam khi phải đương đầu với những hiểm hoạ loài người, họ không hề tỏ ra sợ hãi trước dịch bệnh và còn dũng cảm chiến đấu với nó.
Lòng tin của em với các bác sĩ vô cùng mạnh mẽ, em tin rằng họ sẽ một lần nữa lập nên kì tích, một lần nữa đẩy lùi virus Covid-19 ra khỏi Việt Nam!
Tác giả bài văn này cũng chính là cô bé học sinh có bài văn tả về bác bảo vệ (một thần tượng của mình) làm nhiều bạn đọc rơi nước mắt.
Chị Thuận (mẹ của cô bé) cho biết, thời gian này học sinh được nghỉ học ở trường nhưng cô bé vẫn học online và bài văn chính là bài tập giáo viên giao cho học sinh làm trong thời gian các em không đến lớp.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net.vn
Bác sĩ kể chuyện đương đầu với COVID-19 trên truyền hình
Trong chương trình, những câu chuyện sau gần một tháng đương đầu với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus COVID-19 sẽ được đề cập.
"Món quà vô giá" là chủ đề của chương trình Cất cánh tháng 2 được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 vào lúc 20 giờ 10 thứ Bảy hôm nay (15-2).
Chương trình có sự tham gia của các diễn giả, khách mời bình luận: Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, y tá Nguyễn Thị Mến, BV Việt Pháp, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.
BS Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, người đã trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân, các đồng nghiệp của mình trong dịch SARS năm 2003.
"Một đất nước khỏe mạnh không thể thiếu vai trò của ngành y, của các y bác sĩ đang ngày qua ngày chiến đấu với các chủng loại bệnh tật mà mức độ phức tạp, biến thể theo từng giây. Họ cũng là con người và cũng không thể nào miễn dịch 100% với bệnh tật nhưng trong những lúc khó khăn nhất, ngặt nghèo nhất của các bệnh dịch, họ luôn ở đó, nơi tuyến đầu, trở thành tấm khiên vững chắc cho nhân dân, vì một đất nước khỏe mạnh", ban tổ chức chương trình bày tỏ.
Tháng 2-2020, với những diễn biến khó lường dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus COVID-19 và do cả tình trạng FAKE NEWS (tin giả, tin nhảm), thông tin lộn xộn trên các MXH gây ra, nỗ lực của riêng các y bác sĩ thôi là chưa đủ, có một cuộc chiến khác trên môi trường Internet.
Cất cánh sẽ được truyền hình trực tiếp từ một trường quay không khán giả. Họ sẽ ở nhà, xem chương trình và tương tác trực tiếp thông qua các nền tảng số của Đài Truyền hình Việt Nam.
Trong chương trình, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, từ nơi tuyến đầu chống dịch sẽ đề cập đến những nỗ lực không mệt mỏi của các y bác sĩ, những áp lực và cả những động lực đối với công việc mà họ đang làm.
Bên cạnh đó còn có sự tham gia của BS Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, người đã trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân, các đồng nghiệp của mình trong dịch SARS năm 2003 và y tá Nguyễn Thị Mến, BV Việt Pháp, người được coi là bệnh nhân SARS nặng nhất ở Việt Nam và trên thế giới nhưng đã thoát chết thần kỳ trong dịch SARS lịch sử năm 2003.
Theo PLO
Văn Chấn chủ động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Trước những diễn biến phúc tạp và nguy hiểm của dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Covid-19 gây ra, huyện Văn Chấn đã chủ động triển khai các biên pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh có thể lây lan. Đã hai tuần nay, thực hiện chỉ đạo của ngành GD&ĐT, các đơn vị trường trên đại bàn huyện Văn Chấn đã...